Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Xăm hồng nhũ hoa

Dr. Beauty Phun Hồng Nhũ Hoa

Cắt mí có được ăn dứa không? Nên ăn như thế nào đúng cách?

Cập nhật: 18/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Dứa là loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Chính vì vậy, có không ít chị em sau khi thẩm mỹ băn khoăn rằng cắt mí có được ăn dứa không. Cùng Kiến Thức Thẩm Mỹ Mắt giải đáp băn khoăn và lưu ý ăn dứa đúng cách cho người sau cắt mí dưới đây.

cắt mí có ăn dứa được không

Cắt mí có được ăn dứa không? Tại sao?

Trái dứa còn có nhiều tên gọi khác như: Trái thơm, khóm, huyền nương… Đây là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon, thanh mát cung cấp nhiều dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài ra, loại trái này cũng có thể sử dụng theo nhiều kiểu khác nhau nên rất được yêu thích. Chính vì vậy mà chị em có không ít băn khoăn sau cắt mí có được ăn dứa không trên các diễn đàn làm đẹp.

Các chuyên gia cho rằng, sau phẫu thuật cắt mí mắt bạn hoàn toàn có thể ăn dứa để bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp rút ngắn thời gian lành thương và cho kết quả nếp gấp mí mắt rõ nét như mong đợi.

Trong các thành phần của dứa có chứa hàm lượng lớn Bromelain có khả năng làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, giảm sưng đau, viêm nhiễm cho vết thương. Đồng thời, trái dứa còn chứa hàm lượng vitamin C cao có khả năng tăng cường sức đề kháng, cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Chính vì vậy, sau khi cắt mí, bạn hoàn toàn có thể bổ sung dứa cho cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ vết thương mau lành và cải thiện tính thẩm mỹ của nếp gấp mí mắt. Tuy nhiên, khi bổ sung dứa cần nắm vững các nguyên tắc an toàn để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Sau khi cắt mí nên bổ sung dinh dưỡng từ dứa cho cơ thể hồi phục
Sau khi cắt mí nên bổ sung dinh dưỡng từ dứa cho cơ thể hồi phục

Những lợi ích dinh dưỡng dứa mang lại cho cơ thể

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được băn khoăn cắt mí có được ăn dứa không rồi. Có thể sử dụng dứa cho người sau phẫu thuật cắt mí là do hàm lượng dinh dưỡng vượt trội cùng độ lành tính của loại trái cây này. Trong dứa có nhiều dưỡng chất như: Chất xơ, chất béo, chất đạm, các loại vitamin nhóm B, vitamin C cùng nhiều khoáng chất vi lượng thiết yếu như: Sắt, canxi, magie, kali, kẽm, photpho…

Dứa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cực kỳ tốt cho sức khỏe
Dứa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao cực kỳ tốt cho sức khỏe

Một số lợi ích mà dứa mang đến cho cơ thể như:

  • Kho tàng vitamin C trong dứa có khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhờ đó mà hệ miễn dịch sẽ khỏe mạnh hơn.
  • Các hoạt chất chống oxy hóa lành mạnh có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các căn bệnh như: Tiểu đường, tim mạch…
  • Dứa giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhở các nhóm enzyme Bromelain có chức năng phá vỡ các phân tử protein giúp dinh dưỡng dễ dàng hấp thu vào ruột non.
  • Tăng cường hệ miễn dịch và ức chế viêm nhiễm, trên vết thương bởi hàm lượng khoáng chất, vitamin và enzyme có trong dứa dồi dào. Đối với những người đang có vết thương hở cần hồi phục thì đây chính là lợi ích vô cùng tuyệt vời.
  • Giúp vết thương phục hồi nhanh chóng bởi khả năng giảm sưng, giảm viêm và giảm bầm tím thường xảy ra sau cắt mí. Nếu bạn biết cách kết hợp cùng những bài tập thể dục nhẹ nhàng thì chắc chắn cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.

Tham khảo: Nên thực hiện cắt mí mắt ở đâu đẹp và an toàn nhất?

Nên ăn dứa như thế nào đúng cách sau cắt mí?

Mặc dù sau khi cắt mí bạn nên bổ sung thêm dứa để tăng sức đề kháng giúp vết thương nhanh lành hơn. Tuy nhiên, việc bổ sung dứa cần đảm bảo đúng liều lượng và ăn đúng cách để tránh độc tố và giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.

Loại dứa nên ăn?

Đối với những người sau phẫu thuật cắt mí mắt, cơ thể đang còn khá nhạy cảm thì bạn chỉ nên ăn những loại dứa đã chín. Bởi những trái dứa xanh chứa chất độc hại vô cùng nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy nặng hoặc nôn mửa.

Nên ăn dứa đã chín cây và không bị dập nát
Nên ăn dứa đã chín cây và không bị dập nát

Bên cạnh đó, dứa là loại cây bụi mọc sát đất, có vỏ bên ngoài khá xù xì nên thường là nơi trú ngụ của nhiều loại nấm. Do đó, bạn tuyệt đối không nên sử dụng dứa đã bị dập náp bởi dịch trong dứa tiết ra có thể khiến nấm phát triển, xâm nhập sâu vào thịt dứa và gây ngộ độc cho người sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn lõi dứa quá nhiều bởi chúng có thể hình thành nên những búi chất xơ trong đường ruột gây khó tiêu hóa cho cơ thể.

Thời điểm và tần suất sử dụng dứa

Dứa là loại trái cây khá nhiều nước và chứa nhiều acid. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn dứa khi đói bởi chúng có thể khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, nôn nao do các acid hữu cơ và Bromelin tác động trực tiếp vào dạ dày, ruột non.

Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 miếng dứa trong 1 tuần là tốt nhất. Bên cạnh dứa, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều loại trái cây khác để đa dạng nguồn vitamin, khoáng chất cho cơ thể hoạt động tốt hơn.

Không nên ăn dứa lúc đang đói để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày
Không nên ăn dứa lúc đang đói để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày

Cách chế biến dứa cho người sau cắt mí

Phần vỏ và gai dứa có chứa rất nhiều chất độc, do đó để sử dụng dứa cần chế biến đúng cách, đặc biệt là những người sau thẩm mỹ mắt. Bạn có thể ăn dứa trực tiếp hoặc nấu chín dứa cùng các món ăn khác. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm dưới đây trong cách chế biến:

  • Nếu ăn dứa trực tiếp nên chọn trái dứa chín, gọt kỹ vỏ và mắt dứa. Sau đó cắt dứa thành từng miếng nhỏ và ngâm cùng nước muối loãng trong 10 phút. Mục đích của việc làm này nhằm phần giải protein có trong dưới giúp khi ăn không bị rát lưỡi. Đồng thời, nước muối còn giúp giảm niêm mạc lưỡi cho vị dứa thơm, ngọt hơn.
  • Đối với những người thích ăn dứa dạng nấu chín thì cần gọt vỏ kỹ, rửa sạch bằng nước muối loãng. Khi xào nấu với lửa hoặc tác động của nhiệt sẽ giúp giảm bớt khả năng gây dị ứng của dứa. Cách làm này rất thích hợp cho những người đang mệt mỏi, dễ bị kích ứng mà muốn bổ sung dinh dưỡng từ dứa.
Nên chế biến dứa đúng cách để tránh gây dị ứng và ngộ độc khi sử dụng
Nên chế biến dứa đúng cách để tránh gây dị ứng và ngộ độc khi sử dụng

Những loại trái cây nên tăng cường bổ sung sau cắt mí

Ngoài băn khoăn cắt mí có được ăn dứa không, những loại trái cây nên bổ sung sau cắt mí cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là gợi ý một số loại trái cây thơm ngon, dinh dưỡng nên bổ sung sau khi cắt mí:

  • Trái cây thuộc họ cam: Cam, quýt, bưởi, chanh… là những loại trái cây giàu vitamin C cực kỳ tốt cho những người có vết thương hở sau phẫu thuật.
  • Trái dâu tây: Trong dâu tây có chứa hàm lượng vitamin a rất lớn có khả năng giảm sưng, giảm viêm cho vết thương nhanh lành và cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Nho: Là một trong số những loại quả mọng chứa nhiều vitamin A. vitamin C và các khoáng chất cùng yếu tố vi lượng thiết yếu… Những thành phần này giúp quá trình đông máu của vết thương diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Trái lựu: Các dưỡng chất quan trọng có trong lựu như: Protein, vitamin C, vitamin K,.. có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm, vi khuẩn và nấm có hại xâm nhập vào vết thương.
  • Trái việt quất: Chứa hàm lượng chất chống oxy hóa có khả năng cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng, stress hiệu quả. Nhờ vậy mà giúp cơ thể thoải mái, quá trình phục hồi sau cắt mí diễn ra nhanh chóng hơn.
Bổ sung các loại trái cây có lợi cho cơ thể phục hồi sau cắt mí
Bổ sung các loại trái cây có lợi cho cơ thể phục hồi sau cắt mí

Trên đây là những chia sẻ giải đáp băn khoăn cắt mí có được ăn dứa không. Hy vọng sẽ giúp bạn có được chế độ chăm sóc mí mắt sau thẩm mỹ an toàn nhất. Nếu còn tìm hiểu một số câu hỏi khác như: Cắt mí có được ăn sữa chua không, cắt mí kiêng rượu bia bao lâu, cắt mí ăn mắm tôm được không hay cắt mí mắt có được ăn chuối không, đừng quên liên hệ qua hotline 1800 3333 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Có thể bạn quan tâm: Cắt mí kiêng ăn gì?

286

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

    Mã code:

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận voucher