Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Trượt cằm là gì? Quy trình và cách chăm sóc trượt cằm V line

Cập nhật: 15/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Việc sử hữu một chiếc cằm V line luôn là ước mong của nhiều người. Tuy nhiên, do yếu tố bẩm sinh, cằm của một số người gặp tình trạng ngắn, lẹm và lệch. Để khắc phục triệt để nhược điểm này, một số người đã tìm tới kỹ thuật trượt cằm v line. Nếu bạn đang có nhu cầu tái cấu trúc lại cằm, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về thủ thuật làm đẹp này.

trượt cằm

Trượt cằm là gì?

Trượt cằm là phẫu thuật thẩm mỹ cắt xương cằm và di chuyển chúng ra đằng trước. Phần cằm ở tại vị trí mới sẽ được nẹp lại bằng ốc vít y tế chuyên dụng. Mục đích là để khắc phục triệt để tình trạng cằm ngắn, lẹm, hai cằm và bị lệch một cách triệt để.

Đây là thủ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ cần có kiến thức chuyên môn vững cùng kinh nghiệm nhiều năm mới có thể xử lý tốt được. Do vậy, nếu bạn đang muốn thực hiện điều chỉnh lại cằm, cần tới bệnh viện uy tín để làm để giảm rủi ro tối đa có thể xảy ra.

Trượt cằm là phẫu thuật thẩm mỹ cắt xương cằm và di chuyển chúng ra đằng trước
Trượt cằm là phẫu thuật thẩm mỹ cắt xương cằm và di chuyển chúng ra đằng trước

Trượt cằm và độn cằm có giống nhau không?

Cả hai kỹ thuật này đều chung một mục đích là giúp tái cấu trúc lại cằm để có được dáng mặt thon gọn chuẩn V line giúp gương mặt dễ dàng đạt tỷ lệ chuẩn. Sau thẩm mỹ, tình trạng cằm lệch và lẹm sẽ được khắc phục triệt để. Dẫu vậy, hai thủ thuật thẩm mỹ này lại có sự khác biệt như sau:

Tiêu chí Trượt cằm V line Độn cằm
Chất liệu thẩm mỹ Dùng chính xương cằm của khách hàng để thay đổi hình dáng cằm. Dùng sụn sinh học cao cấp.
Kỹ thuật Xác định vị trí chính xác cần cắt xương cằm. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đẩy miếng xương này về phía trước và dùng nẹp y tế cố định lại. Gọt miếng độn cho phù hợp rồi đặt vào khu vực cần độn cằm.
Thời gian thực hiện 90 – 120 phút 40 – 60 phút
Mức độ đau Rất đau Đau
Thời gian cằm ổn định 1 – 3 tháng 1 tháng

Sự khác biệt giữa trượt cằm và độn cằm

Phẫu thuật trượt cằm và độn cằm có sự khác biệt
Phẫu thuật trượt cằm và độn cằm có sự khác biệt

Đối tượng nên thực hiện trượt cằm

Đối tượng phù hợp để trượt cằm cần đảm bảo trên 18 tuổi vì đây là thẩm mỹ có xâm lấn. Ngoài ra, những người này thường sẽ gặp những vấn đề sau:

  • Cằm lẹm, cằm ngắn, cằm lệch
  • Gặp khuyết điểm hoặc biến dạng ở cằm do tai nạn hoặc bẩm sinh
  • Người từng chỉnh cằm nhưng bị hỏng

Mặt khác, những người muốn thực hiện trượt cằm V line cầm cần có sức khỏe tốt và không thuộc một trong các nhóm sau:

  • Người bị cao huyết áp
  • Người có tiền sử động kinh
  • Người bị bệnh tim hoặc tiểu đường
  • Người đang gặp vấn đề nhiễm trùng ở cằm
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ đang mang thai không nên trượt cằm
Phụ nữ đang mang thai không nên trượt cằm

Ưu điểm của kỹ thuật trượt cằm V line

Trượt cằm V line khắc phục được triệt để tình trạng cằm ngắn, lẹm, lệch và mang lại dáng mặt V line thời thượng nên được nhiều người ưa thích. Phương pháp này không sử dụng miếng độn hoặc đặt bất kỳ vật lạ nào vào bên trong cằm nên hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng. Cơ thể cũng sẽ không xảy ra hiện tượng đào thải nên kết quả thẩm mỹ có thể duy trì được lâu dài.

Kỹ thuật trượt cằm hiện đại chỉ mất khoảng 1 – 3 tháng là cằm đã lành. Đường rạch nằm trong niêm mạc miệng nên không để lại sẹo sau thẩm mỹ, không lộ việc bạn đụng chạm dao kéo để thay đổi nhan sắc.

Quy trình phẫu thuật trượt cằm chuẩn y khoa

Kỹ thuật trượt cằm được xếp vào thẩm mỹ xâm lấn phức tạp nên bắt buộc cơ sở thực hiện phải có các trang thiết bị hiện đại, dụng cụ y tế được vô trùng theo tiêu chuẩn.

Bác sĩ thực hiện phải đảm bảo có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm nhiều năm phẫu thuật chỉnh hình. Còn quy trình thẩm mỹ cụ thể cần trải qua các bước như sau:

Bước 1: Khám và tư vấn cho khách hàng

Bác sĩ sẽ dùng thiết bị hiện đại để kiểm tra tình trạng cằm và cấu trúc xương mặt của khách hàng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí cần cắt cằm để tiến hành trượt cằm. Diện tích cần cắt và đặt cằm cần đảm bảo hài hòa với tổng thể gương mặt, không nhô quá xa sẽ khiến mặt mất cân đối.

Khám cằm trước khi phẫu thuật
Khám cằm trước khi phẫu thuật

Bước 2: Kiểm tra sức khỏe trước khi trượt cằm

Khách hàng cần thực hiện khám sàng lọc để đảm bảo an toàn khi thực hiện phẫu thuật. Sau khi có kết quả thử máu, đo huyết áp, dị ứng với thành phần thuốc,… bác sĩ sẽ lọc ra những người đủ tiêu chuẩn để thẩm mỹ. Còn những đối tượng không vượt qua được vòng này sẽ được hẹn tái khám vào thời gian gần nhất.

Bước 3: Gây mê và sát khuẩn

Những người vượt qua vòng kiểm tra sức khỏe sẽ được chuyển tới phòng phẫu thuật. Tại đây bác sĩ sẽ đưa một lượng thuốc mê phù hợp vào cơ thể bạn. Trong thời gian chờ thuốc ngấm, bác sĩ sẽ sát khuẩn cằm và khoang miệng cho khách.

Thực hiện gây mê trước khi phẫu thuật
Thực hiện gây mê trước khi phẫu thuật

Bước 4: Thực hiện phẫu thuật

Khi cơ thể khách hàng ngấm thuốc, bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật rạch một đường nhỏ cỡ 2 – 3cm trong niêm mạc miệng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ bóc tách tạo khoang vùng cằm, định vị nơi cần tiến hành cắt xương cằm.

Sau khi cắt xong xương cằm, bác sĩ sẽ đẩy cằm tới vị trí thích hợp (thường là ở phía ngoài). Sau khi cố định chính xác xương cằm, bác sĩ dùng nẹp để cố định phần xương cằm mới. Cuối cùng là dùng chỉ y khoa khâu lại vết rạch rồi dùng vải y tế để băng mặt và cằm lại.

Bước 5: Chăm sóc hậu phẫu

Khi thẩm mỹ kết thúc, chuyên viên y tế sẽ đưa khách hàng tới phòng hồi sức. Tại đây, bạn sẽ được theo dõi sức khỏe trong 24 – 48h sau trượt cằm. Sau thời gian theo dõi, nếu tinh thần của bạn tỉnh táo, sức khỏe ổn định, bác sĩ ký giấy xuất viện cho bạn về nhà chăm sóc. Đơn thuốc sẽ được bác sĩ gửi tới bạn, đồng thời họ sẽ dặn dò cách chăm sóc cằm, chế độ dinh dưỡng và lịch tái khám chi tiết.

Cách chăm sóc sau khi trượt cằm

Sau khi trượt cằm, nếu bạn không muốn gặp bất kỳ biến chứng thẩm mỹ nào thì hãy chú ý tới bước chăm sóc. Những việc bạn cần làm sẽ bao gồm vệ sinh, ăn uống, ngủ nghỉ và vận động như sau:

Vệ sinh cằm và răng miệng sạch sẽ

Đường rạch trong phẫu thuật trượt cằm V line nằm bên trong niêm mạc miệng nên bạn cần chú ý vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh bác sĩ yêu cầu để làm sạch miệng 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn uống.

Còn phần cằm bên ngoài không có bất kỳ vết rạch nào nên bạn có thể dùng sữa rửa mặt thường ngày vẫn sử dụng để làm sạch da mặt. Chú ý, thao tác cần nhẹ nhàng, tránh để cằm bị lệch hoặc gây ra đau.

Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh bác sĩ yêu cầu để làm sạch khoang miệng
Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh bác sĩ yêu cầu để làm sạch khoang miệng

Không tác động mạnh vào cằm

Trong khoảng 1 tháng sau phẫu thuật trượt cằm, bạn cần hạn chế chạm tay lên cằm và không tác động vật lý vào khu vực này. Khi nằm ngủ nên kê cao gối và nằm ngửa, không nằm úp mặt xuống gối vì dễ gây đau và ảnh hưởng tới vị trí của cằm.

Mặt khác, việc vận động mạnh có thể khiến vị trí của cằm bị lệch. Do vậy, sau phẫu thuật, bạn cần đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy, không tập thể dục hoặc làm việc nặng.

Chườm lạnh để giảm sưng

Đối với những trường hợp sưng cằm sau phẫu thuật, bạn có thể dùng đá lạnh để chườm. Tốt nhất là nên bọc viên đá lạnh vào khăn bông rồi chấm nhẹ phía ngoài căm, chỉ nên chấm, không nên chà xát khăn sẽ khiến cằm bị đau và dễ bị xô lệch.

Chườm đá lạnh giảm sưng tấy ở cằm sau phẫu thuật
Chườm đá lạnh giảm sưng tấy ở cằm sau phẫu thuật

Ăn thức ăn mềm, dễ nhai

Thức ăn mềm và dễ nhai là ưu tiên hàng đầu sau khi trượt cằm. Thay vì ăn đồ cứng khó nhai, bạn hãy ăn những món như:

  • Súp
  • Cháo
  • Khoai tây nghiền
  • Sữa chua
  • Sinh tố trái cây hoặc rau củ
  • Nước ép rau củ quả

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật trượt cằm sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu ngay khi thuốc mê tan. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ kê sẽ giúp giảm đau, giảm viêm và sưng tấy.

Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống, việc này có thể gây ra những hệ quả khó lường. Thêm một việc quan trọng là bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo cằm đang hồi phục đúng theo tiến trình.

Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế các cơn đau và giúp cằm phục hồi nhanh chóng
Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế các cơn đau và giúp cằm phục hồi nhanh chóng

Giải đáp một số băn khoăn thường gặp khi trượt cằm V-Line

Ngoài những vấn đề nêu trên, xoay quanh phương pháp làm đẹp trượt cằm V-Line còn có nhiều vấn đề được quan tâm. Dưới đây là giải đáp một số băn khoăn thường gặp.

Quá trình hồi phục sau trượt cằm

Trên thực tế, sau khi thực hiện trượt cằm, chỉ 5 – 7 ngày là bạn sẽ có được dáng cằm ổn định và không cần dùng băng ép nữa. Để hồi phục hoàn toàn, dự kiến cần 2 – 3 tuần. Thường sau khi trượt cằm V-Line bạn có thể trở lại làm việc bình thường khoảng 7 – 10 ngày.

Tuy nhiên, để có được dáng cằm đẹp tự nhiên, thanh tú thì bạn cần phải chờ khoảng thời gian từ 1 – 3 tháng. Đối với những trường hợp có cơ địa lâu lành, thời gian lành thương sẽ có thể kéo dài hơn.

Thời gian đầu sau khi trượt cằm, bạn sẽ nhận thấy cằm bị sưng và bầm tím nhẹ. Hiện tượng này có thể gây khó chịu nhưng sẽ giảm dần trong 2 tuần đầu. Thời điểm này khu vực cằm được dùng băng ép, chức năng nhai sẽ hạn chế. Vì vậy, bạn cần ăn các loại thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.

Quá trình phục hồi trượt cằm
Quá trình phục hồi trượt cằm diễn ra trong thời gian ngắn

Trượt cằm V-Line có đau không?

Quá trình thực hiện trượt cằm V-Line không quá đau đớn như nhiều người vẫn thường lo lắng. Bởi bác sĩ sẽ thực hiện gây mê trước khi can thiệp chỉnh sửa. Trong quá trình chỉnh sửa, thao tác nhẹ nhàng, tỉ mỉ dưới sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn.

Ngay sau khi phẫu thuật trượt cằm V-Line, trong vòng 2 – 3 tiếng, khách hàng sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ tại khu vực phẫu thuật. Trong 2 – 3 ngày đầu, khuôn mặt sẽ có hiện tượng hơi sưng, tê và căng cứng nhưng không quá nghiêm trọng. Sau 5 – 7 ngày thì vết thương bắt đầu lành, ổn định và hết hoàn toàn cảm giác đau đớn.

Quá trình trượt cằm không đau đớn
Quá trình trượt cằm không đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ

Trượt cằm V-Line có nguy hiểm không?

Bản chất độn cằm V-Line không tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, nguy hiểm cho cơ thể. Mặc dù kỹ thuật thực hiện có phức tạp nhưng quy trình hay vật liệu đã được kiểm định an toàn. Đặc biệt, quá trình trượt cằm không sử dụng sụn nhân tạo, thay vào đó sử dụng xương cằm tự thân thay đổi hình dáng khuôn mặt nên phương pháp này hoàn toàn tương thích với cơ thể.

Quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ kết hợp hệ thống máy móc hiện đại giúp thực hiện chính xác, nhanh chóng, hạn chế nguy cơ xâm lấn gây tổn thương các mô cơ xung quanh.

Ngay sau khi trượt cằm, một số đối tượng có thể gặp phải hiện tượng lệch mặt, tê hàm trong thời gian đầu. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường do phản ứng tự nhiên của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ dần ổn định sau khoảng 1 – 3 tháng tùy theo cơ địa.

Trượt cằm không gây nguy hiểm
Trượt cằm không gây nguy hiểm nếu thực hiện ở địa chỉ uy tín

Trượt cằm V-Line giá bao nhiêu?

Hiện nay, chi phí phẫu thuật trượt cằm tại các địa chỉ uy tín dao động từ 45.000.000đ – 50.000.000đ. Tùy thuộc vào đặc điểm khuyết điểm cằm của mỗi người cũng như địa chỉ thực hiện mà chi phí có thể có sự chênh lệch. Để nắm được mức giá chính xác, bạn nên đến trực tiếp địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thẩm mỹ thăm khám, đánh giá tình trạng cằm và tư vấn chi phí phù hợp.

Tóm lại, trượt cằm là kỹ thuật thẩm mỹ tân tiến xuất phát từ Hàn Quốc với mục đích là để khắc phục một số nhược điểm tại cằm. Thủ thuật này sẽ đem lại cho bạn một gương mặt mới đẹp và thon gọn hơn nếu bạn thực hiện tại đúng địa chỉ thẩm mỹ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm gợi ý làm đẹp để tái cấu trúc gương mặt của mình.

Thông tin tham khảo

26

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi