Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai? Cách trị hết ngứa

Cập nhật: 25/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Ngứa đầu nhũ hoa là một trong các dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ. Tuy nhiên, tình trạng này khá phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Vậy, ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không? Bài viết này, Góc Sức Khoẻ sẽ bật mí đến bạn chi tiết các thông tin liên quan ngứa nhũ hoa mà có thể bạn quan tâm.

Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai?

Theo ý kiến chuyên gia, ngứa đầu nhũ hoa có khả năng cao là dấu hiệu quả mang thai ở phụ nữ. Bác sĩ cho rằng, khi đầu nhũ hoa có dấu hiệu ngứa thường kéo dài ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Các dấu hiệu này sẽ thuyên giảm khi bước sang tháng thụ thai thứ 3.

Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau
Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau

Tuy nhiên, tình trạng ngứa đầu nhũ hoa cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Trước kỳ hành kinh, bệnh lý viêm vú, xơ nang vú và các dấu hiệu kích ứng với hóa chất. Chính vì thế, khi đầu nhũ hoa có dấu hiệu ngứa ngáy, bạn nên đến trực tiếp bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.

Đọc thêm: Phụ nữ ăn gì để sinh con trai

Tại sao khi mang thai bị ngứa đầu nhũ hoa?

Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không đã được giải đáp qua các nội dung trên. Vậy, tại sao khi mang thai thì đầu nhũ hoa thường bị ngứa? Bác sĩ cho rằng, tình trạng nhũ hoa bị ngứa trong giai đoạn mang thai thường xuất phát từ sự thay đổi hormone và nội tiết tố.

Cụ thể, khi cơ thể mang thai sẽ có sự thay đổi lớn về hormone progesterone. Quá trình này sẽ dẫn lưu lượng máu truyền đến bầu ngực gia tăng nhanh chóng. Một thời gian, kích thước bầu ngực sẽ có dấu hiệu gia tăng đáng kể do sự phát triển mạnh mẽ của tuyến sữa. Đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến đầu ngực chị em phụ nữ có dấu hiệu ngứa khi đang mang thai.

Tình trạng hormone progesterone thay đổi khiến bầu ngực của mẹ bầu cũng thay đổi
Tình trạng hormone progesterone thay đổi khiến bầu ngực của mẹ bầu cũng thay đổi

Ngứa nhũ hoa còn là dấu hiệu của bệnh gì?

Bên cạnh đó, tình trạng ngứa đầu nhũ hoa trong giai đoạn mang thai còn có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng nấm, chàm da, dị ứng,.. Cụ thể gồm:

  • Bệnh lý chàm da

Chàm da là một trong những bệnh lý khá thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Khi xuất hiện bệnh lý chàm da, các bộ phận bất kỳ trên cơ thể bao gồm vùng ngực sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy, râm ran và xuất hiện tình trạng nứt nẻ, đóng vảy.

  • Nổi mề đay

Cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn mang thai thường dễ bị kích ứng và xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường. Nổi mề đay có thể xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi hormone ở các tuần thai kỳ. Các triệu chứng nổi mề đay có thể xuất hiện trên cơ thể và dễ dàng lây lan ra vùng ngực, mông,..

  • Dị ứng và kích ứng

Cơ thể trong giai đoạn thai kỳ thường cực kỳ nhạy cảm, vì vậy nhũ hoa có thể xuất hiện tình trạng kích ứng, dị ứng với sữa tắm, xà phòng khi cơ thể phụ nữ đang ở giai đoạn thai kỳ.

Cơ thể bị dị ứng, kích ứng có thể lây lan đến nhũ hoa và gây ngứa vùng đầu ti
Cơ thể bị dị ứng, kích ứng có thể lây lan đến nhũ hoa và gây ngứa vùng đầu ti
  • Nhiễm trùng nấm

Nhũ hoa sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu nếu bị nhiễm nấm Candida albicans. Đây là vấn đề liên quan đến nhiễm trùng nấm ở nhũ hoa khi cơ thể có sự thay đổi về độ pH, hormone,..

  • Bệnh tiểu đường, tuyến giáp

Người có tiền sử bệnh tiểu đường, tuyến giáp nếu chưa điều trị dứt điểm có thể khiến nhũ hoa và các vùng da lân cận xuất hiện tình trạng ngứa ngáy. Đây là nguyên nhân do thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh và ảnh hưởng đến quá trình cân bằng hormone của cơ thể.

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên. phụ nữ khi mang thai thường bị ngứa đầu nhũ hoa còn do mặc áo ngực quá chật, thời tiết oi bức gây đổ mồ hôi, không chăm sóc vùng ngực đúng cách,..

Thời tiết oi bức gây đổ mồ hôi mà không vệ sinh nhũ hoa đúng cách sẽ dễ gây ngứa đầu ngực
Thời tiết oi bức gây đổ mồ hôi mà không vệ sinh nhũ hoa đúng cách sẽ dễ gây ngứa đầu ngực

Cách hạn chế tình trạng ngứa đầu nhũ hoa

Sau khi đã tìm hiểu nội dung về ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai, để khắc phục tình trạng ngứa nhũ hoa ở phụ nữ mang thai, bạn có thể lưu ý và tham khảo các cách sau đây:

Uống tối thiểu 2 lít nước lọc/ ngày

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên uống thật nhiều nước lọc để cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất. Việc uống tối thiểu 2 lít nước/ ngày không chỉ giúp hạn chế tình trạng ngứa đầu nhũ hoa mà còn giúp giảm nguy cơ nhũ hoa bị bong tróc, nứt nẻ và khô ráp do thiếu nước hiệu quả.

Thay mới áo ngực, chọn áo có kích thước và chất liệu phù hợp

Khi cơ thể đang trong giai đoạn thai kỳ, bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu nên thay mới toàn bộ áo ngực. Ở giai đoạn này, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên mua các loại áo ngực có kích thước phù hợp với bầu ngực.

Hạn chế tình trạng mặc áo ngực quá chật và bí bách gây ngứa nhũ hoa. Bên cạnh đó, bạn cũng ưu tiên lựa chọn các loại áo ngực có chất liệu thoáng khí, mềm mại để tránh gây nguy cơ kích ứng khi sử dụng hàng ngày.

Thay áo ngực mới và lựa chọn các loại áo ngực có kích thước, chất liệu phù hợp để tránh nguy cơ bí bách và gây ngứa
Thay áo ngực mới và lựa chọn các loại áo ngực có kích thước, chất liệu phù hợp để tránh nguy cơ bí bách và gây ngứa

Chườm mát giảm ngứa

Bên cạnh việc tìm hiểu tình trạng ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không, bạn cũng cần biết cách giảm ngứa nhũ hoa trong giai đoạn mang thai. Để hạn chế tình trạng ngứa, bạn có thể chườm mát nhũ hoa để làm dịu vùng đầu ti và hạn chế tình trạng kích ứng.

Sử dụng sữa tắm chăm sóc da dịu nhẹ

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên đổi sang các loại sữa tắm dịu nhẹ, lành tính với chiết xuất từ thiên nhiên. Hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học, có tính tẩy rửa mạnh vì dễ khiến nhũ hoa bị kích ứng, ngứa ngáy và dễ bị bong tróc trong quá trình mang thai.

Sử dụng xà phòng thiên nhiên, lành tính để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé
Sử dụng xà phòng thiên nhiên, lành tính để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Thoa dưỡng nhũ hoa

Để làm dịu tình trạng nhũ hoa bị ngứa, bạn có thể bôi dưỡng ẩm có chiết xuất thành phần thiên nhiên dịu nhẹ. Đây là các loại kem dưỡng lành tính giúp cấp ẩm, khắc phục tình trạng nhũ hoa bong tróc, khô ráp hiệu quả. Một số nguyên liệu thiên nhiên phổ biến và đảm bảo an toàn cho bà bầu gồm: nha đam, vitamin E, dầu oliu,.. Đây là các nguyên liệu lành tính, không chứa hóa chất gây kích ứng nhũ hoa.

Massage ngực nhẹ nhàng

Để kích thích lưu thông khí huyết, mẹ bầu có thể thực hiện massage ngực để tăng cường quá trình lưu thông máu, hỗ trợ giảm ngứa nhũ hoa hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều người thường thực hiện massage ngực để giảm đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế, massage ngực được cho là giải pháp hiệu quả giúp giảm ngứa nhũ hoa với chị em phụ nữ.

Massage ngực giúp hỗ trợ giảm ngứa và tăng cường lưu thông máu, giảm đau ngực khi tới kỳ kinh nguyệt
Massage ngực giúp hỗ trợ giảm ngứa và tăng cường lưu thông máu, giảm đau ngực khi tới kỳ kinh nguyệt

Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

Khi nhũ hoa có dấu hiệu ngứa ngáy, lở loét, bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời. Hạn chế tình trạng tự ý sử dụng thuốc vì dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết về ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai và cách giảm ngứa hiệu quả. Seoul Spa hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ an tâm hơn khi nhũ hoa có dấu hiệu ngứa ở giai đoạn mang thai, từ đó tìm giải pháp hạn chế ngứa ngáy nhũ hoa phù hợp và an toàn.

364

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

4.8 / 5. - 6

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi