Trở lại
Cấp Ẩm - Câp Nước Chăm sóc da chuyên sâu Thải Độc Tố Hút chì thải độc da
Tắm trắng Tắm trắng phi thuyền
Căng bóng - Trắng sáng
Trị mụn chuẩn y khoa Dr. Acne Trị Mụn Chuẩn Y Khoa Dr. Laser Acne Đông Trùng Hạ Thảo Trị mụn lưng Dr.Acne Thay Da Sinh Học Vùng Lưng
Nám chân sâu Nám mảng
Sẹo lõm Trị sẹo rỗ Trị rạn da
Trị rụng tóc
Xóa nhăn
Phục hồi da
Cấy trắng
Trẻ hóa da Tiêm Filler
Trị thâm
Điêu khắc Hairstroke Phun vi chạm
Các gói Combo
Dịch vụ đồng giá 99K

Bóc da môi nhiều có sao không? Cần phải làm gì mới đúng?

Cập nhật: 26/12/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Môi khô, nứt nẻ và bong tróc thành từng miếng khô ráp trên môi có thể khiến nhiều người khó chịu và dùng tay cạy gỡ, lột cũng như bóc da môi. Theo thời gian, việc cạy gỡ da môi khô ráp, nứt nẻ có thể tạo thành thói quen khó bỏ và dễ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng môi. Vậy, bóc da môi nhiều có sao không và gây ảnh hưởng gì đến môi? Tips phun môi sẽ mách bạn những điều cần lưu ý khi môi gặp phải tình trạng bong da khó chịu này.

Nguyên nhân môi khô và bong tróc da

Da môi rất nhạy cảm vì thiếu lớp bảo vệ tự nhiên. Khi cơ thể thiếu nước hoặc tiếp xúc với môi trường khô hanh, lớp ẩm trên môi bị mất đi, gây ra tình trạng bong tróc và nứt nẻ. Thói quen liếm môi và sử dụng son môi chứa nhiều hóa chất càng làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn vì nước bọt và hóa chất trong son lấy đi độ ẩm tự nhiên của môi, khiến môi càng khô và bong da nhiều hơn.

Môi khô và bong da
Môi khô và bong da

Bóc da môi nhiều có sao không?

Bóc da môi nhiều không chỉ dây đau rát, tiềm ẩn nguy cơ chảy máu mà còn khiến môi dễ hình thành vết thương hở. Chính vì thế, dùng tay bóc, cạy gỡ hoặc lột da môi được cho là thói quen xấu khiến môi dễ tổn thương và để lại nhiều tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ môi. Để hiểu rõ hơn về thói quen bóc da môi nhiều có sao không, dưới đây là một số hậu quả không tốt khi thường xuyên bóc da môi:

Khiến môi khô hơn

Việc lột da môi bong tróc không giúp cải thiện tình trạng khô môi mà còn khiến môi trở nên khô nứt và bong tróc nghiêm trọng hơn. Cụ thể, bóc da môi sẽ khiến môi dễ sản sinh tế bào chết mới để thay thế lớp da môi đã bị loại bỏ, quá trình này có thể khiến môi dễ nứt nẻ, bong tróc, chảy máu và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.

Đau rát và chảy máu

Việc dùng tay lột gỡ và bóc da môi có thể khiến môi dễ bị trầy xước và chảy máu ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, quá trình bóc môi có thể tạo cảm giác đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình môi hồi phục.

Việc dùng tay cạy gỡ lớp da môi bong tróc có thể gây đau rát, chảy máu và tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm
Việc dùng tay cạy gỡ lớp da môi bong tróc có thể gây đau rát, chảy máu và tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm

Tạo tổn thương hở môi

Việc bóc da môi có thể tạo ra những vết thương hở nhỏ và rướm máu xung quanh bề mặt môi. Tình trạng này có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và đau rát trong quá trình ăn uống khi môi tiếp xúc với thức ăn. Đặc biệt, việc tổn thương hở trên môi tiếp xúc với thức ăn, nước uống cũng như khói bụi từ môi trường bên ngoài có thể tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm, sưng tấy và ảnh hưởng đến quá trình môi hồi phục.

Gia tăng nguy cơ thâm môi

Nếu thường xuyên lột gỡ và bóc vảy da môi có thể khiến môi liên tục chịu tổn thương trong một thời gian dài. Quá trình này có thể ảnh hưởng đến sắc tố môi và tiềm ẩn nguy cơ thâm môi theo thời gian.

Việc bóc môi khô có thể tiềm ẩn nguy cơ thâm môi và khiến môi dễ gia tăng sắc tố từ tác nhân tiêu cực môi trường
Việc bóc môi khô có thể tiềm ẩn nguy cơ thâm môi và khiến môi dễ gia tăng sắc tố từ tác nhân tiêu cực môi trường

Tổn thương lớp da bảo vệ môi

Lớp da môi thường khá mỏng yếu, nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương bởi tác động bên ngoài. Chính vì thế, việc cố ý bóc da môi thường xuyên có thể khiến lớp biểu bì bảo vệ môi chịu nhiều tổn thương và tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng tấn công.

Cách khắc phục khi môi khô, bong tróc

Khi môi có dấu hiệu nứt nẻ, khô ráp và bong tróc khi có sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, việc cấp ẩm cho môi là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các phương pháp sau:

Tẩy tế bào chết môi

Tẩy tế bào chết môi định kỳ là một bước không thể thiếu để loại bỏ lớp tế bào chết già cỗi tích tụ lâu ngày trên bề mặt da môi. Việc tẩy tế bào chết môi định kỳ 2 lần/ tuần sẽ giúp loại bỏ lớp da chết môi một cách an toàn và tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ son dưỡng. Bên cạnh đó, tế bào chết trên môi được loại bỏ sẽ giúp môi hồng hào tự nhiên và kích thích quá trình tái tạo tế bào mới. Chính vì thế, tẩy tế bào chết môi được xem là cách giúp môi mịn màng và tạo lớp nền môi hoàn hảo hơn.

Tẩy tế bào chết môi định kỳ 2 lần/ tuần được xem là cách loại bỏ da chết trên môi và giúp làm mềm môi hiệu quả
Tẩy tế bào chết môi định kỳ 2 lần/ tuần được xem là cách loại bỏ da chết trên môi và giúp làm mềm môi hiệu quả

Làm sạch môi

Đừng quá lo lắng về việc bóc da môi nhiều có sao không, việc tẩy trang và làm sạch môi thường xuyên sau khi thoa son là một trong những bước vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ môi khô nứt. Cụ thể, tẩy trang môi sạch sẽ là cách giúp loại bỏ lớp son lì bám dính trên môi, từ đó sẽ giúp môi được làm sạch tối ưu nhất.

Chính vì thế, sau khi sử dụng các loại son lì, cuối ngày bạn nên làm sạch môi sạch sẽ bằng nước tẩy trang chuyên dụng để loại bỏ triệt để các tạp chất từ son tồn đọng trên môi. Quá trình này không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ khô môi mà còn giúp giảm thâm môi một cách hiệu quả.

Loại bỏ các thói quen xấu

Thói quen liếm môi hoặc dùng tay bóc da môi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến môi trở nên khô hơn, dễ bong tróc hơn. Vì thế, loại bỏ một số thói quen xấu tác động lên bề mặt môi được cho là cách ngăn ngừa và khắc phục tình trạng môi khô, bong tróc hiệu quả.

Uống nhiều nước lọc

Uống đầy đủ 2 lít nước lọc/ ngày được xem là cách bổ sung nước và ngăn ngừa nguy cơ môi khô ráp, nứt nẻ. Cụ thể, cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho các tế bào da, trong đó bao gồm cả tế bào da môi.

Cùng với đó, cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp duy trì quá trình lưu thông máu, từ đó giúp các tế bào da khỏe mạnh và mềm mại hơn. Chính vì thế, thói quen uống nhiều nước lọc không chỉ góp phần quan trọng cho hoạt động cơ thể mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ môi khô ráp, nứt nẻ.

Uống nhiều nước lọc không chỉ giúp cấp nước cho cơ thể mà còn hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ môi khô và nứt nẻ
Uống nhiều nước lọc không chỉ giúp cấp nước cho cơ thể mà còn hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ môi khô và nứt nẻ

Tăng cường rau xanh, trái cây

Ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh được cho là thói quen ăn uống lành mạnh tác động tích cực đến quá trình làm đẹp da và ngăn ngừa nguy cơ khô môi. Trong hoa quả thường có chứa khá nhiều nước và các vitamin cần thiết để duy trì độ ẩm cho môi, từ đó hỗ trợ quá trình tăng sinh Collagen và giúp môi sáng màu hơn. Chính vì thế, ưu tiên bổ sung các loại quả mọng có chứa nhiều nước như: cam, quýt, dưa hấu, dâu tây, bưởi được xem là cách giúp bổ sung vitamin C và cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi.

Thoa son dưỡng cấp ẩm môi

Bôi son dưỡng môi được cho là cách cung cấp độ ẩm cho môi giúp mềm mềm môi và khắc phục trình trạng môi khô, nứt nẻ. Việc thoa son dưỡng ẩm sẽ giúp tạo lớp màng mỏng trên bề mặt môi, từ đó ngăn ngừa nguy cơ môi bị oxy hóa và bảo vệ môi khỏi các tác nhân có hại từ môi trường. Khi lựa chọn son dưỡng ẩm cho môi, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại son dưỡng chứa thành phần thiên nhiên như sáp ong, vitamin E, bơ hạt mỡ,.. để đem lại hiệu quả dưỡng ẩm và làm mềm môi tối ưu nhất.

Thoa son dưỡng ẩm môi là cách tăng cường độ ẩm cần thiết để duy trì môi mềm mại, hồng hào hơn
Thoa son dưỡng ẩm môi là cách tăng cường độ ẩm cần thiết để duy trì môi mềm mại, hồng hào hơn

Đắp mặt nạ ngủ môi

Bên cạnh việc thoa son dưỡng môi, đắp mặt nạ ngủ môi trước khi đi ngủ cũng được xem là cách cấp ẩm và bảo vệ môi khỏi các tác động từ môi trường trong lúc ngủ. Thoa mặt nạ ngủ môi trước khi ngủ được cho là cách cấp ẩm chuyên sâu cho môi, từ đó làm dịu và làm mềm môi khô nứt hiệu quả. Bên cạnh đó, mặt nạ ngủ môi sẽ chứa một số thành phần giúp làm dịu các vết nứt nẻ trên môi, từ đó kích thích quá trình tái tạo tế bào môi mới và giảm thâm môi hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan bóc da môi nhiều có sao không và cách khắc phục nguy cơ môi khô ráp, nứt nẻ hiệu quả. Có thể thấy, thói quen bóc da môi thường xuyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ khô nứt, chảy máu và tạo tổn thương hở trên môi. Chính vì thế, chăm sóc môi đúng cách bằng cách tẩy tế bào chết môi định kỳ và tẩy trang môi sạch sẽ sau khi thoa son là cách ngăn ngừa và khắc phục môi khô, bong tróc hiệu quả.

3

Bài viết hữu ích ?

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Đăng ký tư vấn



Bình luận website

0 bình luận
    1800 3333