Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Tẩy nốt ruồi có được ăn cá không? Chế độ chăm sóc sau khi tẩy

Cập nhật: 24/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nốt ruồi là những mảng da sẫm màu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Một số người muốn loại bỏ nốt ruồi nào đó vì lý do ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc nốt ruồi gây khó khăn, cản trở trong sinh hoạt. Tuy vậy, sau khi thực hiện tẩy nốt ruồi, nhiều người băn khoăn không biết tẩy nốt ruồi có được ăn cá không. Cùng Bí Quyết Khoẻ Và Đẹp giải đáp băn khoăn và tham khảo chế độ chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi khoa học được chia sẻ dưới đây.

Tẩy nốt ruồi có được ăn cá không?

Sau khi tẩy nốt ruồi, bạn nên kiêng ăn cá trong một khoảng thời gian thích hợp bởi cá là thực phẩm có mùi tanh, có chứa nhiều thủy ngân. Theo y học cổ truyền, những loại thực phẩm có mùi tanh có thể khiến vết thương lâu lành, gây ngứa ngáy, khó chịu và kích ứng da, dễ dần đến hình thành sẹo trên vết thương.

Tẩy nốt ruồi có được ăn cá không
Tẩy nốt ruồi có được ăn cá không là vấn đề được nhiều người quan tâm

Ngoài ra, cá còn là loại thực phẩm chứa nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá biến Thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da, làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ hình thành sẹo.

Sau khi tẩy nốt ruồi bao lâu thì được ăn cá?

Theo các chuyên gia da liễu, sau khi tẩy nốt ruồi, tốt nhất bạn nên kiêng ăn cá ít nhất 1 tuần cho đến khi vết thương bắt đầu hồi phục. Sau 1 tháng tẩy nốt ruồi, bạn có thể bắt đầu ăn cá trở lại với hàm lượng vừa phải và theo dõi các phản ứng của cơ thể. Nếu không xuất hiện các dấu hiệu bất thường bạn có thể ăn cá trở lại bình thường.

Tẩy nốt ruồi kiêng cá bao lâu
Bạn nên kiêng ăn cá trong khoảng 1 tuần sau khi tẩy nốt ruồi để đảm bảo an toàn

Trên thực tế, thời gian kiêng ăn cá sau khi tẩy nốt ruồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương pháp tẩy nốt ruồi, kích thước nốt ruồi và cơ địa của mỗi người. Nếu bạn áp dụng tẩy nốt ruồi bằng công nghệ hiện đại, kích thước nốt ruồi nhỏ thì thời gian kiêng ăn cá sẽ ngắn hơn so với những trường hợp tẩy nốt ruồi bằng các phương pháp truyền thống và có kích thước nốt ruồi lớn.

Lỡ ăn cá sau tẩy nốt ruồi có sao không?

Như đã chia sẻ, sau khi tẩy nốt ruồi bạn nên kiêng ăn cá trong một khoảng thời gian thích hợp. Trường hợp lỡ ăn cá sau khi tẩy nốt ruồi có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương và tăng nguy cơ dị ứng, kích ứng và gây ngứa ngáy, khó chịu trên vết thương. Cụ thể một số biến chứng có thể gặp phải khi lỡ ăn cá sau tẩy nốt ruồi có thể kể đến như:

  • Gây dị ứng: Một số trường hợp ăn cá sau khi tẩy nốt ruồi có thể bị dị ứng với các biểu hiện như: Ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy…
  • Gây sẹo thâm: Cá có thể làm tăng sản sinh melanin khiến cho da dễ bị sẹo thâm kém thẩm mỹ trên vết thương sau tẩy nốt ruồi.
Lỡ ăn cá sau khi tẩy nốt ruồi
Lỡ ăn cá sau khi tẩy nốt ruồi có thể làm tăng nguy cơ kích ứng, dị ứng trên vết thương

Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào ăn cá sau khi tẩy nốt ruồi có thể gặp phải các biểu hiện trên. Mức độ ảnh hưởng ở mỗi người sẽ phụ thuộc vào lượng cá ăn, thời điểm ăn cá và cơ địa. Nếu ăn số lượng cá nhiều và ăn ngay sau khi tẩy nốt ruồi thì nguy cơ gặp phải các biến chứng kể trên sẽ cao hơn. Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn so với những người có cơ địa bình thường.

Ngoài cá nên kiêng gì sau tẩy nốt ruồi?

Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã giải đáp được băn khoăn tẩy nốt ruồi có được ăn cá không cũng như khoảng thời gian kiêng ăn cá phù hợp nhất khi cơ thể có vết thương. Ngoài cá, tẩy nốt ruồi kiêng gì thì các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích bạn nên kiêng khem một số loại thực phẩm khác như sau:

  • Thịt bò: Thịt bò có tính nóng và có màu sẫm, khi ăn sau tẩy nốt ruồi có thể gây sưng tấy, bầm tím và làm chậm quá trình lành thương.
  • Rau muống: Rau muống có tính hàn, có khả năng tăng sinh collagen quá mức trên vết thương hở khiến da dễ hình thành sẹo lồi.
  • Thịt gà: Tẩy nốt ruồi ăn thịt gà có sao không? Thịt gà có tính hàn, khi ăn có thể gây tăng khả năng kích ứng, khiến da ngứa ngáy khó chịu.
  • Đồ nếp: Các món ăn được chế biến từ nếp có tính nóng, có thể làm tăng khả năng sưng tấy, kích ứng, mẩn ngứa trên da.
  • Hải sản: Ăn hải sản có thể làm tăng nguy cơ dị ứng, kích ứng khiến da bị ngứa ngáy, mẩn đỏ và sưng tấy trên vết thương hở.
  • Rượu bia và các chất kích thích: Đây là nguyên nhân gây sẹo thâm trên vết thương hở, làm chậm quá trình lành da.
  • Đồ ăn cay nóng: Thức ăn cay nóng có thể khiến da ngứa ngáy, khó chịu trên vết thương.

Ngoài ra, nếu bạn có những câu hỏi khác như: Tẩy nốt ruồi bôi gì cho hết sẹo, tẩy nốt ruồi ăn trứng có sao không, tẩy nốt ruồi có được ăn mì tôm không, tẩy nốt ruồi có ăn được thịt lợn không hay tẩy nốt ruồi bị thâm có hết không thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Ngoài cá nên kiêng nhóm các loại thực phẩm có khả năng tăng kích ứng, dễ hình thành sẹo thâm trên vết thương hở
Ngoài cá nên kiêng nhóm các loại thực phẩm có khả năng tăng kích ứng, dễ hình thành sẹo thâm trên vết thương hở

Chế độ chăm sóc sau tẩy nốt ruồi cần lưu ý gì?

Bên cạnh chế độ ăn uống, chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi cũng là việc làm quan trọng cần chú ý nhằm giúp vết thương nhanh lành, tránh nguy cơ gây viêm nhiễm. Theo các chuyên gia, bạn nên lưu ý những điều sau đây trong chăm sóc sau tẩy nốt ruồi tại nhà hoặc spa:

  • 24h đầu sau khi tẩy nốt ruồi nên hạn chế tiếp xúc với nước một cách tối đa để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trên vết thương.
  • Làm sạch da khu vực sau tẩy nốt ruồi bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày sau đó lau khô bằng khăn mềm nhẹ nhàng.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên đồng thời che chắn da bằng khăn, khẩu trang, mũ rộng vành để hạn chế tối đa tình trạng da bị thâm sạm.
  • Không sờ tay trực tiếp lên vết thương hoặc gãi, cào xước trên vết thương để tránh nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của các chuyên gia về cách vệ sinh và sử dụng thuốc, chăm sóc sau khi xóa nốt ruồi.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh vận động mạnh cho đến khi vết thương hồi phục để đảm bảo an toàn.
  • Trong quá trình chăm sóc vết thương tại nhà, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng tấy, mẩn đỏ, chảy mủ… Bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám và xử lý đúng cách.
Chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi
Chăm sóc đúng cách theo chỉ dẫn của chuyên gia để vết thương sau tẩy nốt ruồi phục hồi nhanh chóng và đạt được hiệu quả như mong đợi

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ giải đáp băn khoăn  tẩy nốt ruồi có được ăn cá không cũng như chế độ chăm sóc khoa học sau khi tẩy nốt ruồi. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc vết thương sau tẩy nốt ruồi đúng cách nhất, rút ngắn thời gian lành thương và đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong đợi.

Phòng khám da liễu

135

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi