Trở lại
Cấp Ẩm - Câp Nước Chăm sóc da chuyên sâu Thải Độc Tố Hút chì thải độc da
Tắm trắng Tắm trắng phi thuyền
Căng bóng - Trắng sáng
Trị mụn chuẩn y khoa Dr. Acne Trị Mụn Chuẩn Y Khoa Dr. Laser Acne Đông Trùng Hạ Thảo Trị mụn lưng Dr.Acne Thay Da Sinh Học Vùng Lưng
Nám chân sâu Nám mảng
Sẹo lõm Trị sẹo rỗ Trị rạn da
Trị rụng tóc
Xóa nhăn
Phục hồi da
Cấy trắng
Trẻ hóa da Tiêm Filler
Trị thâm
Điêu khắc Hairstroke Phun vi chạm
Các gói Combo
Dịch vụ đồng giá 99K

Đang cho con bú có xăm môi được không? Phải chờ mấy tháng?

Cập nhật: 04/12/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Cho con bú có xăm môi được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm khi muốn làm đẹp sau sinh. Xăm môi có thể giúp mẹ tự tin hơn với vẻ ngoài của mình, tuy nhiên, liệu việc này có an toàn cho bé khi đang bú mẹ? Cùng Tips phun môi giải đáp thắc mày này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Đang cho con bú có xăm môi được không?

Mẹ bỉm đang cho con bú không nên thực hiện xăm môi vì tìm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Cụ thể, mực xăm thường có chứa một lượng hóa chất nhất định và khi dùng ít hay nhiều thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bỉm. Đặc biệt, cơ thể mẹ bầu sau sinh thường khá yếu ớt và cần thời gian để hồi phục sức khỏe.

Không nên thực hiện phun xăm môi trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé
Không nên thực hiện phun xăm môi trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé

Thực hiện phun xăm môi ngay sau khi sinh hoặc đang trong giai đoạn cho con bú có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài ý muốn. Để hiểu rõ hơn về mẹ bỉm cho con bú có xăm môi được không, dưới đây là một số nguyên nhân chính không nên thực hiện xăm môi khi đang cho con bú mà bạn có thể tham khảo:

Ảnh hưởng chất lượng sữa cho con bú

Phun môi có ảnh hưởng đến sữa mẹ không là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo ý kiến chuyên gia, phun môi có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sữa mẹ.

Cụ thể, thành phần mực xăm có thể xâm nhập vào máu và gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nếu thực hiện phun môi trong giai đoạn cho con bú. Chính vì thế, bác sĩ thường khuyên rằng mẹ sau sinh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe và chú trọng đến chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ.

Mực xăm có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sữa mẹ nếu thực hiện phun xăm quá sớm khi còn cho con bú
Mực xăm có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sữa mẹ nếu thực hiện phun xăm quá sớm khi còn cho con bú

Ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé

Trong quá trình phun môi, vị trí thực hiện sẽ tiếp xúc trực tiếp với mực xăm, chất ủ tê cũng như tác động của kim xăm. Việc xăm môi quá sớm khi còn đang trong giai đoạn cho con bú có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể, mực xăm có thể chứa các kim loại nặng, hóa chất cũng như chất tạo màu và gia tăng nguy cơ kích ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như bé trong quá trình bú sữa.

Cùng với đó, thuốc ủ tê thường có chứa một lượng Lidocaine nhất định có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và tác động không ít thì nhiều đến sức khỏe của bé khi bú sữa mẹ.

Thuốc ủ tê và mực xăm tác động đến bề mặt môi có thể gia tăng nguy cơ kích ứng nếu cơ thể mẹ chưa hoàn toàn ổn định sau sinh
Thuốc ủ tê và mực xăm tác động đến bề mặt môi có thể gia tăng nguy cơ kích ứng nếu cơ thể mẹ chưa hoàn toàn ổn định sau sinh

Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm

Việc kim xăm tác động đến bề mặt môi để đưa mực xăm vào da có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm có liên quan. Cụ thể, nếu quy trình phun xăm không đảm bảo các yếu tố an toàn chuẩn Y Khoa có thể gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và tạo điều kiện để vi khuẩn trực tiếp xâm nhập, tấn công và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến viêm gan B, viêm gan C, HIV,..  Tuy nhiên, các trường hợp rủi ro này sẽ được kiểm soát an toàn nếu bạn thực hiện phun môi tại các địa chỉ uy tín và đảm bảo các tiêu chí an toàn của Bộ Y tế.

Sau sinh mấy tháng thì xăm môi được?

Chuyên gia cho rằng, sau khi sinh 6 tháng thì mẹ có thể bắt đầu thực hiện phun xăm môi. 6 tháng được cho là thời gian đủ để có thể mẹ bỉm hồi phục sức khỏe, tâm sinh lý và giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi đưa mực xăm vào da. Bên cạnh đó, 6 tháng cũng là giai đoạn cơ thể đã hồi phục hoàn toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ mực xăm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Có thể thực hiện phun môi lại sau sinh tối thiểu 6 tháng, tốt nhất là nên kiêng cho đến khi cai sữa hoàn toàn cho bé
Có thể thực hiện phun môi lại sau sinh tối thiểu 6 tháng, tốt nhất là nên kiêng cho đến khi cai sữa hoàn toàn cho bé

Tuy nhiên, sau sinh mấy tháng thì xăm môi được còn tùy thuộc vào cơ địa và tốc độ hồi phục sức khỏe sau sinh của nhiều người. Với các mẹ bỉm có sức khỏe yếu, việc mất nhiều thời gian để cơ thể phục hồi và ổn định hoàn toàn là một trong những vấn đề hoàn toàn bình thường. Chính vì thế, nếu chưa thực sự cần thiết thì mẹ chỉ nên phun môi khi đã cai sữa con hoàn toàn.

Xem thêm:

Lưu ý cho mẹ sau sinh trước và sau khi phun môi

Sau khi đã hiểu rõ cho con bú có xăm môi được không và phun môi có ảnh hưởng đến sữa mẹ không, bạn cũng nên quan tâm hơn về một số lưu ý khi thực hiện phun môi sau sinh dành cho mẹ bỉm.

Trước khi phun môi

  • Chỉ phun môi sau khi sinh tối thiểu 6 tháng, tốt nhất là từ 18 – 24 tháng khi đã cai sữa cho con hoàn toàn
  • Lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn chuẩn Y Khoa của Bộ Y Tế
  • Ưu tiên sử dụng mực xăm hữu cơ Organic để đảm bảo an toàn và hạn chế tối thiểu nguy cơ viêm nhiễm, kích ứng
  • Thực hiện các công nghệ phun xăm hiện đại, thế hệ mới để đảm bảo đem lại hiệu quả phun xăm an toàn, ít xâm lấn và không cần mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng
  • Lựa chọn địa chỉ có đội ngũ chuyên viên/ Master có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đem lại hiệu quả phun xăm ưng ý nhất
Lựa chọn địa chỉ phun xăm uy tín, cam kết quy trình thực hiện chuẩn Y Khoa sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm
Lựa chọn địa chỉ phun xăm uy tín, cam kết quy trình thực hiện chuẩn Y Khoa sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm

Sau khi phun môi

  • Thực hiện vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý sau khi ăn để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm
  • Không để môi dính nước trong tối thiểu 4 tiếng đầu tiên sau khi phun môi
  • Không thực hiện đánh răng, rửa mặt và vệ sinh da mặt để giảm thiểu nguy cơ môi dính nước và gia tăng nguy cơ viêm nhiễm trong 8 tiếng đầu tiên
  • Thoa son dưỡng môi thường xuyên để cấp ẩm và ngăn ngừa nguy cơ môi thiếu ẩm, mất nước và ảnh hưởng quá trình môi hồi phục
  • Không tự ý dùng tay gỡ vảy bong môi, để môi được bong một cách hoàn toàn tự nhiên để đạt hiệu quả lên màu đẹp nhất
  • Tránh ăn nước tương, các loại mắm cũng như các loại nước sốt có chứa nhiều gia vị cay nóng sau khi phun môi
  • Kiêng toàn bộ các loại hải sản, thịt gà, thịt bò, xôi nếp và rau muống sau khi phun môi vì dễ tiềm ẩn nguy cơ kích ứng, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến màu môi sau phun
  • Uống nhiều nước lọc, tăng cường bổ sung nước ép dứa hoặc các loại nước ép hoa quả để thúc đẩy môi nhanh phục hồi và lên màu đẹp hơn
  • Không uống cà phê, bia rượu, nước ngọt có gas hoặc sử dụng chất kích thích sau phun môi vì dễ gây ảnh hưởng đến quá trình môi lên màu
  • Thực hiện dặm môi sau 2 – 3 tháng theo đúng chỉ định để đạt hiệu quả lên màu chuẩn hơn, đều màu hơn và duy trì lâu dài hơn theo thời gian.
Thực hiện chăm sóc môi đúng cách với việc vệ sinh môi, kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt để môi lên màu đẹp nhất
Thực hiện chăm sóc môi đúng cách với việc vệ sinh môi, kiêng cữ trong ăn uống, sinh hoạt để môi lên màu đẹp nhất

Mẹ bỉm cho con bú có xăm môi được không và thời gian kiêng cữ sau khi sinh phù hợp đã được tiết lộ qua bài viết này. Có thể thấy rằng, phun môi quá sớm khi đang trong giai đoạn cho con bú và cơ thể mẹ chưa dần phục hồi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian phun môi phù hợp sau khi sinh để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.

10

Bài viết hữu ích ?

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Đăng ký tư vấn



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333