Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Xăm hồng nhũ hoa

Dr. Beauty Phun Hồng Nhũ Hoa

Sẹo lồi có mủ có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

Cập nhật: 14/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sẹo lồi có mủ không chỉ khiến mọi người lo lắng, tự ti mà còn gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Nếu không điều trị sớm, chúng còn có thể dẫn đến hoại tử da nguy hiểm. Ngay sau đây, cùng Góc điều trị sẹo tìm hiểu chi tiết về độ nguy hiểm của loại sẹo này và cách khắc phục hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính thẩm mỹ của da.

Sẹo lồi có mủ nguy hiểm không?
Sẹo lồi có mủ nguy hiểm không?

Sẹo lồi có mủ là gì?

Sẹo lồi có mủ là tình trạng da bị nhiễm trùng, vết sẹo bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm và dần dần hình thành mủ bên trong.

Nếu không chăm sóc và bảo vệ vùng bị sẹo có mủ cẩn thận, chúng có thể bị vỡ ra và chảy dịch. Đồng thời, tình trạng sẹo này không điều trị kịp có thể phát triển, lan rộng sang các vùng da xung quanh và không thể tự biến mất.

Sẹo có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nổi bật nhất là mặt, tai, cổ, ngực và vai. Khi xuất hiện sẹo lồi có mủ, da của bạn có thể bị ngứa ngáy, khó chịu vô cùng, đặc biệt là khi ma sát với quần áo với chất liệu thô.

Sẹo lồi có mủ vừa mất thẩm mỹ vừa gây sưng đau, khó chịu
Sẹo lồi có mủ vừa mất thẩm mỹ vừa gây sưng đau, khó chịu

Sẹo lồi có mủ là tình trạng rất hiếm khi gặp phải, tuy nhiên việc không có kiến thức về loại sẹo này có thể khiến bạn chủ quan để chúng phát triển và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân làm sẹo lồi có mủ là do đâu? Mời bạn tìm hiểu ở phần nội dung tiếp theo.

Đặt lịch hẹn

Dấu hiệu nhận biết sẹo lồi có mủ/dịch nhầy

Sẹo lồi nhiễm trùng nếu phát hiện sớm sẽ điều trị nhanh khỏi, tránh lây lan sang vùng da khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người khó nhận biết được chuyển biến sẹo đã có mủ hay dịch nhầy. Chính vì vậy, nội dung dưới đây sẽ liệt kê những dấu hiệu nhận biết sẹo lồi có mủ, dịch nhầy: 

  • Vị trí sẹo lồi khi sờ vào có dấu hiệu mềm, hơi nhói và đau hơn những vùng da lành. 
  • Cơn đau tại vùng da có sẹo lồi kéo dài, các cơn đau tăng dần, không có dấu hiệu giảm.
  • Cơ thể xuất hiện các dấu nóng lạnh, cảm cho đến sốt cao, nhiều lần bị ớn lạnh. 
  • Nếu trường hợp nặng hơn, thì khi cọ xát vết sẹo với quần áo nhẹ nhàng cũng có thể xuất hiện các cơn đau, thậm chí rát khi chạm. 
  • Một số trường hợp tồi tệ hơn, vết thương có thể vỡ dịch, chảy ra từ vết sẹo, dịch nhầy có mùi hôi khó chịu. 

Bạn có biết? Khi sẹo lồi xuất hiện mủ/dịch nhầy chứng tỏ vết thương bị nhiễm trùng, biến chứng. Tình trạng này không chỉ gây ra đau đớn mà còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chính vì thế, khi phát hiện ra những trường dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ khắc phục kịp thời, nếu không vết sẹo có thể hoạI tử, gây biến chứng nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng.

THĂM KHÁM TÌNH TRẠNG SẸO VỚI BÁC SĨ DA LIỄU

Nguyên nhân khiến sẹo lồi có mũ

Sẹo lồi có mũ cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là những yếu tố dưới đây:

  • Vết thương bị nhiễm trùng: vết thương bị nhiễm trùng chủ yếu đến từ cách chăm sóc và vệ sinh sai cách. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, sinh sôi và cản trở quá trình hồi phục của vết thương. Ngoài ra, cũng xuất phát từ khâu tiểu phẫu, phẫu thuật không được đảm bảo vệ sinh. Những dụng cụ như dao kéo, băng gạc hoặc kim tiêm không được khử khuẩn 100% cũng khiến vi khuẩn xâm nhập.
Nhiễm trùng vết thương không được xử lý cẩn thận sẽ khiến sẹo hình thành kèm theo mủ
Nhiễm trùng vết thương không được xử lý cẩn thận sẽ khiến sẹo hình thành kèm theo mủ
  • Vết thương bị dị ứng: Cơ địa bị dị ứng với các thành phần điều trị vết thương hở cũng dẫn đến sẹo lồi xuất hiện mủ. Chẳng hạn như dị ứng với thuốc, chỉ khâu vết thương hoặc bằng gạc. Cùng với đó, trong quá trình hồi phục, nếu ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng, mưng mủ như rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản,… cũng khiến sẹo có mủ.
  • Cơ địa miễn dịch kém: Người bẩm sinh có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch có thể khiến cơ thể không thể chống chọi với các tác nhân gây hại. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng vết thương.
Hệ miễn dịch kém cũng là một trong các yếu tố gây nên sẹo lồi có mủ
Hệ miễn dịch kém cũng là một trong các yếu tố gây nên sẹo lồi có mủ

Sẹo lồi có mủ có nguy hiểm không?

Sẹo lồi có mủ có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng nhẹ hay nặng ở vị trí sẹo xuất hiện.

Thông thường, nếu xuất hiện và biến mất trong 1-3 ngày, thì tình trạng sẹo không đáng quan trọng. Trong khi đó, nếu sẹo lồi có mủ kéo dài trong 4-6 ngày mà vẫn không thuyên giảm, kèm theo là triệu chứng chảy dịch, hôi, sưng,… thì đó là dấu hiệu của mức độ nhiễm trùng nặng.

Nếu không điều trị kịp thời, sẹo sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cụ thể là tạo nên những triệu chứng như sau:

Sẹo bị sưng đau dữ dội

Việc để sẹo hoành hành trong thời gian dài khiến da đau nhức dữ dội, kèm hiện tượng nóng rát và ngứa ngáy. Đặc biệt là khi cọ xát với những trang phục được làm bằng chất liệu thô cứng sẽ gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của bạn. Và điều đó có thể tác động mạng và khiến sẹo viêm nhiễm nặng hơn.

Sưng đau dữ dội là hệ quả của việc không điều trị sẹo lồi có mủ sớm
Sưng đau dữ dội là hệ quả của việc không điều trị sẹo lồi có mủ sớm

Thân nhiệt tăng cao và cảm thấy mệt mỏi

Sẹo lồi có mủ ở mức độ nghiêm trọng còn có thể khiến cơ thể tăng nhiệt độ và tạo cảm giác ớn lạnh. Mức độ sẹo càng nặng, tình trạng sốt càng cao và cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải hơn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt lẫn chất lượng cuộc sống của bạn. Đồng thời, sức đề kháng và miễn dịch của cơ thể suy giảm, khiến bạn dễ mắc các bệnh vặt hơn.

Vị trí sẹo có dịch nhầy và mùi hôi khó chịu

Nếu không chăm sóc vết thương cẩn thận, dịch mủ trong sẹo có thể bị vỡ ra tạo nên mùi hôi khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da mà tình trạng dịch nhầy chảy ra còn khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, vết sẹo vỡ mủ sẽ vô tình giúp đợt vi khuẩn mới tấn công, gây nhiễm trùng và lở loét nặng hơn.

Sẹo vỡ ra kèm theo dịch có mùi hôi khó chịu
Sẹo vỡ ra kèm theo dịch có mùi hôi khó chịu

Nguy cơ dẫn đến hoại tử

Sẹo lồi có mủ ở mức độ nặng nhất có thể dẫn đến hoại tử da. Tương tự, tình trạng này cũng dẫn đến các triệu chứng sưng đau, chảy mủ và khiến cơ thể bị sốt cao. Do vậy, khi sẹo lồi có mủ xuất hiện, tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Cách xử lý sẹo lồi có mủ hiệu quả

Sẹo lồi có mủ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ quả không mong muốn như đã đề cập. Để xử lý chúng ngay từ đầu, có rất nhiều cách, nhưng trước hết bạn vẫn nên sát trùng, vệ sinh cũng như chăm sóc vết thương thật kỹ.

Cách xử lý sẹo lồi có mủ đơn giản tại nhà

Cách này chỉ áp dụng đối với vết sẹo nhẹ, xuất hiện ít mủ và vừa mới xuất hiện khoảng 1-2 ngày.

  • Vệ sinh sẹo hàng ngày: Trước khi vệ sinh, bạn hãy nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào sẹo. Tiếp đến, hãy dùng bông tăm hoặc bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý để lau vết sẹo. Thực hiện 3 lần/ngày để da sạch khuẩn và khô thoáng.
Sát trùng và rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý
Sát trùng và rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý
  • Bôi thuốc mỡ hoặc uống thuốc kháng sinh: Sau khi vệ sinh vết thương, bạn hãy dùng thuốc mỡ hoặc uống thuốc kháng sinh để giảm viêm sưng và ức chế vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, chỉ uống theo toa bác sĩ kê đơn với đúng loại, đúng liều lượng và tần suất uống.
  • Băng vết thương cẩn thận: Có thể dùng những sản phẩm tạo màng bảo vệ sinh học để bụi bẩn và dị vật không bám dính vào vết thương. Tuy nhiên, để bảo vệ toàn diện nhất thì bạn nên dùng băng gạc để che chắn vết thương mỗi ngày.
  • Kiêng ăn các thực phẩm gây sưng và mưng mủ: Trong quá trình da xuất hiện sẹo, bạn không nên ăn các thực phẩm gây sưng đau và tạo mủ như hải sản, thịt bò, gạo nếp, rau muống, đồ ăn cay nóng, bia rượu,…

Tìm hiểu: Bị sẹo kiêng ăn gì để an toàn?

Kiêng ăn những thực phẩm gây ngứa và tăng sinh mô sẹo
Kiêng ăn những thực phẩm gây ngứa và tăng sinh mô sẹo

Cách khắc phục sẹo lồi có mủ ở mức độ nặng

Đối với mức độ này, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào tình trạng sẹo, sẽ có những cách xử lý khác nhau, cụ thể là:

  • Sẹo lồi có mủ do dị vật còn sót lại bên trong: Với trường hợp này, bác sĩ chỉ cần thực hiện tiểu phẫu để lấy dị vật ra, sát trùng vết thương và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc, vệ sinh vết thương cẩn thận. Đồng thời có thể cung cấp thuốc để uống nhằm giảm đau cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
  • Sẹo lồi mưng mủ do hệ miễn dịch của cơ thể kém hoặc do dị ứng: Trường hợp này bác sĩ sẽ thăm khám để xác định bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải để kê thuốc uống cũng như đề xuất cách xử lý hiệu quả nhất.
  • Sẹo lồi xuất hiện mủ nghiêm trọng, gây sốt và đau dai dẳng: Trường hợp này, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi và loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng để tránh sự lây lan dữ dội của sẹo.

Sẹo lồi có mủ cần được điều trị sớm để không trở nặng và ảnh hưởng sức khỏe. SeoulSpa.Vn mong rằng với thông tin bên trên bạn đã biết được nguyên nhân gây ra sẹo cũng như cách xử lý phù hợp. Nếu muốn tìm nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám và điều trị các vấn đề sẹo, bạn đừng ngần ngại đến với Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1800 3333 để được giải đáp chi tiết.

171

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

    Mã code:

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận voucher