Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Học Viện Khác Gì Với Đại Học? Cái Nào Cao Hơn?

Cập nhật: 10/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Hiện nay có nhiều tổ chức giáo dục khác nhau tồn tại khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Trong số đó băn khoăn Học viện khác gì với Đại học luôn là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ khi vừa học xong cấp 3 và đứng trước sự lựa chọn ngành học. Cùng Đào tạo – Hướng nghiệp tìm hiểu sự khác biệt giữa Học viện và Đại học cũng như tham khảo nên học Học viện hay Đại học.

Tìm hiểu về Học viện và Đại học

Trước khi hiểu rõ được Học viện khác gì với Đại học thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm của hai tổ chức giáo dục này.

Học viện là gì?

Học viện có tên tiếng anh là Academy – Là một tổ chức giáo dục chuyên về nghiên cứu bất cứ một lĩnh vực văn hóa – xã hội nào đó nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Học viện có cấp bậc cao hơn giáo dục trung học phổ thông.

Học viện là tổ chức giáo dục đào tạo chuyên biệt về một lĩnh vực
Học viện là tổ chức giáo dục đào tạo chuyên biệt về một lĩnh vực

Các Học viện sẽ chuyên nghiên cứu kiến thức về một lĩnh vực chuyên biệt, có thể là Báo chí; Quân sự; Nghệ thuật… Các tổ chức Học viện sẽ tập trung đào tạo học viên thực sự có năng lực chuyên về một lĩnh vực để áp dụng kiến thức vào thực tế sau này.

Ví dụ: Học viện Quân sự sẽ là tổ chức giáo dục giúp học viên nghiên cứu chuyên sâu riêng về lĩnh vực quân sự. Học viện Nghệ thuật sẽ là nơi học viên được tập trung nghiên cứu và phát triển đam mê nghệ thuật của mình. Học viện đào tạo thẩm mỹ sẽ là nơi giúp bạn tiếp cận với các phương pháp làm đẹp cũng như một số ngành nghề spa, nghề chăm sóc sắc đẹp hot nhất hiện nay.

Đại học là gì?

Đại học tên tiếng anh là University – Là cơ sở giáo dục Đại học cao hơn Trung học phổ thông bao gồm tổ hợp các trường Đại học, các viện nghiên cứu khoa học có nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Đại học được tổ chức theo 2 cấp độ là: Đào tạo chính quy và Đào tạo từ xa.

Đại học là tổ chức giáo dục đào tạo nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau
Đại học là tổ chức giáo dục đào tạo nhiều chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau

Các trường Đại học sẽ đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực nhằm thực hiện đa dạng các mục tiêu, sứ mệnh. Ví dụ hiện nay mô hình giáo dục Đại học của Việt Nam sẽ có hai loại là: Đại học tổng hợp và trường đại học Bách khoa.

Các trường Đại học tổng hợp thường sẽ tập trung vào khối ngành nhân văn, khoa học cơ bản. Trường Đại học Bách Khoa sẽ tập trung vào các ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên.

Học viện khác gì với Đại học?

Từ những chia sẻ trên có thể thấy Đại học và Học Viện có nhiều điểm khác nhau. Tham khảo bảng sau đây để phân biệt rõ Học viện khác gì với Đại học:

Tiêu chí so sánh Học viện Đại học
Mục đích Đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu Đào tạo đa dạng, cung cấp kiến thức tổng quát
Thời gian đào tạo Từ 5 năm trở lên. Yêu cầu đào tạo 4 năm, năm cuối sẽ thực tập tại các doanh nghiệp.
Chương trình học Chuyên sâu, thiên về lý thuyết Đa dạng, kết hợp lý thuyết và thực hành
Đối tượng tuyển sinh Tuyển sinh học sinh có năng khiếu và đam mê với lĩnh vực chuyên môn. Tuyển sinh học sinh có đủ điều kiện theo quy định của trường.
Bằng cấp Cấp bằng trong lĩnh vực đào tạo Cấp bằng trong nhiều lĩnh vực
Cơ hội việc làm Cơ quan nhà nước, tổ chức chuyên ngành, nghiên cứu khoa học Đa dạng, phù hợp năng lực và sở thích

Bảng so sánh sự khác nhau giữa Học viện và Đại học

Tóm lại, cả học viện và đại học đều là những cơ sở giáo dục đại học, tuy nhiên có những điểm khác biệt về mục đích đào tạo, chương trình học, quy mô, cơ sở vật chất và bằng cấp. Lựa chọn học viện hay đại học phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp và sở thích của mỗi người.

Lưu ý:

  • Một số trường hợp, học viện và đại học có thể có những điểm tương đồng về chương trình đào tạo và bằng cấp.
  • Việc phân biệt học viện và đại học không mang tính chất rạch ròi, mà cần dựa vào đặc điểm cụ thể của từng trường.

Đại học và Học viện cái nào cao hơn?

Dựa trên tính chất và quy mô đào tạo của Hệ thống giáo dục Việt Nam, các cấp bậc giáo dục được phân từ bé đến lớn như sau: Trung cấp => Cao Đẳng => Đại học => Học viện. Từ phân cấp này có thể thấy cấp bậc giáo dục học viện cao hơn đại học.

Học viện là cấp bậc giáo dục đào tạo cao nhất ở Việt Nam
Học viện là cấp bậc giáo dục đào tạo cao nhất ở Việt Nam

Mặc dù Học viện có nhiều điểm khác so với Đại học nhưng cả 2 tổ chức giáo dục này đều có điểm giống nhau là yêu cầu bạn phải hoàn thành tốt nghiệp cấp 3 mới có thể tham gia kỳ thi. Sau khi ra trường, bằng cấp của Đại học và Học viện đều giống nhau. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân đối với khối ngành xã hội hoặc kỹ sư đối với khối ngành kỹ thuật.

Có thể chắc chắn một điều rằng, điều chính yếu trong giáo dục là kiến thức mà sinh viên nhận được chứ không phải hình thức. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng không có sự khác biệt về chất lượng giáo dục cũng như uy tín bằng cấp của 2 tổ chức giáo dục Học viện và Đại Học.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng không quan tâm bạn đã học ở đâu. Họ chỉ quan tâm tới độ hiểu biết, kỹ năng chuyên môn của bạn mà thôi. Do đó, dù chọn Học viện hay Đại học, bạn hãy tích lũy kiến thức, không ngừng trau dồi học hỏi, nâng cao năng lực để thành công hơn trong tương lai với định hướng nghề nghiệp bạn lựa chọn.

Nên học Học viện hay Đại học?

Nếu bạn muốn nghiên cứu và phát triển chuyên sâu về một lĩnh vực yêu thích của mình thì hãy lựa chọn Học Viện. Trường hợp bạn muốn rèn luyện kỹ năng chuyên môn và cả thực tế để sau này lựa chọn công việc phù hợp thì hãy học Đại Học.

Hiểu được những áp lực khi chọn trường của các bạn sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông. Bài viết sẽ giúp bạn tìm kiếm được hệ đào tạo phù hợp với nhu cầu của bạn dựa trên 2 cách dưới đây.

Nên lựa chọn Học viện hay Đại học phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi người
Nên lựa chọn Học viện hay Đại học phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của mỗi người

Nên lựa chọn Đại học khi nào?

Bạn hãy lựa chọn học Đại học khi muốn tích lũy cả kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tế. Bởi các trường Đại học bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng chuyên môn còn có những khóa học thực hành. Chương trình đào tạo cũng sẽ kết hợp song song giữa chuyên môn và thực hành, giúp sinh viên có nền tảng kiến thức, kinh nghiệm vững vàng sau khi ra trường.

Khi nào nên học Học viện?

Nếu bạn giỏi về một lĩnh vực nào đó và muốn đầu tư nhiều thời gian vào đào tạo, học hỏi, nghiên cứu sâu thì Học viện sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Tại các Học viện, bạn có thể tìm hiểu chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên việt như: Báo chí, Ngoại giao, Nghệ thuật, Quân sự….

Trong suốt quá trình học tập, bạn sẽ tìm hiểu và lựa chọn phát triển sở thích của mình phù hợp mà không bị giới hạn bởi các khuôn khổ truyền thống như ở Đại Học.

Tuy nhiên, các kiến thức ở Học viện cung cấp thường khá nhiều nên khó áp dụng vào thực tế. Do đó, khi lựa chọn Học Viện, bạn hãy tăng cường rèn luyện thêm các kỹ năng mềm khác để thuận lợi cho sự phát triển sau này.

Tổng hợp các Học viện ở Việt Nam uy tín nhất hiện nay

Trường Đại học có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, các Học viện đào tạo chuyên sâu thì không phải ai cũng biết. Để giúp bạn đọc dễ nhận diện, bài viết sẽ tổng hợp các Học viện ở Việt Nam uy tín nhất hiện nay dưới đây:

  • Học viện Hành Chính Quốc gia: Là tổ chức trực thuộc Bộ Nội vụ thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về hành chính, lãnh đạo, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực Hành chính và quản lý Nhà nước.
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: Trước đây là Nhạc viện Hà Hội có chức năng chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu cả nước.
Học viện Âm nhạc là nơi đào tạo chuyên về lĩnh vực âm nhạc
Học viện Âm nhạc là nơi đào tạo chuyên về lĩnh vực âm nhạc
  • Học viện Kỹ thuật Quân Sự: Là Tổ chức giáo dục đào tạo, nghiên cứu – ứng dụng chuyên gia khoa học kỹ thuật và công nghệ cho quân đội và Nhà nước. Đồng thời, học viện còn nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự, kết hợp ứng dụng, chuyển giao công nghệ và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
  • Học viện Hàng không Việt Nam: Là trường học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam chuyên đào tạo chuyên ngành thuộc hàng không dân dụng như: Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông; Quản trị kinh doanh; Quản lý điều hành bay; Kỹ thuật máy bay; Đào tạo phi công…
  • Học viện Ngoại giao Việt Nam: Là tổ chức trực thuộc Bộ ngoại giao chuyên đào tạo, nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại ở Việt Nam. Đây là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, cán bộ công tác đối ngoại của các cơ quan…
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Là trường học trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia chuyên đào tạo, nghiên cứu văn hóa, cơ quan báo chí, xuất bản…
Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuyên đào tạo, nghiên cứu văn hóa, báo chí
Học viện Báo chí và Tuyên truyền chuyên đào tạo, nghiên cứu văn hóa, báo chí
  • Học viện Cảnh sát nhân dân: Là trường đào tạo hàng đầu của ngành Công an nhân dân Việt Nam, chuyên đào tạo những sĩ quan cảnh sát có trình độ Đại học và sau đại học cho lực lượng cảnh sát.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Là nơi Đào tạo lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Học viện Ngân Hàng: Chuyên đào tạo về lĩnh vực tiền tệ – tín dụng – ngân hàng và một số chuyên ngành liên quan.
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Là học viện chuyên ngành đứng đầu đào tạo nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp tại miền Bắc Việt Nam.

Trên đây là những chia sẻ giải đáp băn khoăn Học viện khác gì với Đại học cũng như nên lựa chọn Học viện hay Đại học. Seoul Spa hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được hai tổ chức giáo dục cao tại Việt Nam hiện nay và lựa chọn được môi trường đào tạo phù hợp với mình nhất.

Đọc thêm:

758

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 3

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi