Trở lại
Cấp Ẩm - Câp Nước Chăm sóc da chuyên sâu Thải Độc Tố Hút chì thải độc da
Tắm trắng Tắm trắng phi thuyền
Căng bóng - Trắng sáng
Trị mụn chuẩn y khoa Dr. Acne Trị Mụn Chuẩn Y Khoa Dr. Laser Acne Đông Trùng Hạ Thảo Trị mụn lưng Dr.Acne Thay Da Sinh Học Vùng Lưng
Nám chân sâu Nám mảng
Sẹo lõm Trị sẹo rỗ Trị rạn da
Trị rụng tóc
Xóa nhăn
Phục hồi da
Cấy trắng
Trẻ hóa da Tiêm Filler
Trị thâm
Điêu khắc Hairstroke Phun vi chạm
Các gói Combo
Dịch vụ đồng giá 99K

Cấy môi sinh học là gì? Nên phun môi hay cấy môi sinh học?

Cập nhật: 11/10/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Hiện nay, phun môi đã trở thành hình thức cải thiện màu môi thâm xỉn, nhợt nhạt một cách phổ biến nhờ vào máy phun xăm kỹ thuật số. Ngoài phun môi, cấy môi cũng là một giải pháp hỗ trợ phục hồi và tái tạo màu môi. Vậy, cấy môi sinh học là gì? Nên phun môi hay cấy môi sinh học? Mọi thông tin liên quan sẽ được Tips phun môi giải đáp qua bài viết này.

Cấy môi sinh học là gì?

Cấy môi sinh học là hình thức sử dụng đầu kim nano để đưa trực tiếp dưỡng chất phục hồi và tái tạo vào dưới lớp biểu bì môi. Ở hình thức này, chuyên viên thường kết hợp phủ bóng Collagen và tế bào gốc để hỗ trợ dưỡng ẩm, căng mọng cho môi một cách tự nhiên. Nhìn chung, cấy môi được cho là đem lại nhiều ưu điểm hơn so với các hình thức phun môi truyền thống bởi thời gian bong vảy nhanh hơn, độ dưỡng và bám màu cao hơn theo thời gian.

Cấy môi thường kết hợp phủ bóng collagen và tiêm tế bào gốc để tạo hiệu ứng môi căng mọng, mướt mịn
Cấy môi thường kết hợp phủ bóng collagen và tiêm tế bào gốc để tạo hiệu ứng môi căng mọng, mướt mịn

Cấy môi và phun môi khác nhau như thế nào?

Sau khi đã nắm rõ cấy môi sinh học là gì, để khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn nên phun môi hay cấy môi sinh học, dưới đây là bảng so sánh chi tiết về hai phương pháp này mà bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí so sánh Cấy môi sinh học Phun môi thẩm mỹ
Kỹ thuật thực hiện Kim Nano lướt trên bề mặt môi, không để lại tổn thương quá lớn trên môi Đưa mực xăm vào tầng biểu bì môi với độ sâu khoảng 0.2mm
Thời gian phục hồi Mỗi sẽ nhanh chóng ổn định và có dấu hiệu bong vảy chỉ sau 3 – 5 ngày thực hiện Từ 5 – 7 ngày, môi sẽ dần ổn định và bắt đầu bong tróc vảy mực
Độ bám và bền màu Thời gian giữ màu và bám màu của môi có thể kéo dài tối đa 6 – 7 năm Thời gian giữ màu tối đa khoảng 5 năm tùy cơ địa
Dung dịch tiêm Dưỡng chất, tế bào gốc, chất tạo màu môi Mực phun xăm thẩm mỹ chuyên dụng
Chi phí thực hiện Giá cấy môi sinh học thường cao hơn hình thức phun xăm từ 3 – 5 triệu tùy vào địa chỉ thẩm mỹ Giá phun xăm môi thường thấp hơn so với cấy môi

Có nên cấy môi không?

Nên thực hiện cấy môi sinh học vì đây là phương pháp làm đẹp hiện đại, ít xâm lấn và đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Nhìn chung, cấy màu môi được cho là mang nhiều ưu điểm nổi bật hơn các hình thức phun xăm thẩm mỹ truyền thống khác.

Tuy nhiên, có nên cấy môi sinh học không còn tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của từng người. Chính vì thế, bạn có thể thực hiện cấy màu môi nếu nhận thấy đây là kỹ thuật làm đẹp phù hợp với nhu cầu của bản thân mình.

Nên thực hiện cấy màu môi sinh học vì đem lại nhiều ưu điểm nổi bật về thời gian phục hồi và giữ màu môi theo thời gian
Nên thực hiện cấy màu môi sinh học vì đem lại nhiều ưu điểm nổi bật về thời gian phục hồi và giữ màu môi theo thời gian

Cách chăm sóc môi sau khi cấy sinh học

Chăm sóc môi sau khi cấy sinh học là một trong những hoạt động quan trọng cần phải làm sau khi cấy môi sinh học, nhằm giúp môi nhanh hồi phục, phòng tránh viêm nhiễm, kích ứng không mong muốn. Dưới đây là cách chăm sóc môi chi tiết.

Trong 24 giờ đầu sau cấy môi

  • Hạn chế để môi tiếp xúc với nước trong 24h đầu nhằm tránh viêm nhiễm, mưng mủ.
  • Tránh chạm hoặc cọ xát vào môi để tránh làm tổn thương vùng da mới cấy.
  • Nếu môi bị sưng hoặc đau thì có thể áp dụng cách giảm sưng đau bằng cách chườm túi đá lạnh.
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sưng đau.

Trong ngày thứ 2 đến thứ 7 sau cấy môi

  • Vệ sinh môi bằng cách sử dụng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý hoặc nước sạch để lau nhẹ nhàng vùng môi. Lưu ý khi vệ sinh không nên chà xát mạnh môi.
  • Sử dụng son dưỡng ẩm không màu, không mùi, không chứa các thành phần kích ứng để giữ ẩm, làm mềm môi và thúc đẩy môi bong vảy nhanh.
  • Khi thấy môi tiết dịch, mưng mủ nhẹ thì có thể sử dụng tăm bông y tế để thấm nhẹ.
  • Nên ăn các món mềm như cháo, súp, nước hầm canh,…sau khi ăn nên dùng khăn làm sạch môi, nhằm hạn chế để môi tiếp xúc với nước.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày nhằm giúp môi không bị khô và nhanh chóng hồi phục.
  • Tránh ăn đồ cay nóng, hải sản, đồ nếp, rau muống, thịt bò, trứng để ngăn ngừa môi sưng ngứa, để lại sẹo.
  • Không sử dụng son màu, son bóng các loại mỹ phẩm khác trên môi trong thời gian này.

Tránh để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tia UV bởi có thể làm môi thâm, lâu hồi phục, nên khi ra ngoài hãy đeo khẩu trang thật kín và hạn chế ra ngoài khi không cần thiết.

Tác hại của cấy môi sinh học nên biết

Ngoài những ưu điểm nổi bật cấy môi, nhiều người vẫn thắc mắc và lo lắng về rủi ro khi thực hiện cấy môi sinh học. Nhìn chung, phương pháp này có thể để lại một số tác hại ngoài ý muốn nếu tay nghề người thực hiện quá kém và chất lượng quy trình thực hiện không được đảm bảo.

Kỹ thuật cấy môi sinh học không đạt chuẩn có thể gây đau rát, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng thời gian phục hồi môi
Kỹ thuật cấy môi sinh học không đạt chuẩn có thể gây đau rát, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng thời gian phục hồi môi

Dưới đây là một số rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện cấy môi tại các trung tâm thẩm mỹ kém chất lượng:

  • Môi sưng tấy, đau nhức và mất cảm giác: Quy trình thực hiện không đảm bảo về kỹ thuật có thể khiến kim tác động sâu hơn vào tầng biểu bì môi, từ đó để lại cảm giác đau đớn và châm chích quanh vùng môi sau quá trình thực hiện. Với các trường hợp cơ địa nhạy cảm, môi sẽ bắt đầu sưng tấy và có dấu hiệu mất cảm giác sau quá trình thực hiện.
  • Ngứa ngáy, dị ứng: Sử dụng dung dịch tiêm kém chất lượng có thể để lại một số tác dụng phụ trên môi như: ngứa ngáy, sưng tấy, nổi đỏ và dị ứng quanh vùng da môi
  • Nhiễm trùng: Dụng cụ và quy trình cấy môi không đạt chuẩn Y Khoa có thể để lại nguy cơ nhiễm trùng môi, từ đó để lại những rủi ro về hiệu quả thẩm mỹ sau quá trình thực hiện
  • Không đạt được hiệu quả: Quy trình cấy không đạt chuẩn sẽ không thể đem lại kết quả môi như mong đợi. Môi sau khi cấy có thể lâu phục hồi, lâu lên màu và không duy trì được kết quả lâu dài theo thời gian.
Môi có dấu hiệu loang lổ và lên màu không như mong muốn nếu kỹ thuật cấy màu môi không đạt chuẩn
Môi có dấu hiệu loang lổ và lên màu không như mong muốn nếu kỹ thuật cấy màu môi không đạt chuẩn

Trên đây là tất tần tật các thông tin chi tiết liên quan cấy môi sinh học là gì và cách phân biệt cấy môi và phun môi cực kỳ chi tiết mà bạn nên biết. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của từng phương pháp, từ đó lựa chọn kỹ thuật tái tạo màu môi phù hợp nhất. Mọi thông tin cần tư vấn về dịch vụ xăm môi và cấy môi sinh học tại Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 3333 để được tư vấn và hỗ trợ.

6.8k

Bài viết hữu ích ?

Đánh giá

4 / 5. - 9

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Đăng ký tư vấn



Bình luận website

0 bình luận
    1800 3333