Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Sẹo lồi đỏ ngứa đỏ ngứa phải làm sao? Nguyên nhân và cách trị

Cập nhật: 25/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Vết thương hở trên da nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dễ khiến mô tăng sinh nhanh chóng và hình thành sẹo lồi. Sẹo lồi sẽ ngày càng phát triển và gây ngứa ngáy, khó chịu nếu không được can thiệp xử lý kịp thời. Vậy tình trạng sẹo lồi đỏ ngứa là gì, có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ tiết lộ đến bạn cách điều trị sẹo lồi ngứa ngáy, sưng đỏ trên da cực kỳ chi tiết và đầy đủ mà bạn cần phải biết.

Sẹo lồi đỏ ngứa là gì? 

Sẹo lồi ngứa là những vết sẹo mà sau khi vết thương hồi phục các mô sẹo vẫn phát triển một cách ổn định và nổi lên trên bề mặt da. Ngày càng phát triển và mở rộng. Sẹo lồi lâu năm dễ bị kích ứng và viêm do chịu tác động của yếu tố bên ngoài gây sưng nóng, đỏ và ngứa cho bạn. Ngoài ra, việc bị đỏ ngứa chứng to mô tế bào da vẫn tiếp tục phát triển mặc dù vết thương đã lành hoàn toàn. Điều này khiến cho các lớp da liên tiếp được hình thành và chồng chất lên nhau, làm cho các mô sẹo phì đại và ngày càng to.

Sẹo lồi đỏ ngứa không có hình dạng và kích thước cố định mà sẽ phát triển và mở rộng theo thời gian. Trong quá trình các mô sẹo phát triển, sẹo rất dễ bị kích ứng và viêm, từ đó gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người mắc phải. Màu sắc của sẹo có thể là hồng, tím hồng, đỏ,… tùy theo cơ địa của mỗi người. 

Trên thực tế, không phải ai khi có vết thương đều sẽ bị sẹo lồi ngứa, chỉ có phần trăm rất nhỏ người gặp phải tình trạng này. Trong đó, những người có cơ địa dễ hình thành sẹo lồi thì sẽ có nguy bị sẹo cao hơn so với người bình thường. 

Sẹo lồi đỏ ngứa là tình trạng mô mẹo phát triển vượt mức trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Sẹo lồi đỏ ngứa là tình trạng mô mẹo phát triển vượt mức trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Tại sao sẹo lồi ngứa?

Sẹo lồi đỏ ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến tế bào mô sẹo phát triển quá mức hoặc do dây thần kinh cảm giác ngứa bị kích hoạt. Tuy nhiên, không phải sẹo lồi nào cũng gây ngứa ngáy và khó chịu. Dưới đây là hai nguyên nhân chính khiến mô sẹo trên da có cảm giác ngứa ngáy mà bạn nên biết:

Sẹo lồi bị ngứa có thể xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến sự tăng sinh mô sẹo và dây thần kinh cảm giác ngứa bị kích thích
Sẹo lồi bị ngứa có thể xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến sự tăng sinh mô sẹo và dây thần kinh cảm giác ngứa bị kích thích

Mô sợi Collagen tăng sinh quá mức

Trong giai đoạn vết thương phát triển và hình thành sẹo, mô da bị tổn thương và hình thành lớp sừng bao quanh vị trí vết thương. Quá trình mô sẹo phát triển và tăng sinh quá mức, mô da bị sẹo có thể để lại cảm giác ngứa và khó chịu. Bên cạnh đó, Khi vùng da bị sẹo bị cọ sát hoặc tác động ngoại lực từ bên ngoài có thể để lại cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu. Dưới đây là một số biểu hiện sẹo lồi ngứa mà bạn có thể dễ dàng phân biệt thông qua các đặc điểm:

  • Bề mặt sẹo có cảm giác nhói, châm chích và ngứa ngáy khi cọ xát với vải từ quần áo
  • Sẹo lồi phát triển vượt mức có thể gây co rút, căng bóng và đẻ lại cảm giác đau nhức
  • Sẹo lồi có dấu hiệu nổi trên bề mặt da, dần dần sẹo lồi có thể chuyển màu sang các sắc tố đậm hơn nhue: hồng – hồng đậm – nâu đỏ – nâu đất.
  • Sẹo lồi ngày càng tăng sinh và phát triển về kích thước theo thời gian.
Sợi Collagen tăng sinh và phát triển quá mức ở vị trí mô sẹo có thể gây ngứa ngáy trên bề mặt da
Sợi Collagen tăng sinh và phát triển quá mức ở vị trí mô sẹo có thể gây ngứa ngáy trên bề mặt da

Dây thần kinh cảm giác ngứa bị kích hoạt

Cấu tạo làn da chứa rất nhiều sợi dây thần kinh cảm giác, khi sẹo lồi có dấu hiệu hình thành và phát triển ở tầng hạ bì da, các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác ngứa sẽ được kích thích hoạt động.

Với cơ chế truyền tín hiệu tới cơ quan trung ương, quá trình kích thích cảm giác ngứa sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi vị trí tổn thương sản sinh ra histamin. Đây là hoạt chất có khả năng gây ngứa ngáy, đặc biệt là khi bị vỡ. Chính vì thế, nếu càng cọ xát và tác động đến vùng da bị sẹo, histamin sẽ vỡ ra nhiều hơn và để lại nhiều cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng đỏ kéo dài trên bề mặt da.

Dây thần kinh cảm giác ngứa bị kích thích hoạt động có thể để lại cảm giác khó chịu trên bề mặt mô sẹo
Dây thần kinh cảm giác ngứa bị kích thích hoạt động có thể để lại cảm giác khó chịu trên bề mặt mô sẹo

Sẹo lồi ngứa hoặc sẹo lồi đỏ ngứa có nguy hiểm không?

Sẹo lồi ngứa hoặc đỏ ngứa không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng sẽ khiến bề mặt da trở nên gồ ghề, sậm màu kém thẩm mỹ. Đồng thời, những vết sẹo xấu xí này còn khiến mọi người cảm thấy mất tự tin nếu xuất hiện ở những vị trí dễ thấy.

Sẹo lồi ngứa không nguy hiểm, chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da
Sẹo lồi bị ngứa không nguy hiểm, chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da

Ngoài ra, một số trường hợp có sẹo lồi ngứa, sẹo lồi tự mọc, đau và co rút bị ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, việc tìm kiếm và lên kế hoạch điều trị vết sẹo này là cần thiết. Điều trị sớm sẽ giúp chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện và cũng ngăn ngừa sẹo phát triển, lan rộng sang vùng xung quanh.

THĂM KHÁM TÌNH TRẠNG SẸO LỒI VỚI BÁC SĨ DA LIỄU

Muốn hết sẹo lồi ngứa phải làm sao?

Như đã đề cập, sẹo lồi kèm triệu chứng ngứa ngáy cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh những rủi ro, biến chứng xấu và đồng thời lấy lại độ tự tin của mọi người. Hiện nay có rất nhiều cách để khắc phục sẹo lồi đỏ ngứa, dưới đây là những cách trị sẹo lồi tại nhà phổ biến nhất bạn nên tham khảo và áp dụng:

Chườm đá lạnh

Một trong những cách khắc phục sẹo lồi ngứa ai cũng thực hiện được tại nhà là chườm đá lạnh. Với nhiệt độ thấp, đá lạnh sẽ giúp ức chế tế bào da và làm vết thương trở nên dễ chịu hơn nhiều. Khi áp dụng cách này, bạn chỉ cần dùng đá lạnh cho vào túi vải để chườm trực tiếp trên da. Bạn có thể chườm tối đa 7 lần/ngày với mỗi lần không quá 20 phút.

Dùng đá lạnh có thể giảm đáng kể cơn ngứa tại vị trí sẹo lồi
Dùng đá lạnh có thể giảm đáng kể cơn ngứa tại vị trí sẹo lồi

Bôi dưỡng ẩm

Không chỉ giúp duy trì làn da ẩm mượt và tươi trẻ, dưỡng ẩm còn giúp giảm mức độ ngứa do sẹo lồi gây ra. Dưỡng ẩm giúp da luôn được cấp nước, ẩm mượt và hạn chế tối đa tình trạng khô ráp khiến da căng tức, kích ứng và đau rát. Với cách này, bạn nên tìm những sản phẩm dịu nhẹ và bôi lên da 3-5 lần/ngày.

Dùng kem chứa Corticosteroid

Nếu da bị sẹo lồi và ngứa rát, bạn hãy dùng những sản phẩm chứa Corticosteroid để bôi. Hiện nay có nhiều loại thuốc, từ dạng nhẹ không kê toa đến kê toa, cho nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để chọn loại phù hợp nhất với làn da và tình trạng sẹo. Từ đó, da vừa hết ngứa ngáy vừa không bị kích ứng nặng nề hơn.

Tắm nước mát hoặc ấm, hạn chế dùng xà phòng

Trong quá trình da bị sẹo lồi đỏ ngứa, bạn chỉ nên tắm bằng nước mát hoặc nước ấm, không tắm bằng nước nóng để da không bị kích ứng. Đồng thời, bạn hãy tìm hiểu kỹ về những sản phẩm áp dụng lên da. Chỉ nên chọn những loại được chiết xuất từ thiên nhiên lành tính, không chất bảo quản, không chất tẩy rửa để sử dụng.

Chỉ nên tắm bằng nước ấm hoặc nước mát khi da có sẹo lồi bị đỏ ngứa
Chỉ nên tắm bằng nước ấm hoặc nước mát khi da có sẹo lồi bị đỏ ngứa

Uống thuốc kháng histamin

Thêm một lựa chọn trong việc điều trị sẹo lồi là uống thuốc histamin. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần lưu ý rằng những loại thuốc này dễ gây buồn ngủ và mệt mỏi. Nếu chưa chắc chắn về thể trạng hoặc đang mang thai, cho con bú thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Dùng giấm táo

Giấm táo là loại mang đến nhiều công dụng và hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề gặp phải trên da, bao gồm sẹo lồi đỏ ngứa. Bên cạnh việc giảm ngứa hiệu quả, loại giấm này còn làm bớt sưng đỏ và thu nhỏ kích thước vết sẹo. Với cách này, bạn chỉ cần dùng giấm táo thoa trực tiếp lên sẹo và massage khoảng vài phút. Sau đó, để cho lớp giấm táo khô tự nhiên và tiếp tục bôi thêm vài lần trong ngày.

Giấm táo ngoài việc khắc phục sẹo lồi ngứa còn giúp da bớt sưng đỏ, sẹo nhỏ lại
Giấm táo ngoài việc khắc phục tình trạng ngứa ở vết sẹo còn giúp da bớt sưng đỏ, sẹo nhỏ lại

Bắn laser

Laser là một trong những công nghệ rất phổ biến trong việc điều trị các vấn đề về da hiện nay. Không chỉ giúp loại bỏ sẹo lồi bị ngứa ngáy và mất thẩm mỹ, laser còn giúp bề mặt da mịn màng và săn chắc hơn. Điểm nổi bật của công nghệ này là rất an toàn, không gây đau và không tổn thương đến vùng da xung quanh.

Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các rủi ro và biến chứng, bạn nên tìm đến trung tâm thẩm mỹ có đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm và có uy tín trong lĩnh vực thực hiện.

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo

Đối với những trường hợp bị sẹo lồi lâu năm và có diện tích lớn, phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, phương pháp này cần kết hợp với những phương pháp trị sẹo lồi khác để đảm bảo duy trì hiệu quả dài lâu. Vì sau khi cắt bỏ sẹo lồi, sẹo vẫn có khả năng cao tái phát.

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi cần kết hợp với các phương pháp khác để tránh tái phát
Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi cần kết hợp với các phương pháp khác để tránh tái phát

Bôi kem trị sẹo

Dùng kem hoặc thuốc trị sẹo lồi cũng hữu hiệu, nhưng cần áp dụng trong khoảng thời gian dài. Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm những sản phẩm đặc trị sẹo có chứa thành phần vitamin A, vitamin C, vitamin E, lecithin,… để phục hồi và tái tạo da nhanh. Đồng thời giảm kích ứng và làm dịu cảm giác ngứa ngáy.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng da và sẹo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp, giúp khắc phục nhanh vấn đề mà đảm bảo an toàn cho da.

Giảm 50% dịch vụ làm đẹp

Lưu ý khi điều trị tình trạng ngứa ngáy ở vết sẹo lồi

Trong quá trình điều trị sẹo lồi ngứa, bạn cần lưu ý những yếu tố dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất:

  • Luôn giữ vị trí da được điều trị sẹo sạch sẽ và tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc khói bụi. Tốt nhất, bạn hãy che chắn cẩn thận khi có việc cần phải ra ngoài.
  • Không nên dùng tay sờ hoặc gãy vùng da bị sẹo lồi đỏ ngứa trong quá trình điều trị để hạn chế nhiễm trùng.
Trong quá trình điều trị sẹo lồi ngứa, hạn chế dùng tay sờ hoặc gãy vết thương
Trong quá trình điều trị sẹo lồi đỏ ngứa, hạn chế dùng tay sờ hoặc gãy vết thương
  • Bạn cần phải đặc biệt lưu ý về những thực phẩm nên và không nên ăn khi điều trị sẹo lồi. Cụ thể, bạn không nên ăn rau muống, thịt bò, hải sản, trứng gà, đồ nếp,… để tránh kích thích vết thương ngứa trở lại và trở nặng.
  • Thay vào đó, bạn hãy bổ sung nhiều thực phẩm, trái cây và rau củ tốt chứa vitamin A, vitamin C và vitamin E để thúc đẩy vết thương nhanh lành, tái tạo tốt. Đồng thời bảo vệ toàn diện cho da nhờ khả năng diệt khuẩn, giảm viêm và chống oxy hóa của chúng.
  • Nên thường xuyên bôi kem hoặc thuốc được bác sĩ kê toa để đảm bảo hiệu quả điều trị sẹo cao nhất.
  • Thực hiện tái khám theo yêu cầu của bác sĩ để được kiểm tra tiến triển vết thương và khắc phục mọi vấn đề xấu phát sinh.

Trên đây là tất tần tật thông tin về sẹo lồi ngứa cũng như cách điều trị hiệu quả. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng sẹo và tìm được giải pháp khắc phục ngứa ngáy, khó chịu hiệu quả. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để được thăm khám và giải quyết tối ưu nhất.

>>> Xem thêm: Sẹo lồi càng ngày càng to

56

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi