Vui lòng chọn khu vực
Tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Cần kiêng gì?
Kết quả tiêm filler mũi thường phụ thuộc đến 80% vào tay nghề bác sĩ và 20% do cách chăm sóc, giữ gìn của bạn. Sau khi tiêm filler các chuyên gia thường khuyến cáo nên hạn chế đụng chạm hoặc tác động mạnh đến vùng mũi. Vậy liệu tiêm filler mũi có nặn mụn được không? Nếu bạn vừa tiêm filler xong lại thấy ở khu vực này bỗng dưng nổi nhiều mụn đỏ, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Tiêm filler mũi có được nặn mụn không?
Tiêm filler được xem là phương pháp làm đẹp không xâm lấn, không đụng đến giao kéo nên không mất quá nhiều thời gian để hồi phục. Tiêm xong bạn hầu như có thể đi lại, sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên ở vị trí tiêm vẫn cần phải để ý và chăm sóc đặc biệt. Một số nàng phát hiện sau khi tiêm filler mũi bỗng nhiên mụn nổi lên rất nhiều ở khu vực này. Mũi nằm ở vùng chữ T trung tâm khuôn mặt. Đây là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn nên rất dễ xuất hiện mụn, khó phân biệt đây là mụn da liễu hay do tiêm filler.
Tiêm filler mũi có được nặn mụn không? Câu trả lời là KHÔNG. Trong quá trình chờ cho mũi đứng form, ổn định bạn không nên sờ nắng hay tác động bằng tay đến vùng mũi. Nếu bị mụn, bạn nên chờ cho khu vực này lành hẳn rồi mới tiến hành xử lý. Trong 1 tháng đầu sau khi tiêm, bạn tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn nhé!
Nếu nặn mụn ngay sau khi tiêm có thể xảy ra một số rủi ro như viêm nhiễm, ảnh hưởng đến dáng mũi và quá trình phục hồi. Nghiêm trọng hơn một số trường hợp mũi còn bị lệch, nghiên vẹo không vào form.
Nguyên nhân nổi mụn sau khi tiêm filler
Về nguyên nhân của việc nổi mụn sau khi tiêm filler có thể chia làm hai nhóm. Thứ nhất là do yếu tố sinh lý của cơ thể, thứ 2 là do tác dụng phụ của việc tiêm filler. Về mặt nổi mụn sinh lý có thể hiểu là do những yếu tố về da, nội tiết bên trong cơ thể. Dù bạn có tiêm filler hay không thì vùng mũi vẫn nổi mụn.
Nâng mũi bằng filler được xem là phương pháp khá an toàn. Nhưng nếu sau khi tiêm bạn có dấu hiệu nổi mụn nước hoặc vùng da này bị viêm sưng đỏ kéo dài, xuất hiện các nốt mụn đầu trắng hoặc mụn đỏ không nhân… thì rất có thể đây là biến chứng sau khi tiêm.
Nguyên nhân có thể do tay nghề của người thực hiện, ví dụ nếu tiêm quá nông sẽ bị lồi lên da như nổi mụn, tiêm quá sâu chạm phải các mạch máu sẽ gây tắc mạch, nổi mụn đỏ thậm chí là hoại tử.
Dù cho thành phần filler khá lành tính, bao gồm những loại HA có tồn tại trong cơ thể người. Điều này cho phép filler dung hòa dễ dàng với các mô, tuy nhiên một số ít trường hợp cơ địa quá nhạy cảm cũng có thể xảy ra phản ứng đào thải. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng với vật lạ khiến nổi mụn sưng đỏ trên da.
Tiêm lượng filler quá nhiều dễ dẫn đến tràn chất làm đầy. Chúng sẽ xâm lấn sang các mô khác và vón cục, hằn lên da tạo nên mụn đỏ, mụn mủ. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác là chất lượng filler không đảm bảo, sử dụng sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Nếu quá trình tiêm không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật hay vô trùng, rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm chéo bệnh từ người khác. Sử dụng lại ống tiêm cũ hay không vệ sinh là điều tối kỵ khi tiêm filler. Bên cạnh đó, một số người đã có sẵn mầm virus Herpes ủ bệnh. Sau khi tiêm filler vùng da này yếu đi tạo cơ hội cho virus hoạt động, gây nên những nốt mụn nước.
Ăn uống và chăm sóc không đúng cách sau khi tiêm filler cũng có thể là nguyên nhân gây mụn. Ăn quá nhiều đồ dầu chiên, cay nóng, nhai đồ cứng khiến cơ mặt hoạt động nhiều… dễ khiến filler bị xô lệch, vón cục, lên mụn.
Làm gì nếu bị nổi mụn sau khi tiêm filler?
Với câu hỏi tiêm filler mũi có được nặn mụn không thì đáp án là không, vậy bạn phải làm gì để giảm tình trạng này? Seoul Spa khuyên bạn nên đi đến bác sĩ khám để xác định nguyên nhân, đây là vấn đề da liễu đã có từ trước hay nổi mụn do tiêm filler.
Với tình trạng mụn da liễu
Nếu tình trạng mụn do các yếu tố về sinh lý, da liễu bạn có thể tìm hiểu những phương pháp ít tác động hơn. Tiêu biểu có thể kể đến như đắp mặt nạ trị mụn, chấm mụn, dùng kem trị mụn… Như vậy sẽ giúp hạn chế tác động lực lên da. Ngay cả khi mũi đã lành sau 1 tháng tiêm filler, bạn cũng nên đến spa hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi nặn mụn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các biện pháp giảm mụn thông qua chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Ngủ sớm, ăn uống khoa học, uống nhiều nước và dùng nhiều rau củ trái cây được xem là cách để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Dù không thể làm sạch mụn ngay lập tức nhưng chúng sẽ mang đến hiệu quả về lâu dài, giúp tình trạng mụn giảm đáng kể.
Với các loại mụn do tiêm filler
Nếu xác định mụn trên mũi là do tác dụng phụ từ việc tiêm filler thì vấn đề sẽ khó xử lý hơn. Bạn tuyệt đối không được nặng để tránh làm tổn thương mô da, gây nên bội nhiễm. Nặn mụn có thể gây viêm nhiễm, hoại tử da khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp, nguy cơ để lại sẹo là rất lớn.
Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương án điều trị. Nếu nghiêm trọng có thể chỉ định tiêm tan filler. Lúc này khi filler được đào thải, loại bỏ ra khỏi cơ thể tình trạng mụn cũng sẽ giảm. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm.
Nếu cảm thấy đau nhức, bạn có thể chườm lạnh khoảng 10-15 phút để làm dịu cơn đau. Lưu ý nên vệ sinh túi chườm thật sạch để tránh bụi bẩn, vi khuẩn tiếp xúc với da nhé.
Không tự ý bôi thoa hay dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ. Nếu vùng tiêm bị nổi mụn kèm với chảy mủ dịch cần dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ.
Sau khi tiêm filler mũi cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề tiêm filler có được nặn mụn không, chị em cũng cần quan tâm đến những chỉ dẫn về cách chăm sóc, kiêng cữ sau khi tiêm.
Hạn chế đồ cay nóng, bia rượu
Tiêm filler có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng ngay sau khi thực hiện. Tuy nhiên để đảm bảo chiếc mũi hài hòa và thẩm mỹ nhất bạn cần phải chú ý đến việc ăn uống, sinh hoạt. Ăn đồ cay nóng hoặc sử dụng nhiều chất kích thích không chỉ gây mụn mà còn có thể khiến filler tan nhanh hoặc gây kích ứng.
Không xông hơi, tiếp xúc nhiệt độ cao
Nhiệt độ cao từ xông hơi hay ánh nắng trực tiếp mặt trời có thể thúc đẩy quá trình tan filler nhanh hơn. Do đó sau khi tiêm bạn nên chú ý che chắn cẩn thận khi ra ngoài và hạn chế xông mặt nhé! Đây cũng là cách để bảo vệ da, làm chậm quá trình lão hóa.
Kiêng makeup, đeo kính trong thời gian đầu
Sau khi tiêm filler bạn không nên sờ hoặc chạm vào vùng mũi. Ngay cả việc makeup cũng cần hạn chế để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm. Sau khi vùng da này ổn định bạn có thể makeup bình thường. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế đeo kính trong vòng 30 ngày đầu tiêm filler.
Hạn chế vận động mạnh
Không những hạn chế tác động vào phần mũi, bạn cũng cần tránh những bài tập cần vận động mạnh như chạy bộ, leo núi, nhảy dây. Filler đang trong quá trình định hình, nếu bạn tập luyện mạnh có thể khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh làm vết tiêm sưng đỏ, ngứa ngáy.
Qua bài viết hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi tiêm filler mũi có được nặn mụn không. Tiêm filler dù không phải là phương pháp phức tạp tuy nhiên vẫn cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn.
Mọi thắc mắc về dịch vụ bạn có thể liên hệ với Thẩm Mỹ Viện Seoul Spa để được tư vấn chi tiết hơn tại hotline: 19006947.
Đăng ký tư vấn
LIÊN HỆ HOTLINE
Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7
ĐẶT LỊCH HẸN
Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng
THẨM MỸ VIỆN SEOUL SPA - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU
TMV SeoulSpa.vn khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam với hơn 50 chi nhánh trên toàn quốc. Với sự đầu tư tráng lệ về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân lực giỏi nhất thị trường, TMV SeoulSpa.vn tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.
HỆ THỐNG HƠN 50 CHI NHÁNH
Nhờ sự tin yêu của khách hàng, Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn luôn có lượng khách lớn ghé thăm.
Quý khách vui lòng đặt lịch hẹn trước để được CHỦ ĐỘNG – ƯU TIÊN – TIẾT KIỆM THỜI GIAN!
- Thẩm mỹ viện Seoulspa.vn
- Hệ thống thẩm mỹ viện SeoulCenter
- Tất cả
- Hà nội
- Hồ Chí Minh
- Miền Nam
- Miền Tây
- Miền Trung
- Tây Nguyên
Bình luận website