Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không?

Cập nhật: 06/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau khi sinh, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn cho sản phụ. Nhưng vì một số lý do mà vết khâu có thể bị rách nên khiến nhiều người lo lắng rằng vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không? Góc sức khoẻ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết hôm nay.

Tại sao vết khâu tầng sinh môn bị hở?

Trong khi sinh, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì các bác sĩ phải rạch tầng sinh môn của sản phụ. Việc này giúp quá trình sinh nở nhanh chóng và hạn chế đau đớn cho mẹ. Sau khi sinh xong, bác sĩ sẽ thực hiện khâu tầng sinh môn để cầm máu, tránh hiện tượng sản phụ bị ngất. Nhưng vì một số lý do mà vết thương ở khu vực này có thể bị hở ra.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc vết khâu ở tầng sinh môn bị hở như: vệ sinh vùng kín quá mạnh khiến vết thương bị rách, hoặc do phần mô mới khâu ở tầng sinh môn còn yếu nên dễ rách trong quá trình sản phụ sinh hoạt.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: tư thế sai. Cụ thể là ngồi sai tư thế khi bế con, phải vận động, đi lại nhiều ngay sau khi sinh,…

Phần mô ở tầng sinh môn quá yếu có thể gây ra rách vết khâu
Phần mô ở tầng sinh môn quá yếu có thể gây ra rách vết khâu

Mức độ vết hở ở tầng sinh môn được chia thành 4 cấp sau đây:

  • Cấp độ nhẹ nhất là phần da ở âm đạo bị rách
  • Cấp độ 2 là da và cơ âm đạo bị rách
  • Cấp 3 là vết rách tương đối lớn tới gần trực tràng nên có thể ảnh hưởng tới mô, da âm đạo và các cơ khác ở tầng sinh môn
  • Cấp độ 4 là nặng nhất và cũng hiếm gặp nhất đó là vết rách dài tới vùng cơ vòng của hậu môn.

Vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không?

Sau khi đã biết nguyên nhân dẫn tới rách vết thương ở tầng sinh môn, chị em phụ nữ sẽ thắc mắc rằng vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không?

Theo các bác sĩ phụ sản, vết thương tầng sinh môn bị hở có thể tự lành nếu mức độ hở của vết thương ở cấp độ 1 hoặc 2. Còn đối với trường hợp vết khâu tầng sinh môn hở ở mức độ 3 hoặc 4 thì cần đến ngay bệnh viện để khâu lại.

Lý giải cho vấn đề này như sau:

  • Như đã đề cập ở trên, vết rách ở tầng sinh môn có tới 4 cấp độ. Nếu tình trạng vết rách ở mức độ 1 hoặc 2 thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh và chăm sóc tầng sinh môn để vết thương tự lành. Thời gian để miệng vết thương lành hẳn là từ 2 đến 12 tuần tùy theo cơ địa của từng người. Chỉ được dùng để khâu vết thương là loại chỉ y khoa có thể tự tiêu nên bạn không cần thực hiện cắt chỉ.
  • Đối với một số trường hợp bị rách ở cấp độ 3 hoặc 4 thì cần tới ngay bệnh viện để khám. Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ và tiến hành khâu lại tầng sinh môn để tránh bị viêm nhiễm. Có thể nói, với những trường hợp vết rách nặng mà không tới bệnh viện kịp thời thì có thể nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ.
Vết rách ở tầng sinh môn có thể tự lành nếu mức độ nhẹ
Vết rách ở tầng sinh môn có thể tự lành nếu mức độ nhẹ

Một số vấn đề khác mà bạn có thể gặp:

Cách chăm sóc tầng sinh môn để vết thương mau lành

Vết thương ở tầng sinh môn cần khoảng 2 đến 12 tuần để lành hẳn. Để rút ngắn thời gian này, bạn có thể thực hiện các cách sau đây:

Vệ sinh sạch sẽ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Dùng nước muối ấm để vệ sinh toàn bộ cơ quan sinh dục 3 lần/ ngày
Dùng nước muối ấm để vệ sinh toàn bộ cơ quan sinh dục 3 lần/ ngày

Đối với những người mới khâu tầng sinh môn thì cần dùng muối pha với nước ấm để vệ sinh toàn bộ cơ quan sinh dục 3 lần/ ngày. Nên dùng khăn bông sạch và mềm để vệ sinh vết thương sẽ giảm nguy cơ bị nứt, rách. Sau khi vệ sinh xong cần dùng một chiếc khăn bông khô lau sạch vùng kín, tránh để nước đọng lại sẽ gây ra nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn không nên dùng các loại sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín khi vừa khâu tầng sinh môn. Một số hoạt chất có hại trong sản phẩm sẽ gây ra khô rát và đau ở khu vực vết thương.

Mặt khác, sản phụ sẽ phải dùng băng vệ sinh vì sản dịch sau sinh sẽ chảy ra trong một vài ngày. Do đó, bạn cần thay băng thường xuyên để hạn chế viêm nhiễm ở khu vực vết khâu. Đặc biệt, bạn không nên thụt rửa âm đạo nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ vì việc này có thể gây ra nhiễm trùng bên trong và bên ngoài âm đạo.

Thay băng vệ sinh thường xuyên sẽ giúp giảm viêm nhiễm
Thay băng vệ sinh thường xuyên sẽ giúp giảm viêm nhiễm

Chườm lạnh để giảm sưng tấy

Đối với những trường hợp mà vết khâu bị rách ở mức độ nhẹ kèm theo sưng tấy thì bạn có thể dùng đá lạnh để giảm đau và giảm sưng. Cách thực hiện tương đối đơn giản, bạn chỉ cần ngồi vào chậu nước lạnh trong khoảng 10 phút. Sau khi xong, bạn dùng khăn bông khô để lau sạch nước ở vùng kín. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.

Những lưu ý khi chăm sóc tầng sinh môn để tránh bị rách

Ngoài việc quan tâm vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ra xước hoặc rách ở tầng sinh môn:

Thay đổi tư thế cho phù hợp

Sau khi khâu tầng sinh môn mà bạn cảm thấy đau khi ngồi thì nên dùng một chiếc đệm hơi để giảm bớt áp lực lên vết thương. Ngoài ra, bạn nên chọn tư thế nằm nghiêng hoặc sấp sẽ giúp giảm đau và tránh gây ra vết rách ở tầng sinh môn.

Tư thế nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho nữ giới sau khi khâu tầng sinh môn
Tư thế nằm nghiêng sẽ tốt hơn cho nữ giới sau khi khâu tầng sinh môn

Tránh quan hệ tình dục trong thời gian vết thương chưa lành

Một trong những lưu ý cực kỳ quan trọng dành cho sản phụ sau khi sinh đó là nên kiêng quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng. Thời gian này có thể dài hơn tùy vào tình trạng của vết thương. Nhưng an toàn nhất là nên chờ phần da ở tầng sinh môn lành lại hoàn toàn và không còn đau nhức hoặc ngứa ở bộ phận sinh dục nữa thì mới nên quan hệ tình dục.

Tránh vận động mạnh

Để vết thương mau lành, sản phụ cần tránh vận động mạnh như chạy nhảy, bê vác vật nặng,… Sau khi sinh cần nằm trên giường nghỉ ngơi trong 1 tuần để cơ thể hồi lại sức. Những ngày tiếp theo nên đi lại nhẹ nhàng và vận động phù hợp với sức lực. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế leo cầu thang vì động tác này có thể ảnh hưởng tới vết khâu gây ra nứt hoặc rách.

Nữ giới cần hạn chế leo cầu thang sau khi khâu tầng sinh môn
Nữ giới cần hạn chế leo cầu thang sau khi khâu tầng sinh môn

Những món nên ăn sau khi khâu tầng sinh môn

Bên cạnh chăm sóc vết thương, bạn cũng cần chú ý tới dinh dưỡng để bồi bổ cho cơ thể và giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất đạm như sau để hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi da:

  • Cá hồi
  • Sữa ít béo hoặc các món ăn làm từ sữa ít béo
  • Việt quất, cam,…
  • Các loại hạt giàu protein như hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt thông, hạt phỉ, đậu phộng,…

Ngoài ra, mẹ bỉm sữa nên ăn nhiều các loại rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, E và chất xơ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp việc bài tiết tốt hơn tránh bị rách vết khâu do phải dùng sức rặn. Cùng với đó, bạn cần ăn nhiều các thực phẩm chứa sắt, vitamin B12 và axit folic để hỗ trợ cơ thể sản sinh hồng cầu và làm lành vết thương nhanh.

Hy vọng những thông tin do Seoul Spa cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi vết khâu tầng sinh môn bị hở có tự lành được không. Muốn vết thương mau chóng bình phục và không để lại sẹo, bên cạnh vệ sinh sạch sẽ, bạn cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

1.4k

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

3 / 5. - 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi