Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu? Cách khắc phục

Cập nhật: 14/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Hiện nay, rất nhiều chị em gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục kèm theo những cơn đau nhức, ngứa ngáy khó chịu. Thế nhưng, không ít người vẫn chưa hiểu rõ về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này. Bài viết sau đây của Góc sức khoẻ sẽ cung cấp thông tin này một cách cụ thể nhất cho chị em.

Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục
Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục

Vết khâu tầng sinh môn là gì?

Khi âm đạo của mẹ không đủ rộng để sinh em bé, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn, nhằm giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Khi sinh xong, bác sĩ sẽ khâu lại vết rạch này bằng loại chỉ chuyên dụng.

Theo chuyên gia, vết rạch ở vùng giữa âm đạo và hậu môn chỉ dài khoảng 2 – 4cm nhưng lại rất khó lành, thường mất khoảng 2 – 3 tuần để vết khâu này hồi phục hoàn toàn. Trong khoảng thời gian này, phụ nữ thường gặp tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục, bị hở, bị lồi, sưng cứng và đau nhức khó chịu.

Vết rạch ở vùng giữa âm đạo và hậu môn dài khoảng 2 - 4cm
Vết rạch ở vùng giữa âm đạo và hậu môn dài khoảng 2 – 4cm

Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục có nguy hiểm không?

Nhiều chuyên gia khẳng định tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan và xem nhẹ vấn đề này.

Đối với những trường hợp vết khâu sưng nhẹ, nổi cục nhỏ và không quá đau thì sẽ hồi phục dần sau 2 tuần, nếu được nghỉ ngơi khoa học và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nếu tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục kéo dài và kèm theo cơn sốt nhẹ, chảy máu âm đạo thì chị em nên đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục không quá nguy hiểm, gây hại sức khỏe
Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục không quá nguy hiểm, gây hại sức khỏe

Một số vấn đề khác:

Nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục

Trên thực tế, chỉ có khoảng 20% phụ nữ có vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục. Sau đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này, mời chị em cùng tham khảo:

Chỉ khâu kém chất lượng

Thông thường, chỉ sẽ tự tiêu khi vết khâu ở tầng sinh môn lành hoàn toàn và không còn dấu hiệu sưng đau. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp vết khâu bị nhiễm khuẩn, nổi cục do chỉ khâu kém chất lượng hoặc chỉ chưa tiêu hết. Do đó, chị em nên theo dõi tình trạng vết khâu của mình để ngăn ngừa những rủi ro nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể.

  Chỉ sẽ tự tiêu khi vết khâu ở tầng sinh môn lành hoàn toàn, không còn đau
Chỉ sẽ tự tiêu khi vết khâu ở tầng sinh môn lành hoàn toàn, không còn đau

Vết khâu tầng sinh môn còn mới

Sau khi khâu tầng sinh môn, khu vực mô và da xung quanh chỉ sẽ có hiện tượng căng cứng, nổi cục, sưng đỏ và chảy máu. Thế nhưng, tình trạng này chỉ xảy ra khi vừa mới khâu vết rạch khoảng 24 giờ và mất đến 1 tháng để hồi phục hoàn toàn. Thậm chí có một số người lành vết thương hoàn toàn sau khoảng 2 – 4 tháng vì cơ địa nhạy cảm.

Vết khâu tầng sinh môn còn mới cũng có thể bị căng cứng, nổi cục
Vết khâu tầng sinh môn còn mới cũng có thể bị căng cứng, nổi cục

Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Vết khâu bị nổi cục cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy vết thương bị nhiễm trùng nặng do một số nguyên nhân như chỉ khâu kém chất lượng, tay nghề bác sĩ yếu kém, quy trình rạch tầng sinh môn không khử trùng tốt,…

Chính vì thế, chị em nên lựa chọn dịch vụ sinh em bé tại những cơ sở uy tín, có quy trình dịch vụ chuyên nghiệp để đẩy lùi những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Vết khâu bị nổi cục là dấu hiệu cho thấy vết thương bị nhiễm trùng nặng
Vết khâu bị nổi cục là dấu hiệu cho thấy vết thương bị nhiễm trùng nặng

Chăm sóc vết thương hậu phẫu không tốt

Vết khâu tầng sinh môn cũng có thể nổi cục do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc vết thương hậu phẫu không hợp lý. Để ngăn ngừa tình trạng này, chị em không nên ăn những loại thực phẩm sau đây: thịt bò, hải sản, đồ nếp, trứng gà, chất kích thích, đồ ăn cay nóng,… Đây là những nhóm thực phẩm có khả năng gây sẹo lồi và khiến vết thương mưng mủ. Chi tiết về các món ăn.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên vệ sinh vết khâu ở tầng sinh môn đúng cách để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết thương và mắc những bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Chị em không nên ăn những loại thực phẩm có khả năng gây sẹo
Chị em không nên ăn những loại thực phẩm có khả năng gây sẹo

Vận động sai tư thế

Theo chuyên gia, việc vận động quá mạnh hoặc ngồi đè lên vết thương cũng là một trong những nguyên nhân khiến vết khâu bị sưng tấy, nổi cục. Do đó, chị em nên ngồi đệm hơn hoặc lót vải ở 2 bên hông để tránh bị đau.

Việc vận động quá mạnh là nguyên nhân khiến vết khâu bị sưng tấy, nổi cục
Việc vận động quá mạnh là nguyên nhân khiến vết khâu bị sưng tấy, nổi cục

Hướng dẫn cách khắc phục vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục

Để làm dịu những cảm giác đau nhức và khắc phục tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục, chị em hãy lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây theo lời khuyên của chuyên gia mà Seoul Spa đã tổng hợp:

Vệ sinh vết khâu đúng cách

Theo chuyên gia, chị em nên vệ sinh vết khâu đúng cách để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương cũng như giúp liền sẹo nhanh chóng. Chị em nên rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh dành cho phụ nữ sau sinh hoặc pha nước muối loãng để đảm bảo vùng khâu luôn sạch sẽ. Bạn nên vệ sinh vùng kín 3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi tiểu tiện và dùng khăn mềm để thấm khô vùng kín.

Khi tắm, chị em cũng không được dùng vòi xịt trực tiếp vào vết khâu vì có thể gây bục chỉ, khiến vết thương bị chảy máu. Ngoài ra, bạn cũng không nên thụt rửa âm đạo quá mạnh để tránh làm tổn thương vết khâu.

Chị em nên vệ sinh vết khâu đúng cách để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm trùng
Chị em nên vệ sinh vết khâu đúng cách để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm trùng

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học

Việc thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục vết khâu ở tầng sinh môn. Chính vì thế, chị em nên uống khoảng 2 – 3 lít nước/ngày để thanh lọc cơ thể và giúp liền sẹo nhanh hơn.

Đồng thời, phái đẹp cũng nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, sắt, acid folic, vitamin B12,… để nuôi dưỡng cơ thể từ bên trong và giúp vết thương phục hồi nhanh hơn. Để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, chị em cũng có thể uống thêm nước ép hoa quả.

Chị em nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, sắt, acid folic,...
Chị em nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, sắt, acid folic,…

Đặc biệt, chị em cũng nên tránh xa những nhóm thực phẩm có khả năng gây sẹo lồi, kích ứng, xuất huyết như thịt bò, hải sản, nước dừa, nước ép mã đề, bia, rượu,…

Không chạm tay vào vết khâu

Thông thường, chị em thường có thói quen chạm tay vào vết khâu để kiểm tra tình hình. Thế nhưng, đây không phải là một thói quen tốt vì có thể khiến vết khâu bị nhiễm trùng nghiêm trọng vì bàn tay của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn.

Chị em không nên chạm tay vào vết khâu để tránh nhiễm trùng vết thương
Chị em không nên chạm tay vào vết khâu để tránh nhiễm trùng vết thương

Tránh vận động mạnh

Sau khi sinh, chị em không nên chạy bộ, leo cầu thang, bưng vác nặng,… vì có thể khiến vết khâu bị bục chỉ và gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đi lại nhẹ nhàng hoặc nằm trên giường để tĩnh dưỡng trong 1 tháng đầu sau sinh.

Ngoài ra, chị em cũng nên ngủ đủ giấc và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhằm tránh tình trạng mất sức, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.

Chị em không nên chạy bộ sau khi sinh để tránh gây bục chỉ khâu
Chị em không nên chạy bộ sau khi sinh để tránh gây bục chỉ khâu

Chườm nước đá lên vết khâu

Nhiều nghiên cứu cho thấy chườm đá là một trong những cách giảm những cơn đau nhức hiệu quả nhất. Do đó, chị em có thể cho đá viên vào túi vải và chườm vào vùng vết khâu trong khoảng 15 – 20 phút.

Chườm đá là một trong những cách giảm những cơn đau nhức hiệu quả nhất
Chườm đá là một trong những cách giảm những cơn đau nhức hiệu quả nhất

Dùng thuốc xịt gây tê

Nếu như tình trạng nổi cục kéo thêm những cơn đau dai dẳng thì chị em có thể sử dụng những loại thuốc xịt gây tê, kem bôi, miếng dán lạnh sau đây: bình xịt giảm đau Dermoplast, bình xịt giảm đau New Mama Bottom Spray, kem bôi giảm đau Earth Mama Perineal Balm, miếng dán lạnh Tucks,…

Thuốc xịt giảm đau tầng sinh môn Earth Mama Heralm Perineal Spray
Thuốc xịt giảm đau tầng sinh môn Earth Mama Heralm Perineal Spray

Tránh quan hệ tình dục

Việc quan hệ tình dục có thể khiến vết khâu bị bục chỉ và kéo dài thời gian hồi phục. Do đó, chị em nên kiêng quan hệ tình dục đến khi vết khâu ở tầng sinh môn lành hoàn toàn.

Việc quan hệ tình dục có thể khiến vết khâu bị bục chỉ và tổn thương nặng
Việc quan hệ tình dục có thể khiến vết khâu bị bục chỉ và tổn thương nặng

Thay băng vệ sinh thường xuyên

Sau khi sinh, âm đạo sẽ tiết nhiều dịch nên chị em phải thay băng vệ sinh thường xuyên để giúp vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng kín và góp phần giảm thiểu những bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên lựa chọn những loại quần lót có độ thấm hút tốt hoặc sử dụng quần lót giấy để giảm thiểu sự kích ứng cho vùng kín và vết khâu ở tầng sinh môn.

Chị em phải thay băng vệ sinh thường xuyên để giúp vùng kín luôn sạch sẽ
Chị em phải thay băng vệ sinh thường xuyên để giúp vùng kín luôn sạch sẽ

Gặp bác sĩ nếu vết khâu bị sưng, nổi cục kéo dài

Nếu tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục kéo dài hơn 2 tuần và kèm thêm nhiều biến chứng nghiêm trọng thì chị em nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Đối với trường hợp bị viêm nhiễm nhẹ thì bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh nhằm làm giảm những cơn đau nhức âm ỉ sau khoảng 1 tuần điều trị. Còn nếu vết khâu bị viêm nhiễm do chỉ tự tiêu thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vùng mô mềm bị hỏng và thay sợi chỉ chất lượng tốt hơn để cố định vết khâu.

Nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám khi vết khâu không lành
Nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám khi vết khâu không lành

Mặc dù tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục không quá nguy hiểm nhưng chị em không nên quá chủ quan mà cần đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên. Đồng thời, bạn cũng nên vệ sinh vết khâu thường xuyên và thiết lập chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học.

702

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

0 / 5. - 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi