Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nối mi bị đỏ mắt có nguy hiểm? Cách khắc phục an toàn

Cập nhật: 03/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nối mi bị đỏ mắt không chỉ là tình trạng khiến nhiều người lo lắng sau khi nối mí mà còn cả những ai đang dự định thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở những ai có hàng mi yếu, nhạy cảm hoặc thực hiện ở những cơ sở làm đẹp không uy tín. Ngay sau đây, cùng Nail và Mi tìm hiểu nguyên nhân cụ thể cũng như cách xử lý hiện tượng này.

Nguyên nhân nối mi bị đỏ mắt là gì?

Dù là phương pháp làm đẹp được ứng dụng từ rất lâu và rộng rãi, tuy nhiên nối mi vẫn mang đến một số rủi ro nhất định, trong đó bao gồm nối mi bị đỏ mắt. Nếu không tìm cách xử lý kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho mắt. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

  • Mắt bị đỏ do keo nối mi kém chất lượng: Những cơ sở nối mi không uy tín, hoạt động chui thường sử dụng keo nối mi không đảm bảo, rẻ tiền, chứa thành phần độc hại, keo có độ bám quá cao, dẫn đến tình trạng mi bị kích ứng, khó chịu, đôi mắt cũng vì vậy mà bị đỏ, nhức, thậm chí khó tháo mi nối khi có nhu cầu gỡ mi.
  • Do kỹ thuật của các kỹ thuật viên chưa chuẩn: Nếu kỹ thuật viên tay nghề kém thì khi thực hiện kỹ thuật nối mi rất dễ gây ra sai sót, làm ảnh hưởng đến mí mắt, khiến bị sưng đỏ. 
  • Do dán keo chưa đúng cách: Xuất phát rất nhiều từ việc các kỹ thuật viên không chuyên nghiệp, bất cẩn trong quá trình dán keo. Chính vì những thao tác không đúng cách của họ, mi mắt khi nối sẽ bị hở, hơi keo sẽ dễ bay vào mắt, gây nên tình trạng mắt đỏ và chảy nước nhiều.
  • Do thời gian thực hiện lâu: Dù không phải là nguyên nhân phổ biến nhưng thỉnh thoảng vẫn có một số khách hàng vẫn bị đau mắt đỏ khi nối mi do quá trình thực hiện diễn ra quá lâu. Tùy vào kiểu mi, ở mức độ từ dễ đến khó, sẽ đòi hỏi khoảng thời gian nhất định để hoàn thành.
Nối mi bị đỏ mắt xuất phát từ nguyên nhân lớn nhất là lựa chọn địa chỉ nối kém chất lượng
Nối mi bị đỏ mắt xuất phát từ nguyên nhân lớn nhất là lựa chọn địa chỉ nối kém chất lượng

Cách xử lý nối mi bị đỏ mắt an toàn, hiệu quả tại nhà

Nhìn chung, mỗi người có cơ địa và cách chăm sóc khác nhau, nên tình trạng nối mi bị đỏ mắt có thể chỉ kéo dài tối đa khoảng 15 phút hoặc sau 1 ngày. Đối với tình trạng nhẹ, ngắn hạn, bạn có thể khắc phục chúng ngay tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài dai dẳng thì tốt nhất bạn nên tìm đến bác sĩ để được xử lý tối ưu nhất.

Vậy nối mi mắt bị đỏ thì phải làm sao? Dưới đây là một số cách xử lý mắt bị đỏ sau khi nối an toàn, hiệu quả tại nhà bạn có thể tham khảo:

    • Dùng nước muối sinh lý để làm sạch mắt, hạn chế ảnh hưởng của keo nối mi đến mắt.
    • Sau khi nối mi, bạn nên nhắm mắt trong vòng 5-10 phút để hơi keo không khiến mắt bị đỏ.
    • Thực hiện phương pháp chườm lạnh để giảm sự khó chịu, sưng tấy trên hàng mi.
    • Đến các quầy thuốc tây nhờ bác sĩ tư vấn và chọn mua thuốc nhỏ mắt dị ứng phù hợp.
    • Uống hoặc sử dụng thuốc kháng viêm theo đơn kê toa của bác sĩ.
    • Không nên sờ, giật mi hoặc dụi mí để tránh tình trạng nhiễm trùng, mí mắt sưng to.
Hạn chế sờ, dụi mi mắt cũng như tuân thủ cách chăm sóc được các chuyên gia hướng dẫn
Hạn chế sờ, dụi mi mắt cũng như tuân thủ cách chăm sóc được các chuyên gia hướng dẫn

Trên đây là những cách hỗ trợ xử lý tình trạng nối mi đỏ mắt tạm thời, nếu mắt đỏ lâu ngày sau khi đã xử lý, bạn nên đến các cơ sở làm đẹp để tiến hành tháo mi và thực hiện những cách chăm sóc theo chỉ dẫn của chuyên gia. Hoặc tốt nhất bạn nên tìm đến các trung tâm y tế để nhận sự hỗ trợ và tư vấn tận tình từ các bác sĩ.

Nối mi bị đỏ mắt có nguy hiểm không?

Quá trình nối mi tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không tìm hiểu kỹ những cơ sở thực hiện. Như đã chia sẻ bên trên, những nơi đó có thể sử dụng các sản phẩm kém chất lượng, tay nghề đội ngũ kỹ thuật viên còn kém và quá trình nối mi không đảm bảo an toàn cho nên nối mi xong mắt bị đỏ và đau là chuyện không quá hiếm gặp.

Tình trạng nối mi bị đỏ mắt nếu chữa trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong trường hợp chủ quan không tìm cách điều trị hoặc điều trị sai cách, sẽ dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm sau đây:

Viêm loét giác mạc

Nếu được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng mắt sau khi nối mi sẽ không đe dọa đến thị lực hoặc gây nên tình trạng viêm loét giác mạc. Nối mi tiềm ẩn nguy cơ khiến mắt bị dị ứng, nhiễm trùng mí và bề mặt của mắt.

Đồng thời, một số trường hợp còn gặp phải tình trạng mi giả bị dài và châm chích vào phần mắt. Khi đó, mắt sẽ khó chịu và chớp liên tục, lâu dài dẫn đến triệu chứng nối mi bị đau mắt, mắt bị khô nhanh và ảnh hưởng đến bề mặt giác mạc và gây sẹo giác mạc.

Tình trạng viêm giác mạc hoàn toàn có thể xảy ra khi nối mi bị đỏ mắt kéo dài
Tình trạng viêm giác mạc hoàn toàn có thể xảy ra khi nối mi bị đỏ mắt kéo dài

Viêm bờ mi

Nối mi bị đỏ mắt hay nối mi bị đau mắt là một trong những dấu hiệu báo động để bạn chăm sóc và vệ sinh mắt kỹ càng hơn. Khi nối mi, có thể một số mảnh vụn của mi giả bị kẹt vào khóe mi và tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Nếu không thường xuyên vệ sinh mi, chúng sẽ tích tụ ngày càng nhiều và gây nên tình trạng viêm bờ mi.

Tình trạng này được biểu hiện qua các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng mí mắt, mí mắt bị cay, bỏng rát hoặc cảm thấy khóe mí bị nặng và mờ. Không chỉ vậy, nếu không xử lý sớm, nó có thể khiến màu mi bị biến đổi, chuyển sang trắng.

Nối mi bị đỏ mắt dài lâu cũng gây nên hiện tượng viêm bờ mi
Nối mi đỏ mắt dài lâu cũng gây nên hiện tượng viêm bờ mi

Theo các chuyên gia làm đẹp, thông thường, mắt chỉ đỏ từ 10-15 phút sau khi nối mi. Nếu quan sát và nhận thấy sau 1 ngày hiện tượng này vẫn tiếp diễn, bạn cần liên hệ đến cơ sở làm đẹp hoặc tìm đến các chuyên gia để được hỗ trợ xử lý sớm nhất có thể.

Mời bạn tham khảo thêm: Nối mi có bị rụng mi thật không?

Nối mi bị đỏ mắt nhỏ thuốc gì?

Dựa theo nội dung trên, bạn có thể thấy khi nối mi bị đỏ mắt hay nối mi bị đau mắt thì có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của keo nối mi tác động đến mắt. Bên cạnh đó, khi mắt bị sưng đỏ do dị ứng cho keo nối mi bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt như thuốc nhỏ mắt Tobrex; thuốc nhỏ mắt Tobramycin;  nước muối sinh lý nhỏ mắt,…

Thuốc nhỏ mắt có thể dùng trong trường hợp nối mi bị đỏ hoặc nối mi bị đau mắt
Thuốc nhỏ mắt có thể dùng trong trường hợp nối mi bị đỏ hoặc nối mi bị đau mắt

Đây là những loại thuốc nhỏ mắt giúp chống dị ứng và giảm sưng đỏ mắt. Tuy nhiên, nếu mắt sưng to, mắt đỏ và gây đau quá mức bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khắc phục kịp thời, tránh những tổn thương nặng gây hại cho mắt.

Những lưu ý khi nối mi để tránh bị đỏ mắt

Để hạn chế tình trạng mắt bị kích ứng, ảnh hưởng nặng nề, khi có dự định nối mi, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Lựa chọn cơ sở uy tín, nơi có đội ngũ kỹ thuật viên giỏi, chuyên môn cao để thực hiện đúng kỹ thuật, không gây tổn thương đến mí mắt.
  • Nên tìm hiểu về chất lượng sợi mi giả và keo nối mi chất lượng.
  • Nếu cơ địa nhạy cảm và mi mắt yếu, bạn nên báo cho kỹ thuật viên để kiểm tra và nối thử trước khi tiến hành trên toàn bộ hàng mi.
  • Sau khi nối mi, bạn nên vệ sinh mỗi ngày 1 lần hoặc dùng chổi chải mi để đảm bảo hàng mi sạch khuẩn, mi đều và đẹp.
Thực hiện nối mi tại các cơ sở uy tín để giảm thiểu mọi rủi ro không đáng có xảy ra
Thực hiện nối mi tại các cơ sở uy tín để giảm thiểu mọi rủi ro không đáng có xảy ra

Bên trên là những thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục nối mi bị đỏ mắt hiệu quả. Qua đó, Góc Nail và Mi mong rằng bạn đã có thêm nguồn tham khảo hữu ích, từ đó có thể quyết định có nên đi nối mi hay không cũng như biết cách lựa chọn cơ sở, cách chăm sóc mi để hạn chế tình trạng đỏ.

Chúc bạn sớm sở hữu hàng mi dài, dày và cong đẹp tự nhiên như mong đợi.

842

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 3

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi