Trở lại

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ để giảm nguy cơ bị sẹo?

Cập nhật: 09/07/2025
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau khi tẩy nốt ruồi, làn da tại vùng điều trị thường trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương và có nguy cơ để lại sẹo nếu không chăm sóc đúng cách. Trong số các phương pháp hỗ trợ ngăn ngừa sẹo sau khi tẩy nốt ruồi, nghệ tươi được xem là nguyên liệu được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả. Vậy, tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ là tốt nhất?  Bài viết dưới đây Phong thủy nốt ruồi sẽ tổng hợp đến bạn các cách chăm sóc da đúng cách để vết thương mau lành và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo mà bạn có thể tham khảo.

Sau khi tẩy nốt ruồi có nên bôi nghệ liền không?

Nhiều người tin rằng bôi nghệ ngay sau khi tẩy nốt ruồi sẽ giúp ngừa sẹo và làm lành da nhanh hơn. Tuy nhiên, bác sĩ da liễu khuyên rằng không nên bôi nghệ ngay lập tức sau khi tẩy nốt ruồi.

Nguyên nhân là vì sau khi tẩy nốt ruồi, vùng da thực hiện vẫn còn tổn thương và đang trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi. Vì thế, việc bôi nghệ trong giai đoạn đầu sau khi tẩy nốt ruồi có thể khiến vết thương bị bít tắc, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo xấu. Chính vì vậy, sau khi tẩy nốt ruồi bạn cần tránh bôi nghệ liền lên vết thương trong vài giờ đầu và những ngày đầu tiên sau điều trị.

Sau khi tẩy nốt ruồi bạn không nên bôi nghệ liền vì có thể khiến vết thương bị bít tắc và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo
Sau khi tẩy nốt ruồi bạn không nên bôi nghệ liền vì có thể khiến vết thương bị bít tắc và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ?

Thời điểm bôi nghệ sau khi tẩy nốt ruồi cần được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tốc độ phục hồi của làn da. Theo các bác sĩ da liễu, bạn chỉ nên bắt đầu bôi nghệ khi vết thương đã hoàn toàn khô, đóng mài, bong vảy và hình thành lớp da non. Tùy theo cơ địa và phương pháp tẩy nốt ruồi quá trình này thường diễn ra trong khoảng 5 – 10 ngày.

Cụ thể, nếu da bạn lành nhanh, không có dấu hiệu viêm nhiễm và lớp vảy bong ra tự nhiên nhanh chóng thì bạn có thể bắt đầu bôi nghệ sau 5 – 7 ngày. Ngược lại, nếu cơ địa hồi phục chậm hoặc vùng da đang còn sưng tấy, bạn nên đợi đến ngày thứ 10 hoặc thậm chí lâu hơn cho đến khi bề mặt da khô ráo hoàn toàn và không còn tổn thương hở.

Tuyệt đối không bôi nghệ khi da còn ướt, chưa khép miệng hay có dấu hiệu rỉ dịch vì dễ gây bít tắc lỗ chân lông và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo xấu.Tóm lại, thời điểm lý tưởng để bôi nghệ là khi vùng da điều trị bước vào giai đoạn phục hồi, thường dao động trong khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau khi tẩy nốt ruồi. Đây được cho là thời điểm phù hợp giúp curcumin và các chất chống oxy hóa có trong nghệ phát huy tối đa khả năng chống viêm, ngừa thâm và làm mờ sẹo hiệu quả.

Thời điểm tốt nhất để bôi nghệ ngừa sẹo sau khi tẩy nốt ruồi thường dao động từ 5 - 7 ngày khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn
Thời điểm tốt nhất để bôi nghệ ngừa sẹo sau khi tẩy nốt ruồi thường dao động từ 5 – 7 ngày khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn

Các cách bôi nghệ sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ và thời điểm bôi nghệ lý tưởng để ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo, dưới đây là một số cách bôi nghệ giúp ngăn ngừa sẹo hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

Bôi nghệ nguyên chất

Việc sử dụng nghệ tươi nguyên chất sau khi tẩy nốt ruồi là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ làm mờ vết thâm và ngăn ngừa sẹo hình thành. Tuy nhiên, thời điểm bôi nghệ cần được cân nhắc kỹ khi vùng da đã khép miệng, bong mài và bắt đầu lên da non. Dưới đây là các bước thực hiện bôi nghệ tươi nguyên chất sau khi tẩy nốt ruồi mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1  – Chuẩn bị nghệ tươi: Chọn củ nghệ già, rửa sạch, gọt vỏ rồi giã nhuyễn để lấy nước cốt hoặc thịt nghệ mềm.
  • Bước 2 – Làm sạch vùng da cần điều trị: Trước khi bôi, hãy rửa sạch vùng da đã tẩy nốt ruồi bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch, sau đó thấm khô bằng khăn mềm để đảm bảo da thông thoáng.
  • Bước 3 – Thoa nghệ lên da: Lấy một lượng nhỏ nghệ tươi đã giã nhuyễn và thoa đều lên vùng da cần phục hồi. Không nên bôi quá dày để tránh bít tắc lỗ chân lông.
  • Bước 4 – Massage nhẹ nhàng: Dùng đầu ngón tay sạch massage nhẹ nhàng khoảng 1 – 2 phút để dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn vào da.
  • Bước 5 – Giữ nguyên trong 15 – 20 phút: Không để nghệ trên da quá lâu, đặc biệt không nên để qua đêm vì nghệ có thể gây châm chích, mẩn đỏ hoặc kích ứng da non.
  • Bước 6 – Rửa lại với nước sạch: Sau khi đủ thời gian, rửa sạch lớp nghệ bằng nước ấm và lau khô nhẹ nhàng.

Bôi nghệ lặp lại mỗi ngày một lần cho đến khi vết thâm mờ dần và da đều màu trở lại. Tuy nhiên, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

Bôi nghệ nguyên chất sau khi tẩy nốt ruồi là cách trị thâm và giảm nguy cơ hình thành sẹo hiệu quả
Bôi nghệ nguyên chất sau khi tẩy nốt ruồi là cách trị thâm và giảm nguy cơ hình thành sẹo hiệu quả

Nghệ tươi kết hợp với rượu trắng

Bên cạnh việc sử dụng nghệ tươi nguyên chất, bạn có thể kết hợp nghệ với rượu trắng để tăng hiệu quả làm mờ sẹo và thâm sau khi tẩy nốt ruồi. Sự kết hợp này không chỉ tận dụng được tinh chất curcumin từ nghệ giúp làm mờ thâm mà còn gia tăng khả năng kháng khuẩn tốt. Chính vì thế, kết hợp nghệ tươi và rượu trắng là công thức giảm nguy cơ hình thành sẹo sau khi tẩy nốt ruồi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch nghệ tươi, sau đó gọt vỏ và đập dập để gia tăng hiệu quả thấm vào rượu.
  • Bước 2: Cho nghệ tươi đã sơ chế vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu trắng từ 30 – 40 độ ngập bề mặt nghệ.
  • Bước 3: Đậy kín và ủ trong vòng 10 – 14 ngày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không ảnh hưởng đến quá trình ủ nghệ.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Dùng tăm bông sạch thấm rượu nghệ nguyên chất và nhẹ nhàng chấm lên vùng da đã tẩy nốt ruồi.
  • Bước 2: Giữ trên da trong khoảng 5 – 10 phút và kết hợp massage để gia tăng hiệu quả thẩm thấu.
  • Bước 3: Rửa sạch lại bề mặt da với nước mát để vùng da sạch sẽ và thông thoáng hơn.

Lưu ý: Như đã chia sẻ về thời điểm tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ, bạn chỉ nên bôi hỗn hợp này lên da khi vết thương đã khép miệng và không còn tổn thương hở trên bề mặt da.

Kết hợp nghệ tươi và rượu trắng là cách trị thâm và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo hiệu quả
Kết hợp nghệ tươi và rượu trắng là cách trị thâm và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo hiệu quả

Mật ong kết hợp với nghệ tươi

Ngoài nghệ tươi nguyên chất hoặc nghệ ngâm rượu, bạn cũng có thể kết hợp nghệ tươi với mật ong để làm mờ thâm và giảm sẹo sau khi tẩy nốt ruồi. Trong mật ong có chứa polyphenol hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống viêm, kháng khuẩn và bảo vệ da non khỏi tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, các axit amin như lysine và proline có trong mật ong còn hỗ trợ tái tạo tế bào và phục hồi mô liên kết. Quá trình này góp phần thúc đẩy quá trình lành da và giảm nguy cơ để lại sẹo.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gọt vỏ nghệ tươi, sau đó  rửa sạch rồi xay nhuyễn để tạo thành hỗn hợp nghệ mềm mịn.
  • Bước 2:  Cho phần nghệ vào lọ thủy tinh và đổ mật ong vào, sau đó trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 3: Làm sạch vùng da nhẹ nhàng và lau khô bằng khăn sạch để loại bỏ bụi bẩn trước khi thực hiện.
  • Bước 4: Dùng tăm bông thoa hỗn hợp lên vùng da cần điều trị và giữ nguyên trong 15 – 20 phút.
  • Bước 5: Rửa sạch bề mặt da bằng nước ấm và lau khô sạch sẽ.

Bạn có thể áp dụng 1 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi tối. Kiên trì thực hiện đều đặn trong vài tuần để ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả sau khi tẩy nốt ruồi.

Kết hợp nghệ tươi với mật ong là công thức hỗ trợ tái tạo tế bào mới và giảm sẹo hiệu quả
Kết hợp nghệ tươi với mật ong là công thức hỗ trợ tái tạo tế bào mới và giảm sẹo hiệu quả

Sữa chua kết hợp với mật ong và bột nghệ

Bên cạnh hỗn hợp nghệ và mật ong, việc bổ sung thêm sữa chua không đường vào công thức này sẽ giúp tăng hiệu quả làm sáng da và hỗ trợ làm sạch da hiệu quả sau khi tẩy nốt ruồi. Tuy nhiên, công thức này chỉ nên sử dụng khi vết thương đã lành hoàn toàn, bong vảy và bước vào giai đoạn phục hồi da non. Vậy, tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ và nên bôi như thế nào là đúng cách? Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện mà bạn  có thể tham khảo:

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một lượng vừa đủ hỗn hợp nghệ tươi và mật ong đã ngâm sẵn và cho vào bát sạch.
  • Bước 2: Thêm sữa chua không đường vào hỗn hợp theo tỷ lệ 1:1 và trộn đều thành hỗn hợp sánh mịn.
  • Bước 3: Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị, thoa đều hỗn hợp mật ong nghệ và sữa chua lên bề mặt da
  • Bước 4: Massage nhẹ nhàng hỗn hợp trên da  trong 2 – 3 phút để hỗn hợp để gia tăng hiệu quả thẩm thấu.
  • Bước 5: Rửa sạch lại bề mặt da bằng nước mát, lau khô bằng khăn mềm để bề mặt da thông thoáng.

Áp dụng công thức này 2 – 3 lần mỗi tuần vào buổi tối và  kết hợp với chế độ chăm sóc da hợp lý để ngăn ngừa tối đa nguy cơ hình thành sẹo thâm sau khi tẩy nốt ruồi.

Trộn mật ong, nghệ tươi và sữa chua không đường là công thức hỗ trợ làm sáng da và giảm nguy cơ hình thành sẹo
Trộn mật ong, nghệ tươi và sữa chua không đường là công thức hỗ trợ làm sáng da và giảm nguy cơ hình thành sẹo

Ngoài nghệ, sau khi tẩy nốt ruồi nên bôi gì?

Trong trường hợp cơ địa làn da bị kích ứng với nghệ cũng như các chế phẩm từ nghệ, bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc bôi khác để đẩy nhanh quá trình vết thương phục hồi và hỗ trợ giảm sẹo rõ rệt. Cụ thể gồm:

  • Thuốc kháng khuẩn, sát trùng: Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng tại vùng da vừa tẩy nốt ruồi, các bác sĩ da liễu thường kê đơn những loại thuốc bôi chuyên dụng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa vi nấm phát triển. Bôi các loại thuốc kháng khuẩn sau khi tẩy nốt ruồi đúng chỉ định là cách hiệu quả để bảo vệ da khỏi nguy cơ viêm nhiễm.
  • Kem trị sẹo và tái tạo da: Khi lớp vảy đã bong tróc hoàn toàn và da bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi, bạn có thể cân nhắc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ làm mờ sẹo và thúc đẩy tái tạo mô. Nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thành phần Hyaluronic Acid, Vitamin E,C và Collagen giúp làm sáng da cũng như làm đầy mô sẹo lõm hiệu quả.
  • Kem chống nắng: Vùng da sau điều trị rất dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV. Vì vậy, ngay khi da đã lành, bạn cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên để bảo vệ vùng da mới khỏi tác động của môi trường và hạn chế nguy cơ để lại sẹo thâm lâu dài.
Sử dụng kem trị sẹo và thuốc sát trùng đúng chỉ định bác sĩ là cách ngăn ngừa sẹo hình thành hiệu quả
Sử dụng kem trị sẹo và thuốc sát trùng đúng chỉ định bác sĩ là cách ngăn ngừa sẹo hình thành hiệu quả

Những lưu ý khi chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ và cách chăm sóc da đúng cách sau khi tẩy nốt ruồi là một trong những thông tin quan trọng để ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Dưới đây là chi tiết các lưu ý về cách chăm sóc da tại nhà sau khi tẩy nốt ruồi mà bạn có thể chưa biết:

Uống nhiều nước

Việc uống nước đầy đủ mỗi ngày còn giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho làn da, tránh tình trạng da khô, bong tróc và ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra hiệu quả hơn giúp các tế bào da được tái tạo nhanh chóng. Nhờ đó, vùng da vừa tẩy nốt ruồi có thể nhanh chóng phục hồi, hạn chế tình trạng thâm sạm và giảm nguy cơ hình thành sẹo xấu.

Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ép rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trên da. Đặc biệt, nên tránh tuyệt đối các loại đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, cà phê trong giai đoạn da đang phục hồi. Những thức uống này không chỉ khiến da mất nước mà còn dễ gây ngứa, kích ứng và làm gián đoạn quá trình hồi phục da sau khi tẩy nốt ruồi.

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày là cách giúp tăng cường quá trình trao đổi chất cơ thể và giúp vết thương nhanh lành
Uống nhiều nước lọc mỗi ngày là cách giúp tăng cường quá trình trao đổi chất cơ thể và giúp vết thương nhanh lành

Tránh thực phẩm gây sẹo và viêm mủ

Việc kiêng các thực phẩm dễ gây sẹo, ngứa hoặc dị ứng sau khi tẩy nốt ruồi đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ làn da đang phục hồi. Khi cơ thể nạp vào những món ăn không phù hợp, vết thương có thể bị kích ứng từ bên trong dẫn đến viêm nhiễm hoặc tạo điều kiện cho sẹo hình thành. Một số thực phẩm như đồ nếp, hải sản, thịt bò, rau muống… thường kích thích phản ứng viêm hoặc tăng sinh collagen bất thường, khiến da bị ngứa, nổi mẩn hoặc thậm chí phát triển sẹo lồi.

Ăn nhiều trái cây và rau

Sau khi đã nắm rõ tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ, để giúp vết thương phục hồi nhanh và giảm nguy cơ hình thành sẹo, bạn nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm có lợi như rau xanh đậm, trái cây giàu vitamin C và ngũ cốc nguyên cám. Đây là những thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường khả năng làm dịu vùng da tổn thương và giảm nguy cơ hình sẹo hiệu quả.

Bổ sung đầy đủ hoa quả, rau xanh giàu vitamin C là cách đẩy nhanh quá trình vết thương phục hồi
Bổ sung đầy đủ hoa quả, rau xanh giàu vitamin C là cách đẩy nhanh quá trình vết thương phục hồi

Chi tiết: Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì?

Thoa nghệ đúng cách

Thoa nghệ tươi sau khi tẩy nốt ruồi chỉ phát huy hiệu quả khi được thực hiện đúng thời điểm khi vết thương đã bong vảy hoàn toàn và hình thành lớp da non bên dưới. Đây là giai đoạn quan trọng vì lúc này bề mặt da đã khép kín, không còn nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời cũng là lúc quá trình tái tạo tế bào bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. 

Nếu bôi nghệ quá sớm khi da còn hở hoặc đang lên mài, các hoạt chất trong nghệ có thể gây kích ứng, làm tổn thương mô da đang yếu và tạo tiền đề hình thành sẹo xấu. Chính vì thế, thời điểm lý tưởng nhất để thoa nghệ tươi thường sau 7 ngày và tùy theo tốc độ lành da của từng người.

Vệ sinh da sạch sẽ

Vệ sinh da sạch sẽ sau khi tẩy nốt ruồi là bước chăm sóc quan trọng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra an toàn. Trong 2 – 3 ngày đầu, bạn nên tránh để vùng da vừa điều trị tiếp xúc với nước hoặc các sản phẩm có chất tẩy mạnh. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ để làm sạch nhẹ nhàng bề mặt da sau khi tẩy nốt ruồi.

Vệ sinh da đúng cách và kiêng nước trong 2 - 3 ngày đầu tiên là cách bảo vệ da khỏi nguy cơ viêm nhiễm
Vệ sinh da đúng cách và kiêng nước trong 2 – 3 ngày đầu tiên là cách bảo vệ da khỏi nguy cơ viêm nhiễm

Tham khảo: Tẩy nốt ruồi có được rửa mặt không?

Tuyệt đối không dùng tay cạy vảy, gãi ngứa hay tác động mạnh lên vùng da đang hồi phục vì có thể tiềm ẩn nguy cơ trầy xước và  làm chậm quá trình liền sẹo. Nếu cảm thấy ngứa râm ran trong giai đoạn da lên mài, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh nhẹ nhàng trong 15 – 20 phút để làm dịu cảm giác khó chịu. Đây được xem là bí kíp để vệ sinh da đúng cách và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm sau khi tẩy nốt ruồi.

Tẩy nốt ruồi bao lâu thì bôi nghệ và các cách bôi nghệ sau khi tẩy nốt ruồi để ngăn ngừa sẹo thâm hiệu quả đã được tiết lộ qua bài viết này. Có thể thấy, thời điểm bôi nghệ sau khi tẩy nốt ruồi đóng vai trò vô cùng quan trọng để vết thương phục hồi tốt hơn và giảm nguy cơ hình thành sẹo. Chính vì thế, thực hiện chăm sóc da đúng cách tại nhà sau khi tẩy nốt ruồi là một trong những lưu ý quan trọng mà bạn cần quan tâm để ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Tham khảo thêm nhiều bài viết hay của Seoulspa.Vn về nốt ruồi để có cách xóa và chăm sóc phù hợp.

0

Bài viết hữu ích ?

Đánh giá

0 / 5. - 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Đăng ký tư vấn



Bình luận website

0 bình luận
    1800 3333