Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Bị vết thương hở kiêng ăn gì để nhanh lành? Kiêng ăn bao lâu?

Cập nhật: 24/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Bị vết thương hở kiêng ăn gì? Khi có vết thương hở trên người, ngoài việc vệ sinh, chăm sóc thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong quá trình hồi phục. Ngoài ra, nếu sử dụng các thực phẩm không nên ăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến vết thương hở của bạn. Xem ngay Góc dinh dưỡng danh sách những món cần hạn chế và các thực phẩm được khuyến khích sử dụng để có chế độ ăn uống khoa học và phù hợp nhé!

Bị vết thương hở kiêng ăn gì?
Bị vết thương hở kiêng ăn gì?

Vết thương hở là gì? Các giai đoạn hồi phục

Vết thương hở là những tổn thương có thể thấy được bên ngoài da như da bị cắt, đâm thủng hoặc rách. Dấu hiệu dễ thấy nhất là tình trạng da sưng tấy, chảy máu hoặc đỏ, bầm, xung quanh vết thương. Bệnh nhân thường có cảm giác đau rát, khó chịu.

Nếu có vết thương hở nhỏ trên da, hầu hết mọi người chọn cách tự chăm sóc tại nhà. Với trường hợp vết thương lớn, tổn thương sâu trong da, chảy nhiều máu, cần phải đến cơ quan y tế để được xử lý vết thương đúng cách.

Vết thương hở có thể nhìn thấy ngoài da
Vết thương hở có thể nhìn thấy ngoài da

Thông thường, quá trình lành vết thương sẽ phải trải qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: lúc này các mạch máu thường thắt chặt để giảm mất máu, tiểu cầu được tập kết hình thành nên cục máu đông. Tế bào bạch cầu cũng di chuyển đến vị trí vết thương để tiêu diệt vi khuẩn và các loại dị nguyên khác.

Giai đoạn 2: các sợi protein, collagen bắt đầu phát triển, kích thích vết thương co và đóng miệng lại. Ở vị trí vết thương, các mạch máu nhỏ hình thành giúp cung cấp máu cho các tế bào da mới được sản sinh.

Giai đoạn 3: đây là giai đoạn tái tạo, cơ thể bổ sung collagen và tinh chỉnh để vết sẹo ở vùng bị thương mờ dần.

Theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết vết thương hở không nên ăn gì nhé!

Với những vết thương nhỏ bạn có thể tự xử lý tại nhà
Với những vết thương nhỏ bạn có thể tự xử lý tại nhà

Bị vết thương hở kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc chăm sóc vết thương, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cùng Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn tham khảo một số món cần hạn chế:

Kiêng ăn thịt chó

Có vết thương hở nên kiêng ăn gì? Câu trả lời là thịt chó. Trong thịt chó chứa rất nhiều đạm và năng lượng, chúng có thể gây sẹo lồi khiến da bị sần và cứng hơn. Trong giai đoạn này bạn nên hạn chế sử dụng các món ăn làm từ thịt chó.

Không nên ăn rau muống

Ăn rau muống có bị sẹo lồi không là thắc mắc khá phổ biến. Đây là loại rau quen thuộc trong mâm cơm Việt. Tuy nhiên rau có tính hàn, dễ tạo sẹo lồi. Ngoài ra, ăn rau muống còn kích thích sản sinh collagen, tạo nên một lượng da thường đùn lên khỏi bề mặt da gây mất thẩm mỹ.

Rau muống dễ gây sẹo lồi, không tốt cho người đang có vết thương hở
Rau muống dễ gây sẹo lồi, không tốt cho người đang có vết thương hở

Theo dõi: Bị vết thương hở ăn rau gì? Các loại rau hồi phục vết thương

Nên kiêng ăn thịt bò

Vết thương hở không nên ăn gì? Thịt bò chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, bởi vì có quá nhiều đạm nên món ăn này thường không được khuyến khích cho bệnh nhân đang có vết thương hở. Thịt bò có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm.

Bị vết thương hở kiêng ăn gì? Bạn cần hạn chế dùng thịt bò
Bị vết thương hở kiêng ăn gì? Bạn cần hạn chế dùng thịt bò

Kiêng ăn thịt gà và đồ nếp

Nhìn chung, các món ăn từ thịt gà, đồ nếp thường có tính nóng nên dễ gây ra kích ứng và cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nếu bạn vô tình gãi hoặc tác động lên vết thương sẽ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Do đó, nếu đang bị thương, bạn hãy tránh xa những món ăn này nhé!

Không được ăn hải sản, đồ tanh

Vết thương hở nên kiêng gì? Tôm cua, hải sản và những món tanh lươn,… thường chứa nhiều đạm nhưng lại dễ gây dị ứng, ngứa ngáy khó chịu. Bạn nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.

Gợi ý đọc: Lươn kỵ với rau củ gì?

Kiêng ăn trứng

Lên da non nên kiêng ăn gì? Ăn trứng có bị sẹo lồi không? Đây cũng là món ăn bạn cần kiêng cữ khi vết thương đang lên da non. Trứng chứa nhiều dưỡng chất sẽ đẩy nhanh quá trình tăng sinh các mô sợi, dễ dẫn đến sẹo lồi. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng ăn trứng sẽ khiến da xuất hiện các vết sẹo trắng khiến da loang lổ, mất thẩm mỹ.

Cử ăn bánh kẹo và đồ ngọt

Thức ăn chứa nhiều đường có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục vết thương, khiến vết thương lâu lành hơn. Thế nên bạn nên hạn chế sử dụng những loại bánh kẹo, thực phẩm chứa nhiều đường, nước ngọt, kẹo,…

Kiêng uống sữa tách kem

Sữa tách kem là thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin và đáp ứng quá trình viêm tự nhiên của cơ thể. Do đó, khi cơ thể có vết thương hở bạn nên hạn chế sử dụng sữa tách kem vì thành phần trong sữa tách kem sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo của vết thương, thậm chí nó còn khiến vết thương hình thành máu đông, gây thâm.

Nên hạn chế uống sữa tách béo khi cơ thể có vết thương hở
Nên hạn chế uống sữa tách béo khi cơ thể có vết thương hở

Nên kiêng ăn thịt hun khói và đồ ăn nhanh

Thịt hun khói cùng với những món ăn chế biến sẵn có thể làm hao hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu trong quá trình tái tạo tế bào. Do đó, nếu bạn muốn vết thương mau lành thì nên hạn chế ăn thịt hun khói, hay các thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ như: cá hộp, thịt hộp,…

Kiêng ăn gừng khi mới bị thương

Ngoài những thực phẩm nêu trên, thì ở giai đoạn đầu khi vừa bị thương bạn cũng không nên dùng gừng vì có thể cản trở quá trình đông máu, làm vết thương lâu lành lại dễ bị thâm kéo dài.

Bị vết thương hở ăn kiêng bao lâu?

Ngoài câu hỏi bị vết thương hở kiêng ăn gì để không bị sẹo, nhiều người cũng thắc mắc bị vết thương hở kiêng ăn bao lâu và những vấn đề cần lưu ý. Thực tế, danh sách kiêng cữ quá nhiều khiến bạn phải giảm một số thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày. Điều này khá bất tiện và gây khó khăn khi bạn xây dựng thực đơn. Mọi người luôn muốn rút ngắn thời gian kiêng cữ để ăn uống thoải mái như bình thường.

Thời gian kiêng ăn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương
Thời gian kiêng ăn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương

Thời gian kiêng cữ bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương cũng như cơ địa từng ngày. Những vết thương nhẹ bạn chỉ cần kiêng khoảng 5-6 ngày, với những vết thương lớn hơn hoặc vết mổ, phẫu thuật, nên kiêng ăn khoảng từ 1 đến 2 tháng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống.

Đột ngột cắt giảm nhiều món ăn quen thuộc dễ khiến bạn chán ăn hoặc bị thiếu chất. Do đó, bạn hãy cố gắng bổ sung dưỡng chất từ những thực phẩm an toàn, lành tính để vết thương hồi phục nhanh hơn nhé!

Cách chăm sóc vết thương hở tại nhà

Sau khi đã biết bị vết thương hở kiêng ăn gì, bạn nên tìm hiểu cách chăm sóc tại nhà sao cho an toàn, hiệu quả:

Xử lý vết thương đúng cách để không gây sẹo
Xử lý vết thương đúng cách để không gây sẹo

Rửa tay sạch trước khi xử lý vết thương: trước khi băng bó hay xử lý vết thương cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có sẵn bao tay cao su dùng một lần bạn nên sử dụng để hạn chế tiếp xúc với máu và dịch.

Cầm máu: dùng băng gạc hoặc vải sạch đắp lên vết thương để cầm máu, nên nâng vùng bị thương cao hơn tim để giảm áp lực máu tới khu vực này.

Vệ sinh và làm sạch vết thương: rửa vết thương bằng nước muối và dùng bông y tế hoặc khăn sạch lau lại nhẹ nhàng. Nếu vết thương sâu, nên đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được xử lý đúng chuyên môn.

Lưu ý, bạn không nên rửa vết thương hở bằng cồn hoặc oxy già vì chúng đồng thời có thể tiêu diệt cả vi khuẩn kỵ khí lẫn bạch cầu, tiểu cầu và các mô mới lành. Điều này vô tình khiến vết thương kéo dài và lâu hồi phục.

Làm sạch và băng bó vết thương cẩn thận, tránh nhiễm trùng
Làm sạch và băng bó vết thương cẩn thận, tránh nhiễm trùng

Bôi thuốc kháng sinh: bạn có thể thoa một lớp kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ mỏng lên da đối với những vết thương nhỏ. Tuy nhiên, một số loại thuốc mỡ có thể chứa thành phần gây phát ban nhẹ tùy vào cơ địa người dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy có triệu chứng bất thường.

Không nên rắc bột kháng sinh lên vết thương hở vì có thể gây dị ứng, sốc phản vệ, làm chậm quá trình lên da non. Bột kháng sinh tạo nên một lớp vỏ khô bên ngoài, cản trở các yếu tố bảo vệ cơ thể đi đến vết thương. Hơn nữa, sau vài giờ bột kháng sinh bị khô thì khả năng thẩm thấu vào mô không cao và không chống nhiễm khuẩn hiệu quả.

Băng bó vết thương: sau khi đã cầm máu, nên băng bó vết thương cẩn thận để bảo vệ vùng da này, nhưng không được buộc quá chặt sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Thay băng thường xuyên: thay băng thường xuyên mỗi ngày, ngoài ra khi nào thấy băng bị ướt hoặc bẩn bạn cũng nên thay ngay. Vệ sinh vết thương và bôi lại thuốc kháng sinh trong mỗi lần thay băng.

Thay băng thường xuyên để giữ vệ sinh cho vết thương
Thay băng thường xuyên để giữ vệ sinh cho vết thương

Theo dõi vết thương tránh nhiễm trùng: nếu tự chăm sóc vết thương tại nhà, bạn nên theo dõi thường xuyên. Nếu có các triệu chứng như vết thương sưng đỏ, lan rộng, đau nhức, có mủ hoặc bạn bị sốt thì cần đến bệnh viện để được thăm khám, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương:

  • Hạn chế để vết thương tiếp xúc với nước.
  • Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian thoa lên vùng da có vết thương hở.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn khi muốn dùng các loại kem bôi trị sẹo cho vết thương hở để hỗ trợ tốt nhất.
  • Không dùng tay gãi, cạo hay bóc vảy, cần để vết thương lành và bong vảy tự nhiên.
  • Không để vết thương tiếp xúc với bụi bẩn hoặc ánh nắng mặt trời.
  • Vào buổi tối khi đi ngủ bạn có thể tháo băng để vết thương được thông thoáng.

Tìm hiểu: Sau bị vết thương da sẽ mọc da non, vậy bao lâu da non hết đỏ?

Bị vết thương hở nên ăn gì nhanh lành?

Bài viết đã giải đáp câu hỏi bị vết thương hở không nên ăn gì, vậy đâu là những món nên bổ sung vào thực đơn? Theo các chuyên gia, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa đạm lành tính như thịt lợn nạc, sữa, các loại đậu… Chúng sẽ tạo ra năng lượng để hỗ trợ hình thành tế bào mới, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Ngoài ra, bạn cũng cần ăn thêm những món giàu sắt acid folic, vitamin B12… Có thể tìm thấy các chất này trong gan động vật hoặc những loại rau màu xanh đậm. Đây là nguyên liệu để cơ thể tạo máu, vận chuyển chất dinh dưỡng tới các mô bị tổn thương.

Ăn uống lành mạnh để vết thương hồi phục nhanh hơn
Ăn uống lành mạnh để vết thương hồi phục nhanh hơn

Tăng cường các loại rau quả chứa vitamin C, A, B, E… giúp hỗ trợ quá trình tái tạo mô mới. Đặc biệt, vitamin B có vai trò quan trọng, tăng cường sức đề kháng và chống lại các nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể tìm thấy các loại vitamin này trong nhiều loại quả như thanh long, đu đủ, quýt, cam, bưởi…

Sau khi biết được bị vết thương hở kiêng ăn gì, hy vọng bạn sẽ có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp và nhanh phục hồi hơn. Dù kiêng khem nhưng bạn cũng phải bổ sung dưỡng chất từ những thực phẩm thay thế khác để cơ thể không bị thiếu chất nhé!

839

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi