Master Trang Nguyễn với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phun xăm thẩm mỹ và 8 năm nghiên cứu nhân tướng học, đã giúp hàng triệu người cải thiện tướng số, tài lộc, tình duyên và gia đạo.
Đánh giá
5 / 5. - 1
Hãy là người đầu tiên đánh giá
Cho con bú có xăm môi được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm khi muốn làm đẹp sau sinh. Xăm môi có thể giúp mẹ tự tin hơn với vẻ ngoài của mình, tuy nhiên, liệu việc này có an toàn cho bé khi đang bú mẹ? Cùng Tips phun môi giải đáp thắc mày này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mẹ bỉm đang cho con bú không nên thực hiện xăm môi vì tìm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Cụ thể, mực xăm thường có chứa một lượng hóa chất nhất định và khi dùng ít hay nhiều thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bỉm. Đặc biệt, cơ thể mẹ bầu sau sinh thường khá yếu ớt và cần thời gian để hồi phục sức khỏe.
Thực hiện phun xăm môi ngay sau khi sinh hoặc đang trong giai đoạn cho con bú có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài ý muốn. Để hiểu rõ hơn về mẹ bỉm cho con bú có xăm môi được không, dưới đây là một số nguyên nhân chính không nên thực hiện xăm môi khi đang cho con bú mà bạn có thể tham khảo:
Phun môi có ảnh hưởng đến sữa mẹ không là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo ý kiến chuyên gia, phun môi có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng sữa mẹ.
Cụ thể, thành phần mực xăm có thể xâm nhập vào máu và gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nếu thực hiện phun môi trong giai đoạn cho con bú. Chính vì thế, bác sĩ thường khuyên rằng mẹ sau sinh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe và chú trọng đến chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ.
Trong quá trình phun môi, vị trí thực hiện sẽ tiếp xúc trực tiếp với mực xăm, chất ủ tê cũng như tác động của kim xăm. Việc xăm môi quá sớm khi còn đang trong giai đoạn cho con bú có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể, mực xăm có thể chứa các kim loại nặng, hóa chất cũng như chất tạo màu và gia tăng nguy cơ kích ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như bé trong quá trình bú sữa.
Cùng với đó, thuốc ủ tê thường có chứa một lượng Lidocaine nhất định có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và tác động không ít thì nhiều đến sức khỏe của bé khi bú sữa mẹ.
Việc kim xăm tác động đến bề mặt môi để đưa mực xăm vào da có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm có liên quan. Cụ thể, nếu quy trình phun xăm không đảm bảo các yếu tố an toàn chuẩn Y Khoa có thể gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và tạo điều kiện để vi khuẩn trực tiếp xâm nhập, tấn công và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến viêm gan B, viêm gan C, HIV,.. Tuy nhiên, các trường hợp rủi ro này sẽ được kiểm soát an toàn nếu bạn thực hiện phun môi tại các địa chỉ uy tín và đảm bảo các tiêu chí an toàn của Bộ Y tế.
Chuyên gia cho rằng, sau khi sinh 6 tháng thì mẹ có thể bắt đầu thực hiện phun xăm môi. 6 tháng được cho là thời gian đủ để có thể mẹ bỉm hồi phục sức khỏe, tâm sinh lý và giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi đưa mực xăm vào da. Bên cạnh đó, 6 tháng cũng là giai đoạn cơ thể đã hồi phục hoàn toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ mực xăm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Tuy nhiên, sau sinh mấy tháng thì xăm môi được còn tùy thuộc vào cơ địa và tốc độ hồi phục sức khỏe sau sinh của nhiều người. Với các mẹ bỉm có sức khỏe yếu, việc mất nhiều thời gian để cơ thể phục hồi và ổn định hoàn toàn là một trong những vấn đề hoàn toàn bình thường. Chính vì thế, nếu chưa thực sự cần thiết thì mẹ chỉ nên phun môi khi đã cai sữa con hoàn toàn.
Xem thêm:
Sau khi đã hiểu rõ cho con bú có xăm môi được không và phun môi có ảnh hưởng đến sữa mẹ không, bạn cũng nên quan tâm hơn về một số lưu ý khi thực hiện phun môi sau sinh dành cho mẹ bỉm.
Mẹ bỉm cho con bú có xăm môi được không và thời gian kiêng cữ sau khi sinh phù hợp đã được tiết lộ qua bài viết này. Có thể thấy rằng, phun môi quá sớm khi đang trong giai đoạn cho con bú và cơ thể mẹ chưa dần phục hồi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian phun môi phù hợp sau khi sinh để tránh những rủi ro ngoài ý muốn.
Đăng ký tư vấn
Bình luận website