Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ – 4 cách xử lí DỨT ĐIỂM

Cập nhật: 24/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ đi kèm một số triệu chứng như sưng, ngứa rát khiến nhiều sản phụ lo lắng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì và cách xử lý như thế nào? Bài viết sau đây của góc sức khoẻ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này!

Tầng sinh môn là gì

Tầng sinh môn là vùng nhỏ nằm giữa hậu môn và âm hộ ở nữ giới. Quá trình sinh nở, chị em thường phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ và hầu hết đều phải rạch tầng sinh môn để có thể dễ dàng đưa em bé ra ngoài. Phương pháp này sẽ giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn, hạn chế nguy cơ rách âm đạo do rặn đẻ.

Sau khi rạch tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ khâu vùng da này lại bằng chỉ tự tiêu cẩn thận để vết thương nhanh lành hơn. Sản phụ thường phải mất 2-3 tuần để da hoàn toàn hồi phục. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân mà vết khâu này có thể bị lòi chỉ, bị hở hoặc bị ngứa hoặc viêm nhiễm khiến vết quá trình hồi phục lâu hơn.

Sau khi rạch tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ khâu vết thương để vùng da này nhanh hồi phục
Sau khi rạch tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ khâu vết thương để vùng da này nhanh hồi phục

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ. Nếu bạn thấy sợ chỉ bị lòi ra nhưng không bị khó chịu hay đau nhức thì không cần quá lo lắng. Các bác sĩ thường khâu vết thương bằng chỉ sinh học tự tiêu để đảm bảo thẩm mỹ, không cần phải cắt chỉ.

Sau 2-3 tuần, các sợi chỉ có thể tự biến mất hoàn toàn, bà bầu không phải chịu đau nhức do tháo chỉ. Nếu bạn thấy có vài mối chỉ bị lộ ra ngoài thì đây có thể là do quá trình chỉ tiêu biến và dần bị đẩy ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên.

==> Trường hợp này bạn chỉ cần nghỉ ngơi, vệ sinh và chăm sóc vùng kín cẩn thận, trán để xảy ra viêm nhiễm. đến 1-2 tháng sau, vết mổ dần ổn định và liền lại, bạn có thể trở về nếp sống, sinh hoạt như bình thường.

Nếu vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ kèm với các triệu chứng đau rát, khó chịu rất có thể là triệu chứng báo hiệu vết thương bị viêm nhiễm. Thông thường, bạn có thể cảm nhận một số dấu hiệu cụ thể đi kèm như: bị đau rát khi đi vệ sinh, vùng da xung quanh mũi khâu ửng đỏ, vết thương chảy dịch, ngứa, cơ thể phát sốt…

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ kèm theo triệu chứng đau, rát, mưng mủ là dấu hiệu bất thường
Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ kèm theo triệu chứng đau, rát, mưng mủ là dấu hiệu bất thường

Nguyên nhân có thể là do bác sĩ đóng vết mổ không đúng kỹ thuật hoặc bạn chăm sóc, vệ sinh tại nhà sai cách. Điều này khiến cho các vết khâu bị lỏng, lòi chỉ, vi khuẩn tấn công gây viêm đau. Những thói quen hằng ngày như đi lại nhiều, vận động quá sức, ngồi vắt chân, bế con sai tư thế cũng ảnh hưởng đến vết khâu.

Các vấn đề về mà bạn có thể gặp phải:

Cách khắc phục tình trạng vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm kéo dài còn gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt, dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như vết thương lòi chỉ, đau rát, chị em nên đến bệnh viện để thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, tùy từng trường hợp mà có các chỉ định biện pháp điều trị hiệu quả.

Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời
Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời

Chị em cũng nên nằm lòng một số cẩm nang chăm sóc sau sinh để tránh tình trạng vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ:

Chườm đá lạnh để giảm sưng đau

Trong thời gian 1 tuần đầu tiên sau khi sinh, khu vực vùng kín chịu nhiều tổn thương. Da ở xung quanh vết mổ sẽ có các phản ứng gây sưng tấy, đau rát khó chịu. Chườm lạnh làm giảm tốc độ lưu thông máu đến vết mổ, giảm sưng bầm và ức chế cảm giác đau nhức.

Bạn nên dùng đá bào hay các viên đá nhỏ, bọc bên ngoài một lớp khăn mềm hoặc để vào trong túi chườm. Bắt đầu chườm lạnh từ vùng bụng dưới đến bẹn và xung quanh tầng sinh môn. Chườm mát khoảng 10-15 phút bạn có thể cảm thấy vết thương dịu đi, đỡ đau hơn. Trước khi mặc quần áo, bạn hãy dùng khăn mềm lau khô da.

Kiêng quan hệ tình dục

Ngay cả khi vết mổ đã bắt đầu liền da, chị em không nên quá nóng vội trong chuyện chăn gối, sẽ dễ gây tổn thương. Lúc này các mô mềm quanh tần sinh môn vừa được tái tạo nên vẫn còn rất yếu, ngay cả các động tác tập luyện thể chất, mang vác vật nặng đều phải hạn chế, việc quan hệ tình dục cũng không phải là ngoại lệ.

Thời gian đầu sau khi sinh, bạn cần kiêng quan hệ để vết thương nhanh lành
Thời gian đầu sau khi sinh, bạn cần kiêng quan hệ để vết thương nhanh lành

Những cơ quan bên trong âm đạo, tử cung thường cần một thời gian dài để nghỉ ngơi, tái tạo và hồi phục. Khi nào bạn cảm thấy thật sự ổn định và sẵn sàng thì hãy nghĩ đến chuyện phòng the nhé!

Vệ sinh vết khâu tầng sinh môn

Nhiều chị em tắm rửa thường xuyên nhưng lại bỏ quên khâu vệ sinh cho vùng tầng sinh môn. Sau khi tắm xong, bạn có thể ngồi ở tư thế tựa lưng, giữ cho cơ thể thoải mái, sau đó dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để chấm xung quanh các chân mũi chỉ. Đợi cho vùng da này khô, bạn có thể mặc quần áo lại. Mỗi ngày nên thực hiện 1-2 lần để tránh vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến vết thương.

Thường xuyên thay quần và băng vệ sinh

Lúc mới sinh, người mẹ còn yếu, thêm việc bận rộn chăm con khiến nhiều chị em quên thay băng vệ sinh hay quần áo thường xuyên.

Môi trường không đảm bảo vệ sinh, ẩm ướt do bã nhờn, mồ hôi là nguyên nhân khiến các vi khuẩn có hại dễ dàng tiếp xúc với vết thương, làm chậm quá trình hồi phục. Các bác sĩ khuyên bạn nên thay quần ít nhất 1-2 lần mỗi ngày và thay băng vệ sinh sau mỗi 2-4  tiếng đồng hồ.

Thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 2-4 giờ/ lần để tránh viêm nhiễm
Thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 2-4 giờ/ lần để tránh viêm nhiễm

Một số lưu ý khác

  • Bạn có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa kê thêm các loại thuốc giảm đau không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ nếu cảm thấy quá khó chịu.
  • Nếu bị đau, khi ngồi bạn nên ngồi trên đệm hơi sẽ giúp vùng kín dễ chịu và thoải mái hơn.
  • Sau khi tắm hoặc tiểu tiện, bạn nên lau qua để giữ cho vết khâu tầng sinh môn khô ráo.
  • Nếu cảm thấy đau nhiều khi đi đại tiện, nên dùng thêm thuốc làm mềm phân trước.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để vết thương nhanh lành, ưu tiên cho những món ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón.
  • Thực hiện một số bài tập sàn chậu sẽ giúp máu lưu thông và giúp vết thương nhanh lành hơn.

Lưu ý khi vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ

Khi thấy vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ, dù là dây chỉ bị lỏng hay bị bong ra bạn cũng tuyệt đối không được tự ý dùng tay hay dao, kéo cắt bỏ phần chỉ thừa. Khi có bất cứ dấu hiệu khác thường nào, cách xử lý tốt nhất vẫn là nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

Chăm sóc đúng cách giúp vết thương tầng sinh môn mau lành
Chăm sóc đúng cách giúp vết thương tầng sinh môn mau lành

Vùng da này rất nhạy cảm và nằm ở khu vực khó nhìn thấy. Nếu không có kiến thức chuyên môn và các vật dụng y tế vô trùng nhưng vẫn tự xử lý tại nhà có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Nhiều trường hợp chị em bị nhiễm trùng, tuột toàn bộ đường khâu hoặc để lại sẹo thâm vì vấn đề này.

Vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ có thể là một triệu chứng bình thường trong quá trình chỉ tự tiêu. Tuy nhiên, cũng có khả năng đây là dấu hiệu cho thấy vết khâu bị lỏng hoặc nhiễm trùng. Tùy vào các triệu chứng đi kèm mà bạn có thể phán đoán và xử lý kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn. Trường hợp phát sinh bất kỳ vấn đề gì, Seoul Spa khuyên bạn nên tới gặp bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhất.

311

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

0 / 5. - 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi