Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Xăm môi có ăn được rau răm không? Kiêng ăn trong bao lâu?

Cập nhật: 11/10/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau phun xăm môi, bác sĩ thường khuyên khách hàng nên hạn chế ăn các thực phẩm quá nóng và chứa nhiều dầu mỡ vì dễ gây loang màu, ảnh hưởng quá trình môi lên màu. Bên cạnh đó, một vài loại rau cũng nằm trong danh sách các thực phẩm cần kiêng sau phun môi vì chứa tính nóng và dễ gây sưng viêm. Vậy, xăm môi có ăn được rau răm không? Cùng Tips phun môi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Rau răm là rau gì?

Rau răm là loại rau nêm có vị cay nồng, đắng nhẹ kèm theo mùi hăng vô cùng đặc trưng. Rau răm thường được dùng ăn kèm và làm rau nêm cho các món ăn phổ biến như: hột vịt lộn, trứng cút lộn xào me, gỏi gà, bánh tráng trộn,…

Rau răm là loại rau nêm và được ăn kèm phổ biến với các món hột vịt lộn giúp gia tăng hương vị và khử mùi tanh từ trứng hiệu quả
Rau răm là loại rau nêm và được ăn kèm phổ biến với các món hột vịt lộn giúp gia tăng hương vị và khử mùi tanh từ trứng hiệu quả

Ngoài việc được dùng trong các món nêm gia vị, rau răm còn có đặc tính kháng khuẩn, tiêu độc và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng một cách hiệu quả. Vậy, sau xăm môi có được ăn rau răm không? Khám phá ngay qua nội dung dưới đây.

Xăm môi có ăn được rau răm không?

Sau xăm môi không nên ăn rau răm. Nguyên nhân là do rau răm mang tính nóng nên dễ gây sưng viêm, ảnh hưởng đến quá trình môi lên màu và hồi phục. Ngoài ra, rau răm còn làm tăng nguy cơ chảy máu vết thương hở và để lại nhiều nguy cơ viêm nhiễm ngoài ý muốn sau phun môi.

Sau xăm môi không được ăn rau răm vì dễ gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình lên màu môi sau phun xăm
Sau xăm môi không được ăn rau răm vì dễ gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và ảnh hưởng đến quá trình lên màu môi sau phun xăm

Lỡ ăn rau răm sau phun môi có sao không?

Lỡ ăn rau răm sau phun môi sẽ không có gì quá nghiêm trọng nếu bạn ăn với liều lượng ít. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, bạn có thể uống thật nhiều nước lọc thật nhiều để tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn cần quan sát màu sắc, tình trạng môi sau khi ăn rau răm để có phương án xử lý phù hợp. Khi môi có dấu hiệu ngứa ngáy, sưng tấy bất thường khi lỡ ăn quá nhiều rau răm, bạn nên nhanh chóng đến gặp chuyên gia và bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nên kiêng ăn rau răm bao lâu sau phun môi?

Theo chuyên gia, nên kiêng ăn rau răm trong ít nhất 2 tuần sau phun xăm để tránh nguy cơ viêm nhiễm ngoài ý muốn. Sau 2 tuần, bạn có thể ăn thử một ít rau răm và theo dõi tình trạng của môi. Nếu không có bất kỳ phản ứng nào bất thường, bạn có thể tiếp tục ăn rau răm bình thường sau phun môi.

Nên kiêng ăn rau răm hoặc các món ăn có chứa rau răm trong ít nhất 2 tuần sau phun xăm để môi nhanh ổn định, phục hồi
Nên kiêng ăn rau răm hoặc các món ăn có chứa rau răm trong ít nhất 2 tuần sau phun xăm để môi nhanh ổn định, phục hồi

Sau xăm môi nên kiêng ăn rau gì?

Bên cạnh xăm môi có ăn được rau răm không, nhiều người còn thắc mắc về các loại rau chống chỉ định với môi sau phun. Sau khi xăm môi nên kiêng gì, có một số loại rau chứa nhiều Collagen, sắt vì chứa tính nóng vì dễ gây mưng mủ và ảnh hưởng đến quá trình môi lên màu. Cụ thể như:

  • Rau muống: Xăm môi kiêng rau muống vì chứa nhiều Collagen và dễ khiến vết thương hở môi tăng sinh quá mức và hình thành sẹo lồi, sẹo thâm gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ môi sau phun.
  • Rau rút: Rau rút hay còn được gọi là rau nhút. Đây là loại rau dễ gây đùn vết thương và tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi vết thương hở sau phun môi. Bên cạnh đó, rau rủ còn dễ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, mưng mủ và ảnh hưởng đến quá trình môi phục hồi.
  • Rau lang: Rau lang tương tự như rau muống vì chứa lượng Collagen rất cao. Ăn nhiều rau lang sẽ dễ gây sẹo lồi, ảnh hưởng đến quá trình môi phục hồi sau phun xăm, bạn nên quan tâm đến thời gian kiêng ăn rau lang sau xăm môi để biết cách đưa vào thực đơn dinh dưỡng cho phù hợp hơn.
Sau phun xăm môi, cần kiêng ăn rau lang và rau muống vì chứa hàm lượng Collagen quá cao, dễ tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi
Sau phun xăm môi, cần kiêng ăn rau lang và rau muống vì chứa hàm lượng Collagen quá cao, dễ tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi
  • Rau ngổ: Rau ngổ cũng có tính ấm nóng, tương tự như rau răm. Vì thế, bạn cũng nên kiêng loại rau ngổ sau khi xăm môi trong ít nhất 2 tuần để tránh nguy cơ mưng mủ
  • Rau muối chua: Các loại rau củ muối chua như: dưa muối, cải thảo, kim chi, cà pháo, rau muống,.. đều chứa một lượng lớn thành phần nitrat do quá trình lên men. Vì thế, ăn rau củ muối chua sau phun môi dễ tăng nguy cơ viêm nhiễm, kích ứng và ảnh hưởng đến quá trình môi ổn định sau phun xăm.

Một trong những loại rau củ muối được yêu thích trong đó có cà pháo và cà tím, vậy mời bạn xem thêm:

Sau xăm môi nên ăn rau gì?

Sau khi đã nắm rõ thời gian kiêng cử rau răm và các loại rau cần kiêng sau phun môi, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc những loại rau nào được đánh giá là phù hợp và tốt cho quá trình môi phục hồi. Dưới đây là danh sách các loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình lên màu môi sau phun xăm mà bạn có thể tham khảo:

  • Bông cải xanh: Bông cải xanh rất giàu thành phần chất chống oxy hóa và một số vitamin cần thiết để giảm sưng tấy và đẩy nhanh quá trình môi phục hồi, lên màu.
  • Rau bina: Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ môi nhanh lên màu đẹp.
  • Rau diếp cá: Rau diếp cá chứa lượng lớn vitamin A, C, K và chất xơ giúp giảm nguy cơ chảy máu và bầm tím sau phun xăm.
Rau diếp cá, rau bina hay bông cải xanh là một số loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình môi phục hồi
Rau diếp cá, rau bina hay bông cải xanh là một số loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình môi phục hồi
  • Cà rốt: Cà rốt chứa hàm lượng vitamin A và beta-carotene rất cao, hoạt chất này có thể thúc đẩy quá trình tái tạo da và bảo vệ môi khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Măng tây: Măng tây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi môi như: vitamin A, C và các khoáng chất cần thiết giúp môi nhanh ổn định
  • Đọt su hào: Đọt su hào chứa nhiều các khoáng chất thuộc nhóm vitamin C, A cùng với lượng chất xơ dồi dào giúp đẩy quá trình làm lành vết thương. Quá trình này giúp môi nhanh bong, lên màu chuẩn.
  • Lá tía tô: Lá tía tô với thành phần kháng khuẩn, chống viêm cao và giúp ngăn ngừa nguy cơ môi sưng tấy, nhiễm trùng sau phun xăm. Vì thế, ăn nhiều lá tía tô sau phun môi sẽ giúp môi nhanh lên màu đẹp và chuẩn theo đúng tỷ lệ.

Xem thêm: Xăm môi có được ăn rau má không?

Ngoài các loại rau củ chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho quá trình phục hồi môi, bạn có thể kết hợp ăn thêm thật nhiều hoa quả, trái cây tươi chứa nhiều vitamin A, C giúp môi nhanh lên màu đẹp như: dứa, ổi, cam, kiwi, dâu tây, ớt chuông, cà chua bi,… Mời bạn tham khảo chi tiết hơn qua bài viết Xăm môi nên ăn gì nhé!

Kết hợp ăn thật nhiều hoa quả, trái cây tươi sau phun môi để đẩy nhanh quá trình môi bong tróc và lên màu chuẩn đẹp
Kết hợp ăn thật nhiều hoa quả, trái cây tươi sau phun môi để đẩy nhanh quá trình môi bong tróc và lên màu chuẩn đẹp

Bài viết này, Tips phun môi đã tiết lộ đến bạn các thông tin có liên quan xăm môi có ăn được rau răm không và thời gian kiêng rau răm phù hợp sau phun môi. Có thể thấy, rau răm thường xuất hiện trong một số món ăn như: gỏi, bánh tráng trộn, trứng cút lộn,.. Vì thế, bạn cần lưu ý thật kỹ trong quá trình ăn uống để tránh nguy cơ ăn nhầm rau răm ngoài ý muốn và gây ảnh hưởng màu môi sau phun xăm.

53

Bài viết hữu ích ?

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá

Đăng ký tư vấn



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333