Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Mụn áp xe là gì? Bị mụn áp xe có tự khỏi không?

Cập nhật: 02/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Mụn áp xe được biết đến là tình trạng mụn viêm cấp độ nặng với các biểu hiệu sưng phù, đau nhức kéo dài. Đây là một trong những bệnh lý mụn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và quá trình sinh hoạt của khách hàng. Vậy, bị mụn áp xe có tự khỏi không? Bài viết này Góc điều trị mụn sẽ bật mí đến bạn nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mụn áp xe hiệu quả ngay tại nhà mà bạn nên biết.

Mụn áp xe là gì?

Mụn áp xe là tình trạng mụn bọc bị sưng viêm cấp độ nặng và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Một số vị trí thường gặp khi bị mụn áp xe là những nơi tiết nhiều dầu nhờn, khó vệ sinh sạch sẽ như: cánh mũi, nách, cổ, cằm,..

Mụn áp xe là tình trạng mụn trứng cá tiến triển nặng do bị nhiễm khuẩn khi không chăm sóc vết thương đúng cách
Mụn áp xe là tình trạng mụn trứng cá tiến triển nặng do bị nhiễm khuẩn khi không chăm sóc vết thương đúng cách

Loại mụn này thường có kích thước khá to, chứa nhiều mủ và luôn trong trạng thái viêm đỏ, đau nhức ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Rất nhiều trường hợp bị mụn áp xe cấp độ nặng khiến cơ thể bị sốt, uể oải và luôn trong trạng thái mệt mỏi. Chính vì thế, nếu không điều trị triệt để mụn áp xe có thể gây lây lan và nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của người gặp phải.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết mụn áp xe

Nhìn chung, những trường hợp bị mụn áp xe thường gặp đều liên quan đến sự xâm nhập của vi khuẩn, ký sinh trùng trong quá trình bị mụn trứng cá. Những nguyên nhân cơ bản có thể là do việc nhiễm trùng bởi quá trình nặn mụn, vệ sinh da sai cách tại nhà.

Dưới đây là 2 nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá tiến triển thành mụn áp xe mà bạn nên biết:

  • Sự tấn công của vi khuẩn: Không vệ sinh da đúng cách là nguyên nhân hàng đầu khiến vi khuẩn tấn công, sinh sôi và phát triển trong ổ mụn trứng cá. Một thời gian, mụn viêm sẽ nhanh chóng tiến triển thành mụn áp xe và gây sưng viêm, mưng mủ kéo dài.
  • Sự tấn công của ký sinh trùng: Bên cạnh việc vệ sinh da sai cách, dùng tay nặn mụn là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến ký sinh trùng tấn công và tiếp cận ổ mụn viêm. Khi ký sinh trùng xâm nhập vào vết thương, tình trạng mụn viêm sẽ nhanh chóng trở nên nghiêm trọng và hình thành mụn áp xe ngay sau đó.
Dùng tay nặn mụn là nguyên nhân hàng đầu khiến vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây mụn áp xe
Dùng tay nặn mụn là nguyên nhân hàng đầu khiến vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây mụn áp xe

Trước khi tìm hiểu mụn áp xe có tự khỏi không, bạn cần xác định một số dấu hiệu phân biệt mụn áp xe so với các loại bệnh lý mụn viêm khác. Cụ thể gồm:

  • Phù nề, sưng viêm: Mụn áp xe luôn trong trạng thái sưng tấy, nóng đỏ và phù nề ngay từ khi mới hình thành.
  • Kích thước to, viêm đỏ: Mụn áp xe thường có kích thước rất to và phát triển nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn. Một số trường hợp, mụn áp xe có thể to gấp 10 lần so với các loại mụn viêm thông thường.
  • Chứa nhiều mủ: Ngoài trạng thái sưng viêm, bên trong mụn áp xe thường chứa rất nhiều dịch mủ, sờ vào sẽ có giảm giác mềm kèm theo một số triệu chứng đau rát nhẹ khi chạm vào.
  • Đau nhức kéo dài: Nếu không điều trị kịp thời, mụn áp xe có thể ngày càng phát triển nhanh chóng và để lại cảm giác đau nhức kéo dài trong suốt quá trình bị mụn
  • Nhức đầu, mệt mỏi, sốt: Bị mụn áp xe cấp độ nặng có thể khiến cơ thể luôn trong trạng thái lờ đờ, uể oải và có thể gây ra sốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe.
Hình ảnh mụn áp xe sưng viêm, ửng đỏ với kích thước miệng vết thương lớn nằm trên tay
Hình ảnh mụn áp xe sưng viêm, ửng đỏ với kích thước miệng vết thương lớn nằm trên tay
Hình ảnh mụn bọc sưng viêm ở chân và đang có dấu hiệu chuyển biến thành mụn áp xe
Hình ảnh mụn bọc sưng viêm ở chân và đang có dấu hiệu chuyển biến thành mụn áp xe
Hình ảnh mụn áp xe đang trong quá trình sưng đỏ, tụ nhiều dịch mủ và gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Hình ảnh mụn áp xe đang trong quá trình sưng đỏ, tụ nhiều dịch mủ và gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Mụn áp xe phát triển với kích thước ngày càng lớn theo thời gian khi không chăm sóc và điều trị kịp thời
Mụn áp xe phát triển với kích thước ngày càng lớn theo thời gian khi không chăm sóc và điều trị kịp thời

Mụn áp xe có tự khỏi không?

Mụn áp xe không thể tự khỏi mà cần can thiệp xử lý nhanh chóng để hạn chế nguy cơ mụn ngày càng phát triển, sưng to và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe. Vì thế, đừng thắc mắc rằng mụn áp xe có tự khỏi không, khi bề mặt da có dấu hiệu xuất hiện mụn áp xe, bạn nên nhanh chóng đến gặp chuyên gia da liễu để được thăm khám, tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng mụn.

Tự ý nặn mụn hoặc lấy nhân mụn áp xe tại nhà là một trong những nguy cơ hàng đầu khiến dịch mủ chảy ra và tiếp xúc với các vùng da xung quanh. Đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và tấn công các bề mặt da xung quanh và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Chính vì thế, bạn không nên chờ mụn áp xe tự khỏi cũng không nên tự ý nặn mụn áp xe tại nhà để tránh những nguy cơ lây lan, viêm nhiễm ngoài ý muốn.

Mụn áp xe không thể tự khỏi mà cần can thiệp xử lý càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ mụn áp xe ngày càng phát triển
Mụn áp xe không thể tự khỏi mà cần can thiệp xử lý càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ mụn áp xe ngày càng phát triển

Cách trị mụn áp xe hiệu quả

Sau khi tìm hiểu mụn áp xe có tự khỏi không, nhiều người thường quan tâm về cách xử lý và điều trị mụn áp xe hiệu quả. Nhìn chung, khi bề mặt da có dấu hiệu bị mụn áp xe, bạn nên đến ngay bệnh viện da liễu để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là 2 cách điều trị mụn áp xe phổ biến, an toàn và hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • Uống thuốc kháng sinh, kháng viêm: Với trường hợp mụn áp xe kích thước nhỏ và nhiễm khuẩn nông, bác sĩ sẽ kê các liều thuốc kháng sinh, kháng viêm giảm đau cho khách hàng như: aspirin, paracetamol,..
  • Lấy nhân mụn, hút dịch mủ: Với các trường hợp áp xe mô dưới da hoặc áp xe sâu, bạn sẽ sẽ tiến hành rạch vết thương, dẫn lưu dịch mủ để tránh nhiễm khuẩn và kết hợp băng bó vết thương, sử dụng thuốc kháng sinh để giảm viêm, hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Cận cảnh quá trình rạch vết thương và hút dịch mủ bên trong mụn áp xe
Cận cảnh quá trình rạch vết thương và hút dịch mủ bên trong mụn áp xe

Cách chăm sóc vết thương sau khi trị mụn áp xe

Sau khi lấy dịch mủ mụn áp xe, vùng điều trị sẽ trở nên rất nhạy cảm và dễ bị tấn công, xâm nhập bởi vi khuẩn. Vì thế, thực hiện chăm sóc vết thương sau khi điều trị mụn áp xe là một trong những bước cực kỳ quan trọng.

Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc vết thương sau khi điều trị mụn áp xe an toàn tại nhà mà bạn cần phải biết:

  • Dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh miệng vết thương sau khi hút bỏ dịch mủ
  • Không để nước, sữa rửa mặt tiếp xúc với miệng vết thương hở sau khi trị mụn áp xe
  • Không dùng tay tác động, sờ chạm vào miệng vết thương sau khi hút dịch mủ từ mụn áp xe
  • Thực hiện uống thuốc kháng sinh, giảm viêm giảm đau sau khi điều trị mụn áp xe theo đúng chỉ định bác sĩ
  • Rửa sạch tay với xà phòng trước khi tiến hành các bước vệ sinh miệng vết thương để tránh nguy cơ nốt mụn bị nhiễm trùng sau điều trị
  • Băng gạc để tránh vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn trong quá trình sinh hoạt
  • Thay băng gạc 2 lần/ ngày để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và xâm nhập vi khuẩn khi mồ hôi tiếp xúc miệng vết thương
  • Bảo vệ miệng vết thương sau khi hút nhân mụn áp xe khỏi các tác động từ ánh nắng mặt trời và môi trường bên ngoài
  • Sử dụng thuốc đỏ hoặc thuốc sát khuẩn theo đúng chỉ định bác sĩ để tránh sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn
  • Tuân thủ lịch thăm khám định kỳ sau khi điều trị mụn áp xe theo đúng chỉ định bác sĩ.
Thực hiện uống thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đúng chỉ định bác sĩ để giảm đau và hạ sốt khi bị mụn áp xe
Thực hiện uống thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đúng chỉ định bác sĩ để giảm đau và hạ sốt khi bị mụn áp xe

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến mụn áp xe, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị mụn áp xe hiệu quả. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã xác định được mụn áp xe có tự khỏi không, từ đó có phương pháp xử lý kịp thời khi bề mặt da xuất hiện mụn áp xe. Nhìn chung, khi có dấu hiệu bị mụn áp xe, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện da liễu để được thăm khám và có phương án xử lý kịp thời.

182

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

0 / 5. - 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi