Trở lại
Cấp Ẩm - Câp Nước Chăm sóc da chuyên sâu Thải Độc Tố Hút chì thải độc da
Tắm trắng Tắm trắng phi thuyền
Căng bóng - Trắng sáng
Trị mụn chuẩn y khoa Dr. Acne Trị Mụn Chuẩn Y Khoa Dr. Laser Acne Đông Trùng Hạ Thảo Trị mụn lưng Dr.Acne Thay Da Sinh Học Vùng Lưng
Nám chân sâu Nám mảng
Sẹo lõm Trị sẹo rỗ Trị rạn da
Trị rụng tóc
Xóa nhăn
Phục hồi da
Cấy trắng
Trẻ hóa da Tiêm Filler
Trị thâm
Điêu khắc Hairstroke Phun vi chạm
Các gói Combo
Dịch vụ đồng giá 99K

Phụ nữ ít lông vùng kín có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không?

Cập nhật: 12/10/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Lông vùng kín bắt đầu xuất hiện khi các bạn nữ bước vào độ tuổi dậy thì. Vùng lông này sẽ liên tục mọc dài và rậm trong suốt cuộc đời của phụ nữ. Tuy nhiên, lông ở khu vực của một số chị em lại thưa và nhạt màu. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Làm thế nào để khắc phục việc phụ nữ ít lông vùng kín? Câu trả lời sẽ được Mẹo triệt lông giải đáp trong bài viết dưới đây.

Lông mu vùng kín có tác dụng gì với cơ thể phụ nữ

Lông mu, tưởng chừng như bộ phận nhạy cảm và ít được quan tâm, lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Vượt ra khỏi định nghĩa về mặt thẩm mỹ, những sợi lông mảnh này ẩn chứa nhiều chức năng thiết yếu, góp phần bảo vệ “cô bé” khỏi những tác nhân gây hại.

  • Hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo: Lớp lông dày tạo thành rào cản vật lý, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân gây hại khác vào âm đạo.
  • Giữ nhiệt cho cô bé: Lông mu giúp giữ ấm cho vùng kín, đặc biệt vào mùa lạnh, đồng thời giúp điều hòa nhiệt độ, hạn chế sự ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Giảm sự co xát với quần áo: Lớp lông mu đóng vai trò như lớp đệm, giúp giảm thiểu sự cọ xát giữa da vùng kín với quần áo trong quá trình sinh hoạt, vận động, đặc biệt khi tập luyện thể thao hoặc mặc quần áo bó sát.
  • Bảo vệ phụ nữ khi “yêu”: Trong quan hệ tình dục, lông mu giúp giảm ma sát, trầy xước, tạo cảm giác hưng phấn và khoái cảm cho cả hai người.
Lông ở cô bé bảo vệ vùng kín của phụ nữ khi “yêu”
Lông ở cô bé bảo vệ vùng kín của phụ nữ khi “yêu”

Tại sao phụ nữ ít lông vùng kín?

Hiện nay, khoa học đã tìm ra 3 yếu tố chính dẫn tới hiện tượng phụ nữ ít lông vùng kín. Những yếu tố này gồm có rối loạn nội tiết tố, di truyền và do một số bệnh lý. Cụ thể như sau:

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn hormone estrogen trong cơ thể của phái nữ có thể khiến lông mọc chậm, thưa và nhạt màu. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn nội tiết tố rất khó giải thích vì nó có thể là vì bạn bị căng thẳng, mệt mỏi quá mức hoặc do chu kỳ sinh học của cơ thể có sự biến đổi bất ngờ. Mặt khác, phụ nữ ít lông vùng mu cũng có thể vì lượng androgen trong người thấp hơn bình thường.

Rối loạn nội tiết tố dẫn tới lông mọc chậm và thưa ở vùng kín
Rối loạn nội tiết tố dẫn tới lông mọc chậm và thưa ở vùng kín

Do yếu tố di truyền

Yếu tố thứ hai khiến phụ nữ ít lông mu có thể là do di truyền. Nguyên nhân này không hiếm, bạn có thể nhận biết được ngay khi tới tuổi dậy thì. Hiện tượng này thường không được tính là một chứng bệnh nên bạn không cần lo lắng.

Do một số bệnh lý

Mặc dù phụ nữ ít lông vùng kín không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý. Biểu hiện  dễ thấy nhất là lông ở cô bé rụng nhiều dẫn tới đám lông ở đây thưa và nhạt màu hơn lúc trước. Một số bệnh lý gây nên tình trạng này gồm có:

Nấm ở khu vực lông mu

Nguyên nhân chính dẫn tới nấm ở vùng kín là do môi trường ẩm ướt khiến nấm phát triển. Biểu hiện dễ thấy nhất là âm đạo thường xuyên ngứa ngáy bên cạnh việc lông rụng. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên chị em phụ nữ không nên mặc quần lót ẩm vì rất dễ bị nhiễm nấm.

Nấm ở khu vực lông mu có thể khiến vùng kín ít lông
Nấm ở khu vực lông mu có thể khiến vùng kín ít lông

Suy tuyến giáp

Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng giúp các nang lông phát triển. Đối với những người bệnh bị suy tuyến giáp, lượng hormone tuyến giáp cũng sẽ bị sụt giảm đáng kể khiến lông ở vùng kín bị rung đi dẫn tới ít lông.

Viêm chân lông vùng kín

Viêm chân lông là hiện tượng tuyến dầu và mồ hôi bị tắc nghẽn dưới da. Đây là hệ quả của việc cạo, nhổ và waxing lông không đúng cách. Điều này khiến cho các nang lông không thể phát triển bình thường nên khiến cho lông mọc ít.

Đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng là bệnh lý không hiếm gặp ở phái nữ. Căn bệnh này không chỉ khiến phụ nữ ít lông ở vùng kín, mà nó còn gây rối loạn kinh nguyệt, béo phì, đau bụng không rõ nguyên nhân,…

Đa nang buồng trứng có thể khiến vùng kín ít lông
Đa nang buồng trứng có thể khiến vùng kín ít lông

Phụ nữ ít lông ở vùng kín có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ ít lông vùng kín không hề ảnh hưởng tới sức khỏe. Trừ trường hợp lông rụng do một số bệnh lý gây ra thì bạn cần nhanh chóng đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Những trường hợp còn lại thì không cần lo lắng.

Việc vùng kín ít lông cũng đem lại lợi ích cho bạn như:

  • Giúp vùng kín gọn gàng và sạch sẽ hơn
  • Dễ vệ sinh và chăm sóc cô bé
  • Không bị đọng mồ hôi, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

Tướng phụ nữ ít lông vùng kín

Theo nhân tướng học, phụ nữ ít lông vùng kín thường là người kém cỏi, nhút nhát, khả năng đấu tranh kém nên sẽ gặp nhiều chuyện bất công trong cuộc sống. Cuộc đời của người phụ nữ có đặc điểm này thường vất vả, khó giàu sang phú quý. Chính vì vậy, đàn ông lấy phải những người này thường khó thành công trong sự nghiệp.

Phụ nữ ít lông vùng kín thường là người kém cỏi và nhút nhát
Phụ nữ ít lông vùng kín thường là người kém cỏi và nhút nhát

Tướng phụ nữ ít lông mu còn được cho là kém đoan chính, dễ ngoại tình. Điều này đã khiến cho nhiều thiếu nữ dưới chế độ phong kiến khó lấy chồng và bị xã hội đàm tiếu nhiều điều không hay.

Giải pháp để vùng kín mọc lông nhanh hơn

Việc vùng kín mọc lông nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây để kích thích lông mọc nhanh hơn:

  • Kích thích mọc lông bằng nguyên liệu tự nhiên: Một số nguyên liệu giúp lông vùng kín mọc nhanh hơn mà bạn có thể sử dụng như dầu dừa, tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, nước ép hành tây, sữa tươi,… Các nguyên liệu này đều có chứa vitamin E, protein, giúp nuôi dưỡng nang lông, từ đó giúp lông mọc nhanh hơn.
  • Dùng thuốc kích thích mọc lông: Một số loại thuốc kích thích mọc lông hiệu quả được nhiều người tin tưởng lựa chọn có thể kể đến như Eveline, Nakashima, Elanoir Italia,…
  • Cấy lông vùng kín tự thân: Cấy lông vùng kín tự thân là kỹ thuật thẩm mỹ hiện đại sử dụng chính nguồn nang tóc khỏe mạnh từ cơ thể để cấy vào vùng kín, giúp cải thiện tình trạng lông thưa thớt. Sau 3 đến 6 tháng, lông sẽ có độ xoăn và màu sắc tự nhiên.
Có nhiều cách để làm lông vùng kín mọc nhanh hơn
Có nhiều cách để làm lông vùng kín mọc nhanh hơn

Trên đây là những chia sẻ của Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn về chủ đề phụ nữ ít lông vùng kín. Với sự phát triển của khoa học hiện tại, bạn hoàn toàn có thể khắc phục nhược điểm này nên không cần lo lắng. Điều quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn sản phẩm kích thích mọc lông có nguồn gốc rõ ràng hoặc địa chỉ cấy lông uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: Thời gian lông vùng kín mọc lại sau khi cạo là trong bao lâu?

1k

Bài viết hữu ích ?

Đánh giá

5 / 5. - 3

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Đăng ký tư vấn



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333