Vết thương sau khi liền lại sẽ hình thành lớp da non, có màu hồng hoặc đỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy da đang trong quá trình tái tạo và dần dần phục hồi. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn da non bao lâu hết đỏ? Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này, hãy tham khảo bài viết sau để được giải đáp nhé!
Da non là gì?
Da non, hay còn gọi là mô sẹo non, là lớp mô mới hình thành trên da sau khi bị tổn thương. Da non thường có màu đỏ, hồng, hoặc nâu nhạt, và có thể nhô cao hơn hoặc lõm xuống so với da xung quanh. Da non cũng có thể mỏng manh, dễ bị rách và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Quá trình hình thành da non là một phần quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương, giúp che phủ và bảo vệ khu vực bị tổn thương, đồng thời kích thích tái tạo da mới.
Quá trình này trải qua 3 giai đoạn chính, bao gồm:
Giai đoạn 1: Miễn dịch. Ngay sau khi bị thương, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu di chuyển đến vị trí bị thương và giải phóng các chất hóa học giúp tiêu diệt vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành da.
Giai đoạn 2: Tăng sinh tế bào mới. Khi nhiễm trùng đã được kiểm soát, các tế bào da mới bắt đầu phát triển. Các tế bào này di chuyển đến vị trí bị thương và bắt đầu lấp đầy vết thương.
Giai đoạn 3: Tái tạo da. Trong giai đoạn này, các tế bào da mới sẽ trưởng thành và phát triển các cấu trúc cần thiết để thực hiện chức năng của da, bao gồm lớp biểu bì, lớp thượng bì và lớp hạ bì.
Bao lâu da non hết đỏ?
Thời gian da non hết đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích và mức độ tổn thương của vùng da, cơ địa mỗi người và cách chăm sóc vết thương. Trung bình, da non sẽ hết đỏ sau khoảng từ 1 tuần đến 3 tháng.
Đối với các vết thương nhỏ và nông: Da non có thể hết đỏ chỉ sau 1 – 2 tuần.
Đối với các vết thương sâu và rộng: Da non có thể mất từ 2 – 3 tháng để hết đỏ hoàn toàn.
Đối với trường hợp tai nạn hoặc bỏng nhiệt: Vết thương có thể mất tới 3 – 6 tháng để da non hồi phục và hết đỏ.
Ngoài ra, cơ địa mỗi người cũng ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục của da non. Người có cơ địa lành da tốt thường sẽ có da non hết đỏ nhanh hơn so với người có cơ địa lành da chậm.
Mẹo làm da non nhanh hết đỏ
Để vùng da non mau chóng hồi phục và không để lại sẹo, bạn có thể áp dụng những mẹo chăm sóc như sau:
Vệ sinh đúng cách
Khu vực da non có đặc điểm là rất mỏng, yếu và nhạy cảm. Do đó, thao tác vệ sinh cần thực hiện cẩn thận để vừa đảm bảo tính vô trùng, vừa không ảnh hưởng tới bề mặt vết thương.
Cụ thể, bạn hãy dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa thật nhẹ nhàng cho da. Trường hợp lớp da đã ổn định thì có thể rửa bằng các sản phẩm vệ sinh có tính chất dịu nhẹ. Lưu ý chỉ nên rửa bằng tay và thấm khô bằng bông mềm, tránh chà xát với khăn mặt vì có thể khiến da bị tổn thương.
Tăng cường vitamin C
Vitamin C là hoạt chất quan trọng dành cho các vùng da cần phục hồi khi có nguy cơ bị thâm sẹo. Thành phần này có tác dụng kích thích tổng hợp collagen, tăng cường tái tạo tế bào, làm sáng vùng da bị thâm cũng như ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Bạn có thể dùng vitamin C thoa trực tiếp lên da, tuy nhiên nên bôi vào buổi tối và chống nắng thật kỹ để tránh vết thương bắt nắng gây đen sạm.
Sử dụng kem dưỡng da
Bạn có thể rút ngắn quãng thời gian bao lâu da non hết đỏ bằng việc sử dụng các loại kem dưỡng phù hợp. Kem dưỡng sẽ cung cấp độ ẩm cho vết thương, bổ sung dưỡng chất cho quá trình tái tạo da để giảm cảm giác ngứa ngáy khi lên da non. Hãy ưu tiên các loại kem dưỡng có thành phần lành tính, ít hương liệu, kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh và thoa kiên trì, đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày.
Chống nắng cho da
Bạn sẽ không thể kiểm soát được bao lâu da non hết đỏ nếu như không bảo vệ da dưới ánh nắng. Vùng da non chính là khu vực dễ bị bắt nắng nhất trên cơ thể, khiến cho da bị thâm, đỏ, thậm chí là bỏng rát. Do đó, hãy thoa kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu 30+ và áp dụng các biện pháp che chắn, bảo vệ da kỹ càng nếu như phải đi dưới ánh nắng mặt trời.
Bổ sung dinh dưỡng
Quãng thời gian da non bao lâu thì hết đỏ cũng có thể phụ thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người. Để giúp vùng da non hết ngứa đỏ, hãy ưu tiên các món ăn, đồ uống có nhiều nước, đa dạng vitamin như:
Các loại trái cây mọng nước.
Các loại rau màu xanh đậm.
Các loại đậu.
Thực phẩm nhiều đạm như thịt nạc, đậu hũ, lương, tép,…
Các món ăn giàu sắt.
Các món nghêu, sò, ốc,…giàu kẽm, magie và selen.
Thực phẩm giàu vitamin A, C, E, B12,…
Dùng các nguyên liệu thiên nhiên
Một số mẹo làm đẹp từ thành phần thiên nhiên cũng có thể giúp bạn kiểm soát thời gian bao lâu da non hết đỏ. Thông thường, phương pháp này sẽ dùng từ khi bề mặt vết thương đã đóng kín, không còn chỗ hở tới khi bong vảy và liền sẹo hoàn toàn. Các nguyên liệu làm lành da đơn giản, dễ kiếm nhất có thể kể đến như nghệ, nha đam, rau má,…
Sinh hoạt khoa học
Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cũng là yếu tố chi phối việc lên da non bao lâu thì hết đỏ. Cụ thể, bạn có thể tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình làm lành da với một số cách đơn giản như:
Ăn uống, nghỉ ngơi theo đồng hồ khoa học rõ ràng.
Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya.
Uống đủ nước.
Tránh các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
Hạn chế xông hơi hay tắm nước nóng.
Giữ thói quen vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Một số sai lầm khiến da non có biến chứng xấu
Da non là giai đoạn quan trọng trong quá trình liền sẹo, cần được chăm sóc cẩn thận để tránh biến chứng. Tuy nhiên, nhiều người mắc phải những sai lầm khiến da non gặp vấn đề, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ sau cùng.
Dưới đây là một số sai lầm phổ biến:
Vệ sinh quá nhiều: Việc rửa vết thương quá thường xuyên có thể làm mất đi lớp da non mỏng manh, khiến da dễ bị tổn thương và nhiễm trùng.
Sử dụng dung dịch sát khuẩn mạnh: Nên sử dụng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ, phù hợp với da nhạy cảm để tránh kích ứng da.
Bịt kín vết thương hoặc sử dụng băng gạc không thấm hút: Việc này có thể khiến da non bí bách, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Thay băng gạc không thường xuyên: Thay băng gạc thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo vệ sinh cho vết thương.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da non, khiến da sạm nám, tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết có thể ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
Bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo biến chứng: Một số dấu hiệu cảnh báo biến chứng da non bao gồm: sưng đỏ, đau nhức, chảy mủ, sốt…
Da non có màu đỏ, hồng là quá trình liền thương tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên bao lâu da non hết đỏ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như cách chăm sóc, chế độ ăn, kích thước vết thương,… Thông thường, vết thương sẽ cần từ 1 tuần đến 3 tháng để hết đỏ, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc da để rút ngắn thời gian này, đồng thời hạn chế hình thành sẹo.
Chúc bạn sớm lấy lại được làn da mịn màng, đều màu như trước đây.
1.2k
Bài viết hữu ích ?
Chia sẻ
Đánh giá
5 / 5. - 2
Hãy là người đầu tiên đánh giá
Bác sĩ Võ Thành Hướng
Đã kiểm duyệt nội dung
Bác sĩ Võ Thành Hướng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Da liễu cùng chuyên môn vững vàng và bề dày kinh nghiệm thực tế, bác sĩ đã thực hiện thành công hàng trăm ca da liễu với nhiều vấn đề khác nhau.
Bình luận website