Xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu khoa học, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ ăn uống ngon miệng hơn và đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ vẫn chưa biết ăn gì hôm nay, hãy thử tham khảo gợi ý thực đơn từ Thẩm Mỹ Viện SeoulSpa.Vn nhé! Có rất nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng, bổ dưỡng mà mẹ có thể nấu tại nhà!
Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu cần tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:
Những món đồ sống, đồ tái hoặc chưa được nấu chín kỹ thường có nguy cơ chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Một số trường hợp còn có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu trong thời gian đầu nên hạn chế sử dụng những món này.
Sự phát triển của thai nhi có thể ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa và dạ dày của mẹ. Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để chống ngấy và hạn chế tình trạng chán ăn, khó tiêu, buồn nôn… Lưu ý, khi xây dựng thực đơn ăn uống trong 3 tháng đầu mang thai cần phân biệt giữa bữa ăn phụ và ăn vặt. Bữa ăn phụ vẫn cần sử dụng thực phẩm bổ dưỡng, đủ chất, hạn chế các món ăn vặt chứa nhiều calo nhưng không tốt cho sức khỏe.
Ở thời gian 3 tháng đầu, mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết với định lượng phù hợp, cụ thể như sau:
Acid folic đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Chất này giúp xây dựng và phát triển hệ thần kinh và não bộ của thai nhi, tham gia vào quá trình phát triển mô tế bào. Bên cạnh đó, Acid folic còn giúp giảm nguy cơ các khuyết tật ống thần kinh và hốc mắt ở thai nhi, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển tổng thể.
Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 0,4-0,8 mg acid folic mỗi ngày. Những thực phẩm chứa nhiều chất này bao gồm: rau xanh, đậu, ngũ cốc… bạn cũng nên sử dụng thêm viên uống bổ sung acid folic theo chỉ định của bác sĩ.
Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, hình thành xương, răng, và hệ thần kinh của thai nhi. Thực đơn khi mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung khoảng 88 mg canxi mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi. Ngoài việc bổ sung từ thực phẩm tự nhiên như sữa và sản phẩm từ sữa, rau xanh, hạt, cá, hải sản… bạn nên sử dụng thêm các viên uống canxi theo đơn hoặc hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Sắt là thành phần chính của hồng cầu, giúp bà bầu duy trì mức hồng cầu cân bằng và phòng ngừa thiếu máu, hỗ trợ cung cấp oxy cho thai nhi, tăng cường hệ thống miễn dịch. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày. Các thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, gan, hạt, đậu, rau xanh, trứng…
Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành các cơ quan, mô và hệ thống trong cơ thể thai nhi. Protein còn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bà bầu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, cung cấp năng lượng cho mẹ, duy trì sức khỏe và sự phát triển cho bé. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 75-100g protein qua các thực phẩm giàu như: thịt, cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, hạt, đậu, lạc, lúa mạch….
Mỗi ngày mẹ cần bổ sung khoảng 80mg vitamin C và 2000 đến 3000 UI vitamin D cho cơ thể. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, trong khi đó vitamin D hỗ trợ hệ xương của bé phát triển đầy đủ.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây và rau củ, như: cam, chanh, quýt, kiwi, dứa, cà chua, và cải xoong… Ánh nắng tự nhiên của mặt trời sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tốt nhất, bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm như cá hồi, cá thu, trứng và nấm.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu trải qua nhiều thay đổi sinh lý và hormone, dẫn đến nhiều triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, và mệt mỏi, táo bón. Việc lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng này và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Một số thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn này bao gồm rau củ non, trái cây tươi, các loại đậu phụ, thịt gà, cá tươi, gạo lứt, và sữa chua…
Ngoài những món nên ăn, mẹ bầu trong 3 tháng đầu cũng có một số loại thực phẩm cần kiêng khem để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tham khảo một số lưu ý trong thực đơn thêm:
Dựa vào những nguyên tắc trên, bạn có thể xây dựng thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng đầu khoa học, đủ chất và ngon miệng tùy theo sở thích, khẩu vị. Dưới đây là gợi ý thực đơn tiêu biểu trong mỗi tháng cho bạn tham khảo:
Ở tháng đầu tiên, cơ thể người mẹ hầu như vẫn chưa có những thay đổi rõ ràng. Thậm chí một số bà bầu còn chưa nhận ra mình đã mang thai. Dù vậy, bạn vẫn nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển tốt.
THỜI GIAN | Bữa sáng
Bữa chính: 7h Bữa phụ: 9h30 |
Bữa trưa
Bữa chính: 11h30 Bữa phụ: 15h |
Bữa tối
Bữa chính: 18h Bữa phụ: 21h |
Thứ 2 | Cháo yến mạch với hạt chia và trái cây tươi | Cơm trắng, Trứng hấp thịt, canh khổ qua, đu đủ | Cơm trắng, cá hồi áp chảo, rau củ hấp |
1 ly sữa | Bánh quy | Các loại hạt | |
Thứ 3 | Bánh cuốn | Cơm trắng, thịt bò sốt cà chua và rau bina, 1 chùm nho. | Cơm trắng, canh cải thảo, thịt bò xào hành tây và cà chua. |
1 quả táo | 1 ly ngũ cốc | Bánh mì | |
Thứ 4 | Sữa chua tự nhiên trộn trái cây và hạt hạnh nhân. | Gỏi cuốn tôm thịt với rau sống | Cơm trắng, sườn xào chua ngọt, su su cà rốt xào thịt, 1 quả táo |
Khoai lang | 1 ly nước ép | 1 ly sữa | |
Thứ 5 | Súp cua và trái cây | Cơm trắng, gà kho gừng, rau củ luộc, 1 ly sinh tố | Cơm trắng, cá lóc nướng mỡ hành, rau bina và cà chua |
1 ly sữa | Dâu tây | Sữa chua | |
Thứ 6 | Bún bò Huế | Cơm trắng, canh cải bó xôi với thịt lợn xào, 1 ly nước cam | Cơm trắng, canh cá nấu chua, thịt kho trứng, dưa hấu |
1 quả chuối | Ngô luộc | 1 ly sữa | |
Thứ 7 | Bánh mì sandwich trứng chiên và salad
|
Cơm trắng, thịt bò nướng và rau xà lách, 1 quả xoài | Cơm trắng, canh bí đỏ, đậu sốt thịt băm, 1 quả kiwi |
1 ly sữa kèm khoai luộc | 1 ly nước ép | Sữa chua | |
Chủ nhật | Phở gà, 1 quả cam | Cơm trắng, canh cải xanh nấu thịt bằm, cá kho
1 quả táo |
Cơm trắng, canh bí đao sườn non, thịt nướng, 1 quả chuối
|
Các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều…) | 1 ly sữa | Trứng luộc |
Bước vào tháng thứ hai của thai kỳ, cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt hơn. Một số người bị nghén, dễ nôn và khá mẫn cảm với đồ ăn. Do đó, bạn nên ưu tiên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ, gia vị khi xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu.
Bữa sáng
Bữa chính: 7h Bữa phụ: 9h30 |
Bữa trưa
Bữa chính: 11h30 Bữa phụ: 15h |
Bữa tối
Bữa chính: 18h Bữa phụ: 21h |
|
Thứ 2 | Bánh mì nguyên cám kèm trứng luộc và salad | Cơm gạo lứt kèm cá hấp và rau xà lách, táo | Canh rau cải ngọt với thịt gà và cơm trắng, đu đủ |
1 trái cam tươi | 1 cốc sữa chua không đường | 1 ly sữa | |
Thứ 3 | Cháo yến mạch với các loại hạt | Cơm trắng, súp lơ luộc, thịt bò xào nấm, trứng rán, chuối | Cơm trắng, tôm rang thịt ba chỉ, canh mọc nấu nấm, nho
|
1 cốc sữa đậu nành không đường | 1 trái táo | Bánh quy | |
Thứ 4 | Cháo thịt bằm, 1 trái chuối | Cơm trắng, đậu cove luộc, thịt bò xào giá đỗ, cam | Cơm gạo lứt kèm cá hồi nướng và rau sống, dưa hấu |
1 ly nước ép | 1 quả ngô luộc | 1 ly sữa | |
Thứ 5 | Xôi | Cơm trắng, cá hồi sốt cam, canh khoai tây hầm xương , nước ép | Cơm trắng, vịt quay, rau muống xào, canh bồ ngót thịt bằm, kiwi |
2 quả kiwi | 1 ly sữa | Khoai luộc | |
Thứ 6 | Phở bò | Cơm gạo lứt canh rong biển, tim heo xào giá đỗ, sinh tố bơ
|
Cơm trắng, bò kho, cải thìa xào, canh sườn nấu bí đỏ, vú sữa |
1 ly nước ép | Các loại hạt | 1 ly sữa | |
Thứ 7 | Xôi lạc | Mì xào hải sản và rau củ, 1 ly sinh tố | Canh cải ngọt với thịt heo luộc và cơm trắng, bưởi |
1 quả táo | 1 ly sữa | 1 ly ngũ cốc | |
Chủ nhật | Bún sườn | Cơm, bắp cải nấu thịt băm, thịt kho trứng cút, xoài | Mỳ ý sốt bò và rau xà lách, sinh tố dưa gang |
Bánh mì phô mai | 1 ly sữa | Sữa chua |
Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi trải qua giai đoạn phát triển quan trọng. Bé đã có đủ bộ phận cơ bản như tay, chân, ngón tay, ngón chân, uống, mũi, tai và một số cơ quan khác… Mẹ có thể tham khảo thực đơn gợi ý dưới đây cho bữa ăn thêm phong phú, đủ chất:
Bữa sáng
Bữa chính: 7h Bữa phụ: 9h30 |
Bữa trưa
Bữa chính: 11h30 Bữa phụ: 15h |
Bữa tối
Bữa chính: 18h Bữa phụ: 21h |
|
Thứ 2 | Bánh mì ăn kèm mứt hoặc sữa chua, trái cây.
|
Cơm trắng, thịt bò xào thiên lý, canh củ sườn non, đu đủ | Miến trộn, sinh tố bơ |
Một ly sữa | Khoai luộc | Bánh quy | |
Thứ 3 | Bột yến mạch ăn kèm các loại hạt | Tôm rang muối, cơm trắng, rau xà lách. | Thịt gà kho nghệ, cơm trắng, rau muống luộc. |
1 ly sữa chua | Ngô luộc | 1 ly sữa | |
Thứ 4 | Xôi thịt, 1 ly sữa | Cá bớp hấp, cơm trắng, cải thìa xào nấm thịt bò, dưa hấu | Canh rong biển hấp, cơm trắng, mực xào cần tỏi, ổi |
1 quả táo | 1 ly sữa | Các loại hạt | |
Thứ 5 | Bún măng vịt, táo | Thịt heo kho trứng, cơm trắng, rau luộc | Cơm trắng, gà kho tiêu, súp lơ xanh xào tôm thịt, canh chua cá lóc |
1 ly sữa chua | Bánh mì | Bánh quy | |
Thứ 6 | Miếng gà, 1 quả cam | Cơm, sườn rim
canh cải nấu tôm, bưởi |
Thịt bò xào hành tây, cơm trắng, canh bí đao thịt bằm |
Ngô luộc | Sữa chua trái cây | Trứng luộc | |
Thứ 7 | Bánh bao + 1 ly sữa | Canh chua cá, cơm trắng, rau muống luộc, dưa lê | Bún thịt nướng, 1 quả chuối |
Bánh mì nguyên cám | Sinh tố bơ | 1 ly sữa | |
Chủ nhật | Bánh mì kẹp thịt, nước cam | Cháo cá chép, sữa chua, trái cây | Gà nướng, cơm trắng, rau xà lách hoặc rau luộc. |
Các loại hạt | Trứng luộc | 1 ly sữa |
Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bà tháng đầu, có một số vấn đề bạn cần lưu ý như sau:
Mẹ bầu thường lựa chọn uống sữa để cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyên bạn nên chọn sữa không đường hoặc ít đường để kiểm soát đường huyết, tránh tình trạng tăng cân quá mức. Việc lựa chọn các loại sữa này còn giúp hạn chế triệu chứng khó tiêu hóa hoặc buồn nôn cho một số bà bầu.
Thực đơn khi mang bầu 3 tháng đầu cần bổ sung đủ các nhóm thực phẩm chính bao gồm rau quả, ngũ cốc, thịt, cá, đậu và sản phẩm sữa. Thực đơn đảm bảo cung cấp chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và bé.
Nếu bạn có thói quen vừa ăn vừa uống nước thì nên thay đổi dần khi mang bầu. Uống nước trong lúc ăn có thể làm pha loãng dịch tiêu hóa trong dạ dày và ruột, giảm nồng độ acid dạ dày cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Uống nước nhiều làm hạn chế khả năng hấp thu các dưỡng chất quan trọng như sắt, canxi…
Thay vào đó, mẹ bầu nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước mà không ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Khi mang bầu, nhiều mẹ thường rất thèm các món ăn vặt, đồ ăn nhanh hoặc chế biến sẵn. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này thường không tốt cho sức khỏe. Nếu muốn ăn vặt, bạn nên ăn trái cây tươi, hạt ngũ cốc, bánh quy, trái cây sấy không đường… sẽ lành mạnh hơn.
Nhiều mẹ bầu có ám ảnh về cân nặng nên thường xuyên thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân. Tuy nhiên, nếu đã phát hiện mang thai, bạn cần dừng ngay việc ăn kiêng và thực hiện chế độ ăn uống đủ chất, khoa học hơn.
Trong thời kỳ này, thai nhi cần những chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Ăn kiêng làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà thai nhi nhận được, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe hoặc phát triển không đầy đủ. Đối với mẹ, ăn kiêng giảm cân có thể dẫn đến chứng thiếu máu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và các vấn đề căng thẳng, stress.
Hy vọng với gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trên đây, bạn có thể đa dạng hóa bữa ăn hằng ngày và đảm bảo dưỡng chất cho cả mẹ lẫn bé. Tam cá nguyệt đầu tiên là thời kỳ vô cùng nhạy cảm, do đó bạn nên thăm khám thai định kỳ và tuân thủ các chỉ dẫn về dinh dưỡng của bác sĩ nhé!
Đăng ký tư vấn
LIÊN HỆ HOTLINE
Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7
ĐẶT LỊCH HẸN
Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng
TMV SeoulSpa.vn khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam với hơn 50 chi nhánh trên toàn quốc. Với sự đầu tư tráng lệ về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực giỏi nhất thị trường, TMV SeoulSpa.vn tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.
Vui lòng chọn khu vực
Bình luận website