Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nâng mũi có được cười không? Bao lâu thì cười tự nhiên?

Cập nhật: 22/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nâng mũi đã trở thành một trong những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến và thịnh hành nhất trên thị trường làm đẹp. Đây là phương pháp can thiệp vào cấu trúc mũi, từ đó đặt sụn nhân tạo và nâng cao sống mũi, kéo dài đầu mũi. Tuy nhiên, nhiều người thường thắc mắc sau nâng mũi có được cười không? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết và chính xác nhất.

Nâng mũi có được cười không?

Bác sĩ thường khuyên khách hàng sau nâng mũi nên cười nói nhẹ nhàng, tránh cử động mặt quá mạnh vì dễ gây ảnh hưởng đến dáng mũi sau nâng. Nguyên nhân là vì sau khi nâng mũi, cơ miệng cử động và hoạt động quá mạnh có thể tác động đến một số vùng có liên quan, trong đó có mũi.

nâng mũi có được cười không
Sau nâng mũi bạn có thể cười nói nhẹ nhàng, tránh cử động cơ mặt quá mạnh vì dễ gây ảnh hưởng thời gian mũi phục hồi

Vì thế, cười quá nhiều có thể khiến sống mũi bị lệch, xiêu vẹo, rách đường khâu chỉ và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng mũi sau nâng. Vậy, nâng mũi có được cười không? Câu trả lời là CÓ. Nhưng chỉ nên cười nói mỉm chi, nhẹ nhàng để tránh gây ảnh hưởng đến vết thương sau nâng mũi.

Giảm 30% dịch vụ thẩm mỹ

Nâng mũi bao lâu thì cười tự nhiên?

Sau khi nâng mũi, bạn nên hạn chế cười mạnh trong ít nhất 1 tuần đầu tiên. Cụ thể gồm:

7 – 10 ngày đầu tiên

Sau 7 – 10 ngày nâng mũi, bạn có thể chuyển động cơ mặt và cười nói bình thường. Thời gian này được cho là mũi đã được tháo nẹp và dần trở nên ổn định. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lúc này cơ mặt còn khá đau sau khi nâng, bạn chỉ nên cười nhẹ nhàng và tránh các cử động quá lớn với khuôn mặt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sẽ về thời gian nâng mũi bao lâu thì được cười dựa vào tình trạng mũi của mình, từ đó có chẩn đoán chính xác hơn về quá trình hồi phục mũi của bản thân.

nâng mũi bao lâu thì cười tự nhiên
Sau 7 – 10 ngày đầu tiên, bạn có thể cười nhẹ nhàng, mỉm chi để tránh ảnh hưởng đến cơ mặt

2 – 4 tuần tiếp theo

Sau 2 – 4 tuần nâng mũi, bạn có thể cười nói thoải mái nếu không cảm thấy mũi có dấu hiệu đau nhói, sưng tức trong quá trình cười. Đây được cho là thời gian mà mũi đã dần hồi phục, không còn sưng đau, bầm tím và lên dáng mũi hoàn toàn. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế cười mạnh quá nhiều lần để đảm bảo an toàn nhất cho tình trạng mũi của bản thân sau khi nâng.

Nâng mũi cười bị đơ phải làm sao?

Nâng mũi cười bị đơ thường không phải là tình trạng quá phổ biến. Bác sĩ cho rằng đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường vì mũi sau khi nâng còn khá đau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các cử động cơ mặt và khiến nụ cười dễ bị đơ sau khi nâng mũi.

Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu tạm thời và sẽ dần dần biến mất sau 1 – 2 tuần. Vì thế, thực hiện kiêng cữ, chăm sóc mũi sau nâng đúng cách được cho là mẹo để mũi nhanh ổn định, hồi phục và hạn chế nguy cơ cười đơ quá lâu sau khi phẫu thuật.

nâng mũi cười bị đơ
Nâng mũi cười bị đơ là dấu hiệu bình thường và sẽ nhanh chóng hết nếu thực hiện chăm sóc mũi đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc mũi sau nâng đúng cách

Bên cạnh việc nâng mũi có được cười không, khi nào thì cười tự nhiên, bạn cần chú ý hơn trong cách chăm sóc sau nâng mũi để có thể hồi phục tốt nhất. Cụ thể:

Cách vệ sinh

Việc vệ sinh vết thương mũi là một trong những vấn đề quan trọng để tránh nguy cơ mũi bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi. Để vệ sinh mũi an toàn tại nhà, bạn cần kết hợp với nước muối sinh lý và thuốc đỏ để khử trùng vết thương hiệu quả. Cụ thể gồm:

  • Dùng tăm bông thấm với nước muối sinh lý và lau nhẹ lên vùng vết thương mũi, từ trong mũi ra đến ngoài mũi.
  • Sau khi vệ sinh bằng nước muối sinh lý, bạn tiếp tục dùng tăm bông thấm dung dịch thuốc đỏ để khử trùng vết thương bên trong mũi và cả vị trí khâu.
  • Không để mũi tiếp xúc trực tiếp với nước trong 7 ngày, có thể dùng khăn thấm nước để vệ sinh da mặt.
  • Không sử dụng sữa rửa mặt chứa hoạt chất và thành phần tẩy rửa quá mạnh sau khi nâng mũi vì dễ gây nhiễm trùng vết thương.
  • Không ngoáy mũi hay dùng tay tác động trực tiếp đến sống mũi, hai bên khoang mũi vì dễ gây sưng tức, lệch sống mũi.
Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, tránh các nguy cơ nhiễm trùng do tiếp xúc với bụi bẩn
Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, tránh các nguy cơ nhiễm trùng do tiếp xúc với bụi bẩn

Cách giảm sưng bầm, đau nhức sau nâng mũi

Sau khi nâng mũi, mũi thường có dấu hiệu sưng tức, đau nhức và xuất hiện các vết bầm tím quanh vùng mắt, mũi. Đây là một trong những dấu hiệu hoàn toàn bình thường và bạn có thể thực hiện các cách giảm sưng bầm tại nhà sau đây:

  • Dùng túi chườm lạnh để chườm lên vùng mắt, mũi và các vùng xuất hiện dấu hiệu bầm tím sau khi nâng.
  • Thực hiện chườm lạnh trong 2 ngày đầu tiên để giảm đau, sưng tức và khó chịu ở vùng mũi hiệu quả.
  • Sau 2 ngày, tiếp tục thực hiện chườm ấm để hỗ trợ tan máu bầm ở các vùng da xung quanh mũi.
  • Mỗi lần thực hiện chườm lạnh và chườm nóng 15 20 phút, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng để gia tăng hiệu quả.
  • Thực hiện uống thuốc kháng sinh giảm đau theo đúng chỉ định bác sĩ để hỗ trợ vết thương nhanh chóng phục hồi.
Kết hợp chườm ấm và chườm lạnh đúng cách để giảm sưng đau và hỗ trợ đánh tan máu bầm hiệu quả
Kết hợp chườm ấm và chườm lạnh đúng cách để giảm sưng đau và hỗ trợ đánh tan máu bầm hiệu quả

Tư thế ngủ, sinh hoạt

Sau nâng mũi, để mũi nhanh chóng hồi phục và hạn chế nguy cơ mũi bị ảnh hưởng do thói quen sinh hoạt sai cách. Dưới đây là thói quen sinh hoạt lành mạnh, phù hợp với người sau nâng mũi mà bạn nên biết:

  • Đi ngủ sớm, hạn chế tối đa nguy có thức khuya để tránh nguy cơ gây kéo dài thời gian hồi phục.
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất 7 – 8 tiếng/ ngày để cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình mũi hồi phục sau khi nâng.
  • Thực hiện tư thế ngủ nằm ngửa, tránh nằm sấp, nằm nghiêng vì dễ gây lệch sụn và ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ mũi sau khi nâng.
  • Thực hiện kê cao đầu bằng gối mềm để thúc đẩy máu dễ lưu thông trên cơ thể, từ đó hạn chế nguy cơ mũi sưng viêm và chảy máu sau khi nâng.
Không ngủ với tư thế ngủ nghiêng, ngủ sấp vì dễ gây lệch sống mũi và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau nâng mũi
Không ngủ với tư thế ngủ nghiêng, ngủ sấp vì dễ gây lệch sống mũi và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau nâng mũi

Vận động

Nhằm tránh các nguy cơ mũi biến dạng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và tình trạng mũi sau nâng, bạn cần kiêng cữ đúng cách trong vận động. Đừng quá lo lắng nâng mũi có được cười không, việc bạn cần quan tâm là nên hạn chế vận động mạnh để tránh nguy cơ gây lệch sụn sống mũi sau quá trình thực hiện.

  • Không tham gia toàn bộ các hoạt động thể thao như: chạy bộ, đánh cầu lông, bóng chuyền, bơi lội, tập gym trong tối thiểu 1 tháng sau nâng mũi.
  • Để tránh nguy cơ mũi tiếp xúc với khói bụi sau khi nâng mũi, bạn cần lựa chọn các loại khẩu trang phù hợp để bảo vệ mũi.
  • Hạn chế cười nhiều, cử động cơ mặt quá mạnh hoặc dùng tay tác động trực tiếp lên vùng mũi sau nâng vì dễ gây ảnh hưởng dáng mũi.

Một thắc mắc thường gặp khác là nâng mũi có nên đi lại nhiều không, bạn tham khảo thêm để biết khoảng thời gian có thể bắt đầu vận động trở lại nhé!

Kiêng toàn bộ các hoạt động thể thao, vận động mạnh nhue cầu lông, bóng chuyền, chạy bộ vì dễ gây ảnh hưởng mũi
Kiêng toàn bộ các hoạt động thể thao, vận động mạnh nhue cầu lông, bóng chuyền, chạy bộ vì dễ gây ảnh hưởng mũi

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống

Để tránh nguy cơ mũi sưng viêm, mưng mủ và gia tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi vết thương hở ở mũi sau nâng, việc kiêng cữ trong ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là chế độ kiêng cữ và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người sau khi nâng mũi mà bạn nên biết:

  • Kiêng ăn thịt gà, thịt bò, trứng, hải sản trong ít nhất 2 – 4 tuần vì dễ gây gia tăng sắc tố melanin quá mức, từ đó dễ gây sưng viêm, mưng mủ và để lại sẹo thâm vết thương hở.
  • Kiêng ăn rau muống và các chế phẩm được làm từ nếp vì dễ gây nóng, tăng sinh Collagen quá mức và để lại sẹo lồi mất thẩm mỹ ở đường chỉ khâu nâng mũi.
  • Kiêng ăn toàn bộ các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ vì dễ tăng nguy cơ sưng bầm, cản trở quá trình vết thương hồi phục.
  • Kiêng toàn bộ các thực phẩm cứng, cần dùng lực nhai mạnh vì dễ gây lệch sống mũi, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mũi sau khi nâng.
  • Kiêng toàn bộ thuốc lá, rượu bia, nước ngọt và các chất kích thích vì dễ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào mới và phục hồi vết thương.

Chúng tôi có gợi ý thực đơn cho người mới nâng mũi, bạn xem qua để có chế độ ăn uống phù hợp nhé!

Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm dễ gây sưng viêm, kích ứng và hình thành sẹo lồi vết thương hở ra khỏi bữa ăn
Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm dễ gây sưng viêm, kích ứng và hình thành sẹo lồi vết thương hở ra khỏi bữa ăn

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề nâng mũi có được cười không, nâng mũi bao lâu thì cười tự nhiên cũng như là nâng mũi cười bị đơ có bị làm sao. Nhìn chung, trong thời gian đầu bạn nên hạn chế của động cơ miệng quá mạnh và cười quá nhiều vì dễ gây sưng tức, khó chịu và ảnh hưởng đến dáng mũi. Vì thế, thực hiện chế độ chăm sóc mũi đúng cách tại nhà được xem là bí kíp để mũi nhanh ổn định, lên dáng đẹp và đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. SeoulSpa.Vn chúc bạn sớm có được dáng mũi trong mơ nhé!

1

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

0 / 5. - 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi