Edit Content

HỆ THỐNG LÀM ĐẸP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng và những cách xử lý an toàn

Cập nhật: 26/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nếu như không xử lý vết thương hở kịp thời thì sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử mô, nhiễm khuẩn huyết, vết thương để lại sẹo xấu. Do đó, các bạn cần vệ sinh, sát khuẩn vết thương hoặc đến ngay bệnh viện nếu vết thương viêm nhiễm quá nặng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin này một cách cụ thể.

Những cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng đơn giản nhất
Những cách nhận biết và xử lý vết thương bị nhiễm trùng đơn giản nhất

Những dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Khi vết thương hở bị vi khuẩn xâm nhập thì sẽ gây ra tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Sau đây là một số dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng, mời các bạn cùng tham khảo:

Đau nhức liên tục

Vết thương sẽ gây đau nhức trong 3 ngày đầu sau khi bị thương rồi giảm dần vào những ngày tiếp theo. Nếu như những cơn đau nhức kéo dài liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm thì chứng tỏ vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng. Lúc này, các bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám, xử lý kịp thời, tránh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

Sốt

Bên cạnh những cơn đau nhức nhối ở vùng mô bị thương, các bạn cũng có thể sốt cao trên 38 độ C khi vết thương bị nhiễm trùng. Do đó, các bạn không nên chủ quan khi bị thương mà nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình để có phương pháp điều trị kịp thời.

Các bạn sẽ sốt cao khi vết thương nhiễm trùng
Các bạn sẽ sốt cao khi vết thương nhiễm trùng

Vết thương sưng đau, nóng đỏ

Vết thương sưng đau, nóng đỏ chính là một trong những dấu hiệu cho thấy vết thương bị nhiễm trùng vì lúc này cơ thể đang phải “chiến đấu” với một lượng vi khuẩn tấn công ồ ạt. Nếu như cơ thể không có đủ sức đề kháng thì vết thương sẽ bị nhiễm trùng, gây ra nhiều biến chứng tại chỗ.

Vết thương chảy dịch

Vết thương chảy dịch là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng, đặc biệt là khi vết thương sẽ chảy rất nhiều dịch có màu sắc bất thường hoặc có màu đậm hơn dịch thông thường. Chính vì thế, các bạn nên sát khuẩn vết thương ngay sau khi bị thương để tiêu diệt những vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương.

Cơ thể mệt mỏi

Khi vết thương bị nhiễm trùng, các bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi, kiệt sức, không có cảm giác thèm ăn. Bởi lẽ, lúc này, cơ thể đang phải chống chọi với hàng loạt vi khuẩn xâm nhập.

Nguyên nhân bị nhiễm trùng vết thương

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng vết thương bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, yếu tố chính khiến vết thương bị nhiễm trùng là do vi khuẩn xâm nhập. Các loại vi khuẩn có thể xuất hiện ở da hoặc từ các bộ phận khác trên cơ thể hoặc từ môi trường xâm nhập. Trong số đó, loại vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương phổ biến nhất là: staphylococcus Aureus.

Vết thương bị nhiễm trùng do sự xuất hiện của vi khuẩn
Vết thương bị nhiễm trùng do sự xuất hiện của vi khuẩn

Ngoài ra, khi có vết thương hở, nếu chăm sóc không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trên vết thương. Một số yếu tố khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng có thể kể đến như:

  • Vết thương bị thủng sâu nghiêm trọng, vết rách phức tạp có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Những vết thương do động vật gây ra có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách.
  • Các loại vết thương kéo dài do bệnh lý trong cơ thể như: Đái tháo đường, béo phì, suy yếu hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng…

Vết thương bị nhiễm trùng nguy hiểm như thế nào?

Nếu như không xử lý kịp thời thì tình trạng nhiễm trùng của vết thương có thể chuyển biến rất nặng, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe và cơ thể của người bệnh.

  • Nhiễm khuẩn huyết: Khi vết thương bị nhiễm trùng ở mức độ quá nặng thì có thể gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết, thậm chí là có nguy cơ tử vong cao.
Nhiễm khuẩn máu là biến chứng rất nặng của vết thương nhiễm trùng
Nhiễm khuẩn máu là biến chứng rất nặng của vết thương nhiễm trùng
  • Viêm cân mạc hoại tử: Viêm cân mạc hoại tử là biến chứng nặng của tình trạng nhiễm trùng, gây ra những cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
  • Viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào gây ra tình trạng vết thương bị viêm sưng, đau nhức liên tục, đặc biệt là có thể bị sưng hạch bạch huyết nếu như vết thương nhiễm trùng quá nặng.
  • Vết thương để lại sẹo xấu: Vì gây ra những tổn thương sâu bên trong các mô tế bào nên sẽ tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại khi vết thương nhiễm trùng.
  • Vết thương chậm lành hơn: Vết thương sẽ chậm lành hơn khi vi khuẩn tấn công quá nhiều, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng nhiễm trùng của vết thương

Sau khi đã được giải đáp về những dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng, các bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây để xử lý, điều trị kịp thời khi vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng:

Vệ sinh tay sạch sẽ

Trước khi tiến hành xử lý vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng rồi đeo găng tay y tế để tránh tình trạng vi khuẩn từ tay xâm nhập vào bên trong vết thương, gây ra tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Nên đeo găng tay y tế trong quá trình sát khuẩn vết thương
Nên đeo găng tay y tế trong quá trình sát khuẩn vết thương

Loại bỏ mủ, mô hoại tử

Mủ và mô hoại tử chính là ổ chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng, hoại tử vết thương, khiến vết thương chậm lành, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, các bạn nên loại bỏ mủ và mô hoại tử bằng cách rạch rộng vết thương ra để nặn hết dịch mủ còn tụ dưới miệng của vết thương, tránh tình trạng vi khuẩn lan rộng sang những vùng khác.

Trong trường hợp phần hoại tử đã lan quá rộng và sâu bên trong các mô thì các bạn nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ can thiệp biện pháp phẫu thuật.

Sát trùng vết thương

Sau khi loại bỏ mủ và mô hoại tử, các bạn hãy sử dụng gạc có tẩm dung dịch sát khuẩn để lau vùng vết thương nhằm loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn, các tác nhân độc hại. Những dung dịch vi khuẩn mà các bạn có thể sử dụng là: dung dịch Betadine, Povidone, Dizigone, nước muối sinh lý,…

Băng bó vết thương

Khi đã sát khuẩn vết thương xong, các bạn hãy băng bó vết thương để bảo vệ vết thương tránh khỏi những tác nhân từ môi trường và giúp vết thương khô thoáng hơn. Mỗi ngày, các bạn hãy thực hiện cả 3 bước nặn mủ, sát khuẩn và thay băng để đảm bảo vết thương luôn khô ráo, sạch sẽ, giúp hồi phục nhanh hơn.

Thay băng y tế thường xuyên để vết thương không bị viêm nhiễm
Thay băng y tế thường xuyên để vết thương không bị viêm nhiễm

Tham khảo: Có nên bịt kín vết thương hở không?

Thoa kem tái tạo da

Khi vết thương khô hẳn, các bạn hãy thoa kem, serum tái tạo da để cung cấp thêm dưỡng chất và giúp vết thương lên da non nhanh hơn. Nếu như vết thương tổn thương quá nghiêm trọng thì các bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ lập phác đồ điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Bên cạnh việc thoa kem tái tạo da, các bạn cũng nên sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm tùy theo mức độ viêm nhiễm của vết thương. Tuy nhiên, các bạn nên đến ngay bệnh viện để tham khảo ý kiến của bác sĩ để không gặp tác dụng phụ.

Ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất

Để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, các bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất và tránh xa những thực phẩm có khả năng gây kích ứng như thịt bò, hải sản, thịt gà, chất kích thích, đồ nếp,…

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên uống đủ 2-3 lít nước lọc/ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp vết thương nhanh lành hơn.

Nên kiêng hải sản, rau muống, thịt gà, trứng gà khi da có vết thương
Nên kiêng hải sản, rau muống, thịt gà, trứng gà khi da có vết thương

Tìm hiểu: Bị vết thương hở kiêng ăn gì để nhanh lành?

Theo dõi tình trạng vết thương thường xuyên

Khi làn da có vết thương hở, các bạn nên theo dõi tình trạng vết thương thường xuyên để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường. Trong trường hợp vết thương viêm nhiễm quá nặng thì các bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Không rắc bột kháng sinh lên vết thương hở

Nhiều người thường có thói quen rắc bột kháng sinh lên vết thương hở nhưng đây không phải là một cách xử lý vết thương đúng cách, có thể khiến vết thương lâu khỏi và chậm lên da non.

Để khắc phục tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, các bạn cần tìm hiểu cách xử lý, sát khuẩn vết thương đúng cách và nên đến ngay bệnh viện để thăm khám trong trường hợp vết thương viêm nhiễm quá nặng, chảy nhiều dịch. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học và hạn chế vận động mạnh trong thời gian cơ thể có vết thương hở.

65

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

0 / 5. - 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá

tái định vị thương hiệu

Bình luận website

0 bình luận

    Dịch vụ nổi bật

    Bài viết mới nhất

    booking

    LIÊN HỆ HOTLINE

    1800 3333

    Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

    hotline

    ĐẶT LỊCH HẸN

    NHẬN ƯU ĐÃI

    Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng

    TẢI NHANH APP SEOULSPA

    NHẬN NGAY 200K VÀO TÀI KHOẢN

    THẨM MỸ VIỆN SEOUL SPA - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    TMV SeoulSpa.vn khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam với hơn 50 chi nhánh trên toàn quốc. Với sự đầu tư tráng lệ về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực giỏi nhất thị trường, TMV SeoulSpa.vn tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1800 3333
    Đặt lịch
    Tư vấn