Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nâng mũi trước khi mang thai được không? Bác sĩ giải đáp

Cập nhật: 15/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nâng mũi là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ giúp chỉnh hình cấu trúc mũi, từ đó hỗ trợ nâng cao dáng mũi hiệu quả. Nhiều người thường cho rằng, nâng mũi trước khi mang thai sẽ để lại nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Bài viết này, kiến thức thẩm mỹ mũi sẽ bật mí đến bạn thời gian nâng mũi trước mang thai và sau khi sinh con an toàn cho cả mẹ và bé mà bạn cần phải biết.

Nâng mũi trước khi mang thai được không?

Có thể nâng mũi trước khi mang thai, tuy nhiên cần đảm bảo thời gian thực hiện nâng mũi trước khi mang thai ít nhất là 6 tháng. Bởi quá trình nâng mũi cần can thiệp dao kéo, thuốc gây tê và sử dụng khá nhiều loại thuốc giảm đau, kháng sinh sau phẫu thuật. Chính vì thế, bạn nên sàng lọc sức khỏe tổng quát trước khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bản thân.

Nâng mũi trước khi mang thai
Nâng mũi trước khi mang thai an toàn cần đảm bảo thời gian nâng mũi và mang thai cách nhau tối thiểu 6 tháng

Có bầu nâng mũi được không?

Có bầu tuyệt đối không nên nâng mũi. Đây là một trong những điều cấm kỵ vì khả năng rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé là rất cao. Thực hiện nâng mũi khi đang có bầu sẽ để lại một số hệ lụy nghiêm trọng khiến thai nhi chậm phát triển, có nguy cơ dị tật và tồn tại nguy cơ sảy thai khá cao. Chính vì thế, hầu hết các bác sĩ hiện nay đều không nhận nâng mũi hoặc can thiệp bất cứ hình thức xâm lấn, dao kéo nào cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.

Có bầu không được nâng mũi
Có bầu không được nâng mũi vì dễ để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Tại sao có bầu không thể nâng mũi?

Thực hiện nâng mũi trước khi mang thai quá gần đang trong quá trình mang thai đều để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Dưới đây là một số tác hại khi thực hiện nâng mũi trong quá trình mang thai mà bạn nên biết:

  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Sử dụng thuốc gây tê, gây mê trong quá trình nâng mũi sẽ gây tê liệt dây thần kinh, từ đó không để lại cảm giác đau đớn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, chậm phát triển thậm chí là tăng nguy cơ sảy thai.
  • Ảnh hưởng hiệu quả nâng mũi: Khi mang thai và sau khi sinh con, cánh mũi ở chị em phụ nữ thường có hiện tượng to và bè ra. Điều này sẽ khiến bác sĩ khó xác định chính xác tình trạng mũi để can thiệp hiệu quả.
  • Thời gian bình phục lâu: Cơ thể sau khi mang thai sẽ có tốc độ hồi phục vết thương chậm hơn người thường gấp 4 – 5 lần. Nguyên nhân là do nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể được tập trung chủ yếu để nuôi bao thai.
Nâng mũi khi đang mang thai
Nâng mũi khi đang mang thai sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, có nguy cơ dị tật và khả năng sảy thai khá cao

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh giảm đau sau khi nâng mũi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, các mẹ bầu tuyệt đối không nên thực hiện nâng mũi hay bất kỳ hình thức tiểu phẫu thẩm mỹ nào trong quá trình mang thai.

Sinh con xong bao lâu được nâng mũi?

Phụ nữ có thể thực hiện nâng mũi khi em bé đã ngưng sữa mẹ hoàn toàn. Bởi lẽ, việc nâng mũi có sử dụng thuốc gây tê, gây mê nên ảnh hưởng nhiều đến tuyến sữa.

Ngoài ra, sau khi nâng mũi, chị em cũng phải duy trì việc uống thuốc kháng sinh để làm dịu đi những cơn đau nhức. Việc uống quá nhiều thuốc kháng sinh có thể khiến sức khỏe của em bé yếu đi và tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh vì em bé hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ thông qua đường sữa.

Chính vì thế, các bạn nên cân nhắc thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ về khoảng thời gian nâng mũi phù hợp nhất sau khi sinh em bé để đẩy lùi những rủi ro nghiêm trọng cho cả sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Sau khi nâng mũi, chị em cũng nên xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, góp phần đạt hiệu quả như mong đợi.

Phụ nữ có thể nâng mũi khi em bé không còn bú sữa mẹ
Phụ nữ có thể nâng mũi khi em bé không còn bú sữa mẹ

Tìm hiểu thêm:

Những đối tượng không được nâng mũi

Ngoài phụ mang thai và đang cho con bú, thực hiện tiểu phẫu nâng mũi cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe, tiền sử bệnh lý cơ thể. Dưới đây là một số đối tượng chống chỉ định với nâng mũi mà bạn cần biết.

Chưa đủ 18 tuổi

Người chưa đủ tuổi vị thành niên và dưới 18 tuổi chưa thể thực hiện nâng mũi. Đây được cho là thời gian quá sớm để cấu trúc mũi phát triển và hoàn thiện hoàn toàn. Vì thế, để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ đạt được tốt nhất, bạn chỉ nên thực hiện nâng mũi và các tiểu phẫu thẩm mỹ xâm lấn khi trên 18 tuổi.

Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao

Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch không nên thực hiện nâng mũi. Nguyên nhân là vì trong quá trình thực hiện, nhịp tim thường sẽ đập nhanh hơn bình thường vì cơ thể đang trong trạng thái lo lắng, hồi hộp.

Chính vì thế, người có bệnh lý tim mạch thường sẽ khó giữ được nhịp tim và huyết áp ổn định trong quá trình nâng mũi. Điều này thường sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân trong quá trình thực hiện.

Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến tim mạch và huyết áp cao không nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi
Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến tim mạch và huyết áp cao không nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi

Trường hợp thể trạng yếu

Người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém và thường xuyên bị suy nhược cơ thể không nên thực hiện nâng mũi. Quá trình dao kéo khi thực hiện nâng mũi sẽ khiến những người có thể trạng yếu dễ bị tụt máu, tụt canxi và một số hệ lụy có liên quan đến sức đề kháng yếu. Đây là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi thực hiện nâng mũi.

Người có vấn đề sức khỏe liên quan đến mũi

Người có tiền sử bệnh lý liên quan đến viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp tính, viêm xoang hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến mũi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nâng mũi. Tùy tình trạng và cấp độ của các bệnh lý liên quan đến mũi mà bác sĩ sẽ căn cứ và xác định khả năng để thực hiện phẫu thuật nâng mũi.

Người mắc bệnh tiểu đường

Người có tiền sử liên quan đến bệnh lý tiểu đường, máu khó đông không nên thực hiện nâng mũi. Nguyên nhân là cơ thể sẽ mất rất lâu để đông máu và hồi phục sau khi nâng mũi. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến dáng mũi sau quá trình phẫu thuật. Chính vì thế, với các trường hợp máu khó đông bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tìm phương án nâng mũi khác phù hợp hơn.

Người có tiền sử bị bệnh tiểu đường và máu khó đông không nên thực hiện nâng mũi vì dễ gây nguy hiểm
Người có tiền sử bị bệnh tiểu đường và máu khó đông không nên thực hiện nâng mũi vì dễ gây nguy hiểm

Người đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Cơ thể đang trong chu kỳ kinh nguyệt thường khá yếu về thể trạng, tâm lý do lượng máu và hoocmon cơ thể thay đổi đột ngột. Chính vì thế, bạn chỉ nên thực hiện nâng mũi khi cơ thể đang ở trạng thái ổn định về sức khỏe, tâm lý để hỗ trợ quá trình phục hồi vết thương sau nâng mũi diễn ra nhanh chóng hơn.

Trên đây là tần tật các thông tin chi tiết về nâng mũi trước khi mang thai được không và bật mí thời gian nâng mũi phù hợp. Nhìn chung, khách hàng nên kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát trước khi thực hiện nâng mũi để tránh nguy cơ rủi ro khi đang mang thai, từ đó giúp đảm bảo được an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển ổn định của thai nhi.

206

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi