Kinh doanh spa nhỏ tại nhà đang là xu hướng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, với những người vừa mới khởi nghiệp kinh doanh sẽ gặp không ít khó khăn và rủi ro. Bỏ túi một số kinh nghiệm mở spa tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình khởi nghiệp!
Không phải ngẫu nhiên mà ngày càng có nhiều người lựa chọn mở spa tại nhà thay vì đi làm việc tại những thẩm mỹ viện hay trung tâm lớn. Gần đây, mọi người ngày càng chú trọng đến việc làm đẹp cũng như chăm sóc ngoại hình. Các spa tại nhà quy mô nhỏ mang đến nhiều lợi thế về chi phí, sự tiện lợi và phù hợp với thói quen sử dụng dịch vụ làm đẹp của người Việt.
Với những người chưa từng kinh doanh hoặc chưa có kinh nghiệm mở tiệm thì việc lựa chọn mở spa tại nhà khá an toàn. Bạn có thể tận dụng không gian nhà riêng, không tốn nhiều chi phí cho mặt bằng hoặc nhân sự, thiết kế. Một không gian spa nhỏ nhắn lại phù hợp với nhu cầu và túi tiện của hầu hết chị em. So với các spa lớn, việc mở spa tại nhà sẽ có những ưu thế như sau:
Đây là ưu điểm nổi bật và dễ thấy nhất khi bạn mở spa bình dân hoặc spa nhỏ tại nhà. Với mô hình này, bạn không cần đầu tư quá nhiều cho cơ sở vật chất hay máy móc. Chi phí thuê mặt bằng cũng được tiết kiệm kha khá. Với những người lần đầu kinh doanh, nên bắt đầu với quy mô nhỏ sẽ hạn chế được nhiều rủi ro.
Rất nhiều người lựa chọn làm nhân viên tại các spa lớn một thời gian để học hỏi kinh nghiệm mở spa tại nhà sau đó tự chuyển ra kinh doanh riêng. Ngoài những yếu tố về thu nhập, tiềm năng phát triển thì việc mở spa tại nhà giúp bạn chủ động thời gian và làm chủ được công việc kinh doanh của mình.
Đối với chị em, ngoài công việc chính hầu hết mọi người còn phải chăm sóc gia đình, con cái. Khi tự mở spa, bạn có thể chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian và quan trọng nhất là có quyền quyết định công việc theo hướng mình muốn. Tự kinh doanh đồng nghĩa với việc trách nhiệm nặng nề hơn, phải bao quát nhiều công việc hơn nhưng bù lại bạn sẽ có nhiều quyền hạn và không gian phát triển.
Dù có rất nhiều spa và thẩm mỹ viện quy mô lớn được mở ra, nhưng những spa nhỏ tại Việt Nam vẫn luôn có chỗ đứng riêng. Khách hàng đến đây sẽ nhận được lợi thế về giá cả, sự tiện lợi, thân thiện, đôi khi sẽ được chăm sóc chu đáo hơn vì ở đây không quá đông khách như những spa lớn.
Nếu chỉ sử dụng những dịch vụ cơ bản như gội đầu, làm móng, chăm sóc da, massage… hầu hết mọi người sẽ chọn spa nhỏ gần nhà để tiết kiệm thời gian. Các cơ sở này thường khá kín đáo, yên tĩnh tạo cảm giác riêng tư. Khi bạn cung cấp dịch vụ tốt có thể nhận về một lượng khách hàng trung thành lớn.
Quy mô spa nhỏ vừa là nhược điểm nhưng cũng là thế mạnh trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Với kinh nghiệm mở spa nhỏ, hầu hết chủ tiệm sẽ trực tiếp quản lý và phục vụ khách hàng. Do đó họ sẽ tạo được cảm giác thân thiện, gần gũi, sâu sát với các vấn đề của khách. Ở các spa lớn, đội ngũ nhân viên đông đảo nên việc quản lý cũng khó khăn hơn, đôi khi bạn sẽ gặp một số trường hợp như tay nghề nhân viên không đồng đều.
Mức độ cạnh tranh trong ngành spa, thẩm mỹ là rất lớn. Tuy nhiên đây vẫn là ngành nghề nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Khi kinh tế được cải thiện, thu nhập nâng cao người ta bắt đầu tìm kiếm những phương pháp làm đẹp chuyên nghiệp thay vì tự dưỡng da, chăm sóc tại nhà.
Tệp khách hàng của bạn được mở rộng theo thời gian, không những người có thu nhập cao mà cả khách hàng thu nhập trung bình vẫn lựa chọn spa để làm đẹp. Độ tuổi cũng được mở rộng nhiều phân khúc từ học sinh, sinh viên cho đến người đi làm, trung niên. Ngoài phụ nữ, nam giới cũng ngày càng chăm chút cho ngoại hình nên đây cũng được xem là lượng khách hàng tiềm năng.
Không những mở rộng tệp khách hàng, các dịch vụ spa cũng ngày càng đa dạng. Từ những danh mục chăm sóc da, gội đầu, massage ban đầu bạn có thể phát triển các dịch vụ triệt lông, tắm trắng, nối mi, phun xăm, giảm béo…
Để mở spa đòi hỏi bạn phải có những kiến thức kỹ năng nhất định ở lĩnh vực này. Một lợi thế dành cho bạn là ngày nay có rất nhiều trung tâm đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Mỗi khóa học spa thường chỉ có thời gian ngắn trong vài tháng với chi phí hợp lý. Tại đây học viên sẽ được đào tạo song song cả lý thuyết và thực hành để nâng cao tay nghề.
Chỉ cần chọn được địa chỉ làm đẹp uy tín, bạn có thể dễ dàng tiếp cận với những công nghệ làm đẹp hiện đại. Ngoài nghiệp vụ chuyên môn, bạn còn được học cách sử dụng vận hành máy móc thẩm mỹ, cách giao tiếp với khách hàng, bổ sung kiến thức da liễu, mỹ phẩm…
Tại những trường đào tạo chuyên nghiệp như Seoul Academy còn có các khóa học chuyên về đào tạo nghề spa. Đây là trung tâm trực thuộc hệ thống thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn có hơn 50 chi nhánh trên cả nước. Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được hỗ trợ từ A đến Z trong việc set up, tuyển dụng, định hướng kinh doanh, marketing, xử lý khủng hoảng… Thay vì tự mình mở spa, bạn sẽ được các chuyên gia giàu kinh nghiệm đồng hành, tư vấn để kinh doanh hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro.
Sẽ rất phiến diện nếu chỉ nhận định các lợi thế mà bỏ qua những khó khăn khi kinh doanh. Theo kinh nghiệm mở spa tại nhà của nhiều người, bạn có thể gặp phải một số khó khăn như:
Cạnh tranh gay gắt: Spa, thẩm mỹ là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh lớn nhất hiện nay. Có hàng nghìn cơ sở được mở ra mỗi năm, do đó bạn luôn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trực tiếp lẫn gián tiếp.
Phải thường xuyên nâng cấp dịch vụ: Đặc thù ngành làm đẹp thường phải chạy theo xu hướng. Mỗi giai đoạn, khách hàng lại ưa chuộng những phong cách, phương pháp khác nhau. Chưa kể, công nghệ thẩm mỹ luôn được đổi mới mỗi ngày để tăng cường hiệu quả. Nếu không cập nhật và nâng cấp bạn sẽ bị lạc hậu so với thị trường. Không những học hỏi công nghệ mới, bạn còn phải đầu tư cơ sở vật chất, mua thêm máy móc thêm trong suốt quá trình kinh doanh.
Xây dựng và định vị thương hiệu: Các spa vừa và nhỏ thường rất khó khăn trong việc xây dựng và định vị thương hiệu. Khách hàng sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ từ những thương hiệu lớn, quen thuộc trước đó. Nên việc làm sao để tiếp cận khách và làm khách nhớ đến thương hiệu của bạn cũng là một thử thách lớn.
Có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị khi bạn khởi nghiệp ngành spa. Theo kinh nghiệm mở spa tại nhà được nhiều người chia sẻ, bạn không nên bỏ qua các bước sau:
Khi khởi nghiệp ở bất kỳ một ngành nghề nào thì bước nghiên cứu thị trường luôn rất quan trọng. Trước tiên bạn cần xác định nhu cầu của thị trường, đâu là nhóm khách hàng tiềm năng, xu hướng trong tương lai… Việc phân tích sẽ giúp bạn lên kế hoạch và chiến lược đúng đắn ngay từ đầu.
Khách hàng bình dân sẽ có thói quen tiêu dùng khác với những người thu nhập cao. Học sinh sinh viên cũng có ngân sách làm đẹp thấp hơn so với người đi làm. Mỗi đối tượng có nhu cầu, thu nhập, thói quen, sở thích khác nhau. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ những yếu tố này vì chúng sẽ quyết định đến danh mục dịch vụ, bảng giá, thiết kế cửa hàng… của bạn.
Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm làm việc tại những spa lớn thì đây là một lợi thế. Bạn có kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm sẽ hiểu được quy trình chăm sóc da, cách giao tiếp với khách, quản lý, nguồn nhập mỹ phẩm, máy móc…
Trong trường hợp chưa từng làm qua lĩnh vực này, bạn nên đăng ký một khóa học nghề spa ngắn hạn. Tại đây bạn sẽ được đào tạo những kỹ năng quan trọng cần thiết để mở spa. Dù bạn muốn trực tiếp phục vụ khách hay thuê nhân viên thì việc am hiểu về ngành cũng sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn. Ngoài ra, ở những khóa học uy tín sau khi ra nghề bạn còn được trung tâm hỗ trợ tư vấn mở spa.
Mở spa cần bao nhiêu tiền? Tính toán và dự trù nguồn vốn sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình khởi nghiệp. Tùy vào quy mô spa mà ngân sách bỏ ra sẽ khác nhau, những mục cần tính bao gồm mặt bằng, trang thiết bị, máy móc, nhân lực, mỹ phẩm, chi phí marketing, thiết kế, trang trí…
Bạn nên tham khảo kinh nghiệm mở spa tại nhà từ những người đi trước để ước lượng chi phí cho từng hạng mục. Nếu không có nguồn tài chính dư giả, bạn có thể tận dụng mua lại thiết bị, vật dụng được thanh lý trên thị trường để tiết kiệm chi phí.
Nếu nhà của bạn có vị trí cũng như diện tích thuận lợi để mở spa thì có thể tiết kiệm được kha khá chi phí. Nếu không, bạn sẽ phải đi thuê mặt bằng để kinh doanh. Đây là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp cận khách hàng.
Khi chọn mặt bằng bạn hãy chú ý đến một số yếu tố như ưu tiên cho những địa chỉ dễ tìm, nơi có dân cư đông đúc, gần các cửa hàng thời trang nữ, khu văn phòng, phòng tập gym… Spa tại nhà không cần diện tích quá rộng nhưng cũng không được quá hẹp để khách có thể thư giãn, tạo cảm giác thoải mái. Nên tránh thuê ở những nơi có đường ngược chiều, có quá nhiều đối thủ cạnh tranh đã mở trước đó.
Ngoài ra bạn cũng cần tính toán đến vị trí đỗ xe cho khách, đây tưởng như là vấn đề nhỏ nhưng bạn rất dễ mất khách nếu không có chỗ đậu xe hoặc nơi đậu xe bất tiện.
Dù kinh doanh với quy mô lớn hay nhỏ bạn cũng cần đăng ký đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật. Thông thường, những giấy tờ cần phải chuẩn bị bao gồm: giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, bản sau hộ khẩu, bản sao chứng chỉ hành nghề spa, bản sao chứng minh nhân dân, hợp đồng thuê mặt bằng.
Nếu đã có đầy đủ thủ tục bạn chỉ cần nộp thêm lệ phí để có giấy chứng nhận kinh doanh. Tiếp theo, cần đăng ký, kê khai và đóng thuế theo quy định. Những vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý thường khá rắc rối, bạn nên tìm những người có kinh nghiệm mở spa tại nhà hoặc luật sư để được tư vấn thêm.
Sau khi đã tìm được mặt bằng, bạn cần tiến hành trang trí nội thất. Các spa đều rất chú trọng đến việc thiết kế không gian, vì khách hàng đến đây không chỉ để làm đẹp mà còn muốn tận hưởng cảm giác thư giãn. Nếu có kinh phí bạn nên thuê đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp để đảm bảo công năng cũng như tính thẩm mỹ.
Để spa trở nên chuyên nghiệp hơn, bạn nên lựa chọn thiết kế, màu sắc đồng bộ với logo hoặc bảng hiệu. Xu hướng lựa chọn những màu sắc mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên, trang nhã, thanh lịch sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng.
Máy móc và các thiết bị, dụng cụ spa cũng sẽ “ngốn” của bạn kha khá chi phí. Những món phổ biến nhất thường bao gồm giường spa, ghế sofa tiếp khách, máy xông hơi, thiết bị massage, máy hút mụn, máy triệt lông…
Ngoài ra bạn cũng cần phải tìm nguồn mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chất lượng để phục vụ cho khách. Theo kinh nghiệm mở spa nhỏ, tốt hơn hết là nên ưu tiên cho những loại mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên, lành tính, phù hợp với nhiều loại da khác nhau.
Spa tại nhà thường có quy mô không quá lớn, do đó thường không cần tuyển quá nhiều nhân sự. Bạn có thể ước lượng công việc và lượng khách hàng để tuyển người cho phù hợp, khi đi vào hoạt động có thể điều chỉnh thêm. Theo kinh nghiệm mở spa tại nhà, tuyển nhân viên spa thường phải chú trọng các yếu tố về kỹ năng nghiệp vụ, giao tiếp với khách hàng tốt, ngoại hình ưa nhìn.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến một số tiêu chí về đạo đức, ý thức trách nhiệm, khả năng học hỏi cũng như mức độ gắn bó với công việc. Trong ngành dịch vụ, yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng. Nhân viên là người trực tiếp phục vụ khách hàng, do đó họ ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại trong công việc kinh doanh của bạn.
Như đã phân tích, spa – thẩm mỹ là ngành có tính cạnh tranh cao, do đó bạn cần phải có chiến lược marketing tương xứng để thu hút được khách hàng. Bạn nên kết hợp quảng cáo online và offline để tăng cường hiệu quả. Những hình thức quảng cáo truyền thống thường bao gồm tờ rơi, nhờ người thân bạn bè giới thiệu, tham gia các hội phụ nữ, dán biển quảng cáo…
Hình thức quảng cáo online cũng khá đa dạng, bạn có thể đánh vào một số kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube… Nếu có kinh phí nên làm thêm website riêng để giới thiệu chi tiết về dịch vụ, đăng tin tức quảng cáo, chia sẻ các mẹo làm đẹp. Đừng quên tổ chức các chương trình khuyến mãi nhân dịp khai trương hoặc các dịp lễ tết. Việc làm thẻ hội viên hay tích điểm cũng là một hình thức để bạn bán được nhiều dịch vụ hơn.
Dự trù nguồn vốn là một trong chín bước quan trọng để kinh doanh spa. Vậy cụ thể kinh doanh spa cần bao nhiêu vốn? Rất khó để có câu trả lời cụ thể vì mỗi cơ sở có quy mô và dịch vụ khác nhau, spa càng lớn thì chi phí đầu tư càng cao. Những spa mini với quy mô nhỏ 1-2 giường thường cần ít nhất 100-150 triệu đồng. Spa có quy mô 3-4 giường chi phí dao động trong khoảng 150-200 triệu đồng.
Từ kinh nghiệm mở spa nhỏ, spa sức chứa 6-8 giường bạn phải chuẩn bị ngân sách tối thiểu 500 triệu đồng. Những chi phí này được tính trong trường hợp tận dụng mặt bằng có sẵn tại nhà. Nếu bạn thuê ngoài số tiền bỏ ra sẽ còn cao hơn nhiều. Bạn có thể căn cứ vào một số mục chính sau để lên ngân sách dễ dàng hơn:
Học hỏi kinh nghiệm mở spa tại nhà từ những người đi trước là một cách để bạn hạn chế được rủi ro kinh doanh. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp nhất:
Đa số những người mở spa tại nhà có xuất phát điểm là người đã từng học hoặc làm việc về spa. Họ có kiến thức về chuyên môn nhưng lại thiếu kỹ năng ở mảng kinh doanh, quản lý. Do đó mọi người thường sai lầm trong việc xác định thị hiếu khách hàng, phân tích thị trường và đối thủ.
Sai lầm thường thấy nhất của nhiều người khi mở spa là chỉ chăm chăm vào thẩm mỹ. Làm sao để trang trí tiệm thật đẹp và bắt mắt mà quên đi phần quan trọng nhất là công năng. Điều này sẽ gây bất tiện, vướng víu hoặc mất thời gian trong lúc phục vụ khách. Những vấn đề nhỏ như không có chỗ thoải mái cho khách ngồi chờ, không đảm bảo tính riêng tư… cũng sẽ khiến spa của bạn mất điểm trầm trọng.
Bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định, bạn khó mà lường trước được những sự cố phát sinh. Thường gặp nhất là những vấn đề về tài chính. Trong khi chuẩn bị ngân sách, bạn nên trích một khoản dự trù cho những trường hợp rủi ro để sử dụng khi cần thiết.
Ngoài ra, những người có kinh nghiệm mở spa tại nhà cho rằng rủi ro truyền thông cũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng nếu không biết cách xử lý. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, trường hợp spa bị “phốt”, “tẩy chay” không quá hiếm gặp. Điều này có thể xuất phát từ đối thủ cạnh tranh hoặc do chính sai lầm từ spa, dù nguyên nhân nào thì bạn cũng cần đề phòng và giải quyết ổn thỏa.
Nguồn lực tài chính là có hạn, tuy nhiên sẽ có rất nhiều hạng mục phải chi. Bạn cần lập bảng chi phí và cân đối để tránh trường hợp đầu tư nhiều thứ không quan trọng nhưng lại “bỏ bê” các hạng mục thiết yếu. Ví dụ như bạn đầu tư rất nhiều cho nội thất để có không gian sang trọng, nhưng lại “tiết kiệm” chi phí cho mỹ phẩm, dược liệu trong khi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng dịch vụ. Nghiêm trọng hơn, sử dụng mỹ phẩm giá rẻ, trôi nổi còn có thể gây kích ứng cho khách.
Với đặc thù ngành spa, tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ rất được chú trọng. Thay vì chỉ tập trung tìm khách hàng mới, bạn nên cố gắng chăm sóc tốt khách hàng cũ để họ có thể quay lại nhiều lần hoặc giới thiệu cho nhiều người. Suy nghĩ mua đứt, bán đoạn “điều trị da xong là xong” không phù hợp với ngành này. Sau khi kết thúc dịch vụ, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm tư vấn, bảo hành cho khách khi có vấn đề xảy ra.
Kinh doanh spa là một việc phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư và tìm hiểu nghiêm túc mới có thể mang lại hiệu quả. Mong rằng những kinh nghiệm mở spa tại nhà được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành này. Bạn có thể học thêm các khóa đào tạo quản lý spa chuyên nghiệp để được hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ cụ thể hơn.
Đăng ký tư vấn
LIÊN HỆ HOTLINE
Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7
ĐẶT LỊCH HẸN
Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng
TMV SeoulSpa.vn khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam với hơn 50 chi nhánh trên toàn quốc. Với sự đầu tư tráng lệ về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực giỏi nhất thị trường, TMV SeoulSpa.vn tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.
Vui lòng chọn khu vực
Bình luận website