Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng và cách xử lý hiệu quả

Cập nhật: 11/10/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Phun xăm từ lâu đã được xem là một trong những phương pháp làm đẹp môi hiệu quả. Với phương pháp này, khách hàng có thể khử màu môi thâm, tạo viền môi cân đối hơn và làm hồng môi hiệu quả. Tuy nhiên, phun xăm môi bị nhiễm trùng là một trong những tình trạng có thể xảy ra nếu quá trình phun môi không đảm bảo. Bài viết này, Tips phun môi sẽ bật mí đến bạn một số dấu hiệu xăm môi bị nhiễm trùng và hướng dẫn cách xử lý kịp thời.

Dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng

Tình trạng phun môi bị nhiễm trùng là một trong những dấu hiệu phun môi bị hỏng và để lại vết thương lớn trên môi sau phun xăm. Đây là tình trạng vi khuẩn tấn công vào vết thương hở trên môi sau phun và gây viêm nhiễm, sưng tấy, mưng mủ,.. Dưới đây là một số dấu hiệu kèm hình ảnh xăm môi bị nhiễm trùng thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo:

Môi sưng tấy và phồng rộp

Môi sưng tấy và phồng rộp là một trong những dấu hiệu phổ biến, dễ nhận thấy nhất khi môi có dấu hiệu bị hỏng sau phun xăm thẩm mỹ. Đây là một trong những tình trạng đầu tiên khi môi bắt đầu có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Môi bị sưng tấy và phồng rộp là một trong những dấu hiệu xăm môi bị nhiễm trùng phổ biến
Môi bị sưng tấy và phồng rộp là một trong những dấu hiệu xăm môi bị nhiễm trùng phổ biến

Trong một số trường hợp, môi sẽ dần giảm sưng và hết ngay sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu môi có dấu hiệu sưng phồng kéo dài và xuất hiện mụn nước, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có phương án chữa trị phù hợp.

Môi bị mưng mủ, chảy dịch

Môi có dấu hiệu chảy dịch bất thường sau phun xăm là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng khá phổ biến. Dịch chảy ra còn được gọi là nước tiết mô và thường chảy ra trong quá trình phun xăm hoặc sau phun xăm một vài giờ. Tuy nhiên, nếu môi có dấu hiệu chảy dịch kéo dài, bất thường và có mùi lạ trong suốt 1 – 2 ngày đầu tiên thì đây là dấu hiệu phun môi bị hỏng.

Môi nhiễm trùng bị chảy dịch
Môi nhiễm trùng bị chảy dịch

Môi tụ máu bầm và thâm tím

Môi tụ máu bầm và thâm tím là dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng do tay nghề người thực hiện không đảm bảo kỹ thuật. Trong quá trình phun môi, nếu kỹ thuật viên tác động lực đi kim quá mạnh trên môi sẽ tăng nguy cơ để lại vết thương hở trên môi và kéo dài thời gian hồi phục. Khi môi tụ máu bầm có thể khiến môi sưng to hơn, từ đó tạo cảm giác đau nhức kéo dài và khiến môi bị nhiễm trùng nặng hơn.

Tình trạng môi tụ máu bầm là dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng do lực đi kim quá mạnh trong quá trình thực hiện
Tình trạng môi tụ máu bầm là dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng do lực đi kim quá mạnh trong quá trình thực hiện

Môi ngứa ngáy khó chịu

Tình trạng ngứa viền môi sau phun xăm là một trong những tình trạng khá phổ biến. Vấn đề này có thể xuất phát từ việc chăm sóc môi sau phun sai cách và dị ứng với mực phun xăm. Khi môi bắt đầu có dấu hiệu  ngứa ngáy, bề mặt môi có thể xuất hiện dấu hiệu sưng tấy và nổi mụn hạt li ti.

Môi dị ứng và ngứa ngáy kèm theo màu mực lên loang lỗ
Môi dị ứng và ngứa ngáy kèm theo màu mực lên loang lỗ

Môi nổi mụn nước, lở loét

Tình trạng môi bị lở loét, nổi mụn nước là một trong những dấu hiệu khá nguy hiểm khi xăm môi bị nhiễm trùng. Đây là tình trạng môi xuất hiện các mụn nước có kích thước khác nhau từ li ti cho đến hạt đậu.

Dịch chứa trong mụn nước có thể gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến môi bị lở loét, nhiễm trùng kéo dài. Vì thế, xăm môi bị nổi mụn nước, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh để lại biến chứng nguy hiểm khác cho môi.

>> Xem thêm: Hình ảnh xăm môi bị hỏng

Môi bị lỡ loét đau nhứt
Môi bị lỡ loét đau nhứt

Nguyên nhân xăm môi bị nhiễm trùng

Phun môi bị nhiễm trùng có thể xuất phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến cơ địa, tay nghề người thực hiện, cách vệ sinh môi và kiêng cữ sau phun xăm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến môi bị nhiễm trùng sau phun xăm mà bạn có thể tham khảo:

  • Quy trình phun xăm không đạt chuẩn: Quy trình phun môi không đảm bảo các yếu tố vô trùng, vô khuẩn chuẩn Y Khoa có thể khiến vi khuẩn tấn công trực tiếp vào biểu bì môi, từ đó gây sưng viêm, mưng mủ và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng mực vô cơ kém chất lượng: Sử dụng mực vô cơ chứa hóa chất có thể khiến môi bị kích ứng, sưng viêm và để lại cảm giác ngứa ngáy trên môi sau phun xăm. Trong một số trường hợp cơ địa dị ứng hóa chất có thể gây lở loét, mưng mủ và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thẩm mỹ sau phun môi.
  • Tay nghề người thực hiện quá kém: Kỹ thuật viên không đáp ứng đủ trình độ chuyên môn và tay nghề trong lĩnh vực phun xăm có thể khiến kim tác động sâu vào da môi, từ đó khiến môi mất nhiều thời gian để hồi phục và dễ gây tụ máu bầm, tụ dịch trên môi ngoài ý muốn.
  • Chăm sóc môi sau phun sai cách: Không thực hiện vệ sinh và chăm sóc môi sau phun đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình môi hồi phục và lên màu sau phun xăm.
  • Không kiêng cữ sau phun môi: Sau phun môi, nếu ăn uống vô tội vạ và không kiêng cữ đúng chỉ định sẽ khiến môi dễ bị nhiễm trùng, kích ứng và ảnh hưởng quá trình lên màu môi.
Tay nghề người thực hiện không đạt chuẩn chất lượng và quy trình không đạt chuẩn Y Khoa có thể gây viêm nhiễm môi
Tay nghề người thực hiện không đạt chuẩn chất lượng và quy trình không đạt chuẩn Y Khoa có thể gây viêm nhiễm môi

Cách xử lý khi môi bị nhiễm trùng sau phun xăm

Với những dấu hiệu thông qua các hình ảnh xăm môi bị nhiễm trùng rõ ràng trên nếu không điều trị và xử lý kịp thời sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ môi sau phun.  Để tránh các biến chứng nặng nề  khi phun môi bị hỏng, dưới đây là một số cách chăm sóc và xử lý môi sau phun đúng cách:

  • Vệ sinh bề mặt môi bằng nước muối sinh lý và thoa thuốc mỡ theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Không để môi dính nước trong ít nhất 1 ngày kể từ lúc phun xăm
  • Sử dụng ống hút để uống nước để tránh nguy cơ môi bị ảnh hưởng khi uống nước
  • Tránh ăn các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ hoặc các loại thức ăn cay nóng vì dễ gia tăng nguy cơ viêm nhiễm
  • Vệ sinh môi sạch sẽ sau khi ăn xong để tránh nguy cơ môi bị nhiễm trùng
  • Giữ môi luôn khô ráo, tránh dùng tay tháo gỡ lớp bong môi sau phun xăm vì dễ gây chảy máu, nhiễm trùng
  • Không thoa son hay để môi dính các hóa chất từ mỹ phẩm sau phun xăm vì dễ gây kích ứng môi ngoài ý muốn
  • Nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời khi môi có dấu hiệu sưng tấy và nhiễm trùng kéo dài.
Vệ sinh và chăm sóc môi sau phun đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ môi bị nhiễm trùng và kích ứng ngoài ý muốn
Vệ sinh và chăm sóc môi sau phun đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ môi bị nhiễm trùng và kích ứng ngoài ý muốn

>>> Có thể bạn quan tâm: Xăm môi 1 tháng vẫn bị thâm nên làm gì?

Trên đây là các dấu hiệu xăm môi bị nhiễm trùng và cách xử lý môi bị nhiễm trùng sau phun xăm đúng cách mà bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, khi môi có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần thực hiện chăm sóc và vệ sinh môi sau phun đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ môi viêm nhiễm.

891

Bài viết hữu ích ?

Đánh giá

5 / 5. - 5

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Đăng ký tư vấn



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333