Trở lại

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì để phục hồi nhanh và không bị sẹo?

Cập nhật: 18/02/2025
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tẩy nốt ruồi là dịch vụ vô cùng phổ biến hiện nay và để vết thương mau lành, tránh để lại sẹo, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống cũng như chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi. Vậy, tẩy nốt ruồi kiêng gì? Phong thủy nốt ruồi sẽ cùng bạn điểm qua những thực phẩm cần tránh ăn trong bài viết sau đây.

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì?

Sau khi tẩy nốt ruồi, da đang trong quá trình tái tạo và dễ bị tổn thương vì thế những chất khi ăn vào cũng có thể gây ra nguy cơ viêm nhiễm từ bên trong, đó là lý do mà bạn cần phải chú ý kiêng cử sau khi tẩy nốt ruồi đến tránh biến chứng xấu, dưới đây là một số thực phẩm cần phải tránh sau khi xóa mụn ruồi:

Thịt bò

Sau khi tẩy nốt ruồi, vùng da bị tổn thương đang trong quá trình tái tạo và rất nhạy cảm. Thịt bò, mặc dù chứa nhiều protein và giàu dưỡng chất, tuy nhiên ăn thịt bò sau khi tẩy nốt ruồi có thể kích thích tăng sinh melanin quá mức, khiến vết thương trở nên thâm sạm và không đều màu so với vùng da xung quanh.

Tránh ăn thịt bò sau khi tẩy nốt ruồi vì dễ gây gia tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm tại vị trí vết thương
Tránh ăn thịt bò sau khi tẩy nốt ruồi vì dễ gây gia tăng nguy cơ hình thành sẹo thâm tại vị trí vết thương

Điều này làm tăng nguy cơ để lại sẹo thâm, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Chính vì thế, để da nhanh phục hồi và hạn chế nguy cơ để lại sẹo thâm, bạn nên kiêng thịt bò trong giai đoạn đầu sau khi tẩy nốt ruồi.

Rau muống

Rau muống là thực phẩm có khả năng kích thích tăng sinh collagen dồi dào và nhanh chóng. Mặc dù collagen giúp vết thương mau lành, nhưng nếu sản sinh quá mức có thể khiến bề mặt da nhanh chóng hình thành sẹo lồi.

Sau khi tẩy nốt ruồi, vùng da non sẽ trở nên rất nhạy cảm, nếu ăn rau muống nhiều trong giai đoạn này có thể khiến bề mặt da tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo lồi khá cao. Để đảm bảo vết thương lành và ngăn ngừa tối đa nguy cơ hình thành sẹo lồi, bạn nên kiêng rau muống cho đến khi da phục hồi hoàn toàn.

Đồ nếp

Tẩy nốt ruồi kiêng gì để không gây mưng mủ và ảnh hưởng đến quá trình vết thương phục hồi? Xôi, bánh chưng, bánh tét là một số chế phẩm được làm từ nếp mà bạn cần kiêng cữ hoàn toàn sau khi tẩy nốt ruồi. Đồ nếp có tính nóng, dễ gây sưng viêm và làm vết thương mưng mủ, kéo dài thời gian hồi phục sau khi tẩy nốt ruồi.

Khi da chưa lành hẳn, việc ăn các món từ nếp như xôi, bánh chưng, bánh nếp có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến vùng da tổn thương trở nên đỏ, sưng tấy và khó lành. Để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và tránh để lại sẹo, bạn nên kiêng đồ nếp cho đến khi da hoàn toàn ổn định.

Tránh ăn xôi hoặc các chế phẩm được làm từ nếp để tránh nguy cơ mưng mủ tại vị trí vết thương hở
Tránh ăn xôi hoặc các chế phẩm được làm từ nếp để tránh nguy cơ mưng mủ tại vị trí vết thương hở

Trứng

Tẩy nốt ruồi kiêng gì để tránh gây viêm ngứa và ảnh hưởng đến quá trình da hồi phục.  Trứng được cho là có thể gây viêm và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương hở sau khi tẩy nốt ruồi. Bên cạnh đó, trứng được cho là thực phẩm có tính nóng và tiềm ẩn nguy cơ mưng mủ gây ảnh hưởng quá trình lành vết thương. Do đó, để vết thương nhanh hồi phục sau khi tẩy nốt ruồi, bạn nên cho trứng vào danh sách các thực phẩm cần kiêng để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.

Hải sản

Hải sản là thực phẩm giàu đạm và dinh dưỡng nhưng có tính hàn và dễ gây kích ứng, đặc biệt với những người đang có vết thương hở trên da. Sau khi tẩy nốt ruồi, vùng da tổn thương đang trong quá trình phục hồi,  ăn hải sản trong thời điểm này có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí làm vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra, gãi hoặc chạm vào vết thương do ngứa có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Vì vậy, để đảm bảo da phục hồi tốt và hạn chế biến chứng, bạn nên kiêng hải sản cho đến khi vết thương lành hẳn.

Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Loại bỏ hải sản ra khỏi bữa ăn để tránh gây sưng viêm, ngứa ngáy vết thương hở
Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Loại bỏ hải sản ra khỏi bữa ăn để tránh gây sưng viêm, ngứa ngáy vết thương hở

Thịt gà

Không nên ăn thịt gà sau khi tẩy nốt ruồi vì thịt gà có thể gây ra những tác động không tốt cho quá trình hồi phục. Chuyên gia cho rằng, ăn thịt gà sau khi tẩy nốt ruồi có thể gia tăng nguy cơ viêm ngứa và làm chậm quá trình vết thương hồi phục.

Thịt gà được cho là có tính hàn, nóng và dễ tiềm ẩn nguy cơ ngứa ngáy vết thương hở trong quá trình tái tạo da non. Chính vì thế, nếu đang lo lắng tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì để vết thương nhanh lành thì thịt gà là thực phẩm luôn nằm trong danh sách mà bạn cần chú ý.

Đồ cay nóng

Sau khi tẩy nốt ruồi cần tránh ăn các thực phẩm cay nóng vì dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình môi tái tạo và phục hồi. Cụ thể, đồ ăn cay nóng thường chứa nhiều ớt, dầu mỡ và các gia vị cay nóng có thể làm chậm quá trình phục hồi vết thương. Để đảm bảo da nhanh phục hồi và hạn chế kích ứng da ngoài ý muốn, tốt nhất bạn nên kiêng ăn đồ ăn cay nóng và thực phẩm chứa nhiều ớt, tiêu và gia vị để tránh ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương.

Loại bỏ các món ăn cay nóng chứa nhiều gia vị vì dễ gây nóng cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da
Loại bỏ các món ăn cay nóng chứa nhiều gia vị vì dễ gây nóng cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da

Tẩy nốt ruồi nên ăn gì?

Bên cạnh việc kiêng những thực phẩm có hại, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh giúp tái tạo da nhanh chóng và giảm nguy cơ để lại sẹo. Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm mà bạn nên tăng cường bổ sung sau khi tẩy nốt ruồi:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, bưởi, ổi giúp tăng sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình phục hồi da non và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo thâm
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Các loại hạt, dầu oliu, bơ giúp dưỡng ẩm và đẩy nhanh quá trình vết thương hở hồi phục
  • Thực phẩm giàu kẽm: Các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, hạt óc chó và các loại đậu sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da.
  • Thực phẩm giàu protein lành mạnh: Cá, đậu hủ, sữa tươi, sữa hạt là một trong những thực phẩm lành mạnh giúp vết thương mau lành mà không tiềm ẩn nguy cơ gây sẹo.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung 2 lít nước lọc mỗi ngày sẽ giúp da duy trì độ ẩm, hỗ trợ quá trình lành vết thương hiệu quả hơn.
Tăng cường rau xanh, trái cây và các loại hạt dinh dưỡng để cung cấp vitamin C, E, kẽm cũng như protein lành mạnh cho cơ thể
Tăng cường rau xanh, trái cây và các loại hạt dinh dưỡng để cung cấp vitamin C, E, kẽm cũng như protein lành mạnh cho cơ thể

Cách chăm sóc da sau tẩy nốt ruồi

Ngoài chế độ ăn uống, việc chăm sóc da đúng cách sau khi tẩy nốt ruồi cũng giúp vết thương nhanh lành và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo, cụ thể như:

  • Giữ vết thương sạch và khô: Tránh để vết thương tiếp xúc với nước trong 24 giờ đầu để tránh nguy cơ viêm nhiễm, lở loét.
  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ: Sử dùng cồn 60 độ hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương sạch sẽ, từ đố tránh tụ vi khuẩn và giúp vết thương nhanh lành.
  • Tránh ánh nắng mặt trời: Tia UV có thể làm thâm sạm vùng da non sau khi tẩy nốt ruồi, vì vậy hãy che chắn bề mặt da cẩn thận trước khi ra ngoài.
  • Không chạm vào vết thương: Tuyệt đối không cạy gỡ, gãi hay bóc vảy để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo vết thương.
  • Sử dụng kem chống sẹo: Bôi kem chống sẹo đầy đủ để đẩy nhanh quá trình tái tạo và liền da sau khi tẩy nốt ruồi, bạn nên đọc thêm thời gian nào thì nên bôi kem trị sẹo sau khi tẩy nốt ruồi để đạt được hiệu quả như ý nhé.
Thoa kem trị sẹo đúng cách sau khi tẩy nốt ruồi để đẩy nhanh quá trình tái tạo da sau khi tẩy nốt ruồi
Thoa kem trị sẹo đúng cách sau khi tẩy nốt ruồi để đẩy nhanh quá trình tái tạo da sau khi tẩy nốt ruồi

Tẩy nốt ruồi kiêng ăn gì để tránh nguy cơ sưng viêm, kích ứng và đẩy nhanh thời gian phục hồi vết thương đã được tiết lộ qua bài viết này. Có thể thấy, chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng để vết thương nhanh lành và ổn định. Chính vì thế, bạn cần có chế độ chăm sóc và ăn uống phù hợp để tránh tối đa các nguy cơ viêm nhiễm ngoài ý muốn.

8

Bài viết hữu ích ?

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Đăng ký tư vấn



Bình luận website

0 bình luận
    1800 3333