Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Cắt mí ăn mắm tôm được không? Bao lâu được ăn mắm tôm?

Cập nhật: 04/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau khi cắt mí, bác sĩ thường khuyến khích khách hàng ăn thật nhiều trái cây, rau củ và tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng vết thương hở. Ngoài các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, bạn cũng cần kiêng một số gia vị, nước chấm dễ gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương. Mắm tôm là loại mắm được ủ lên men và có mùi vị đặc trưng riêng. Vậy, cắt mí ăn mắm tôm được không? Bài viết này Kiến Thức Thẩm Mỹ Mắt sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin liên quan đến việc ăn mắm tôm sau khi cắt mí cực chi tiết và đầy đủ.

Cắt mí ăn mắm tôm được không?

Sau khi cắt mí, bạn tuyệt đối không nên ăn mắm tôm bởi vì mắm tôm khi hấp thụ vào cơ sở sẽ làm cho vết thương thâm, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Trong mắt tôm còn có nhiều protein lạ có thể phản ứng với hệ miễn dịch gây ra tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy, viêm nhiễm,…

Sau khi cắt mí thì tuyệt đối không được ăn mắm tôm
Sau khi cắt mí thì tuyệt đối không được ăn mắm tôm

Tác hại của việc ăn mắm tôm sau khi cắt mí

Không phải tự nhiên có nhiều người thắc mắc sau khi cắt mí ăn mắm tôm được không. Lý do là bởi nếu ăn mắm tôm khi có vết thương hở thì sẽ gây ra một số tác hại sau đây:

Để lại sẹo gây mất thẩm mỹ

Để tạo ra mắm tôm, người ta thường dùng nguyên liệu chính là hải sản. Trong khi đó, hải sản là một trong những thực phẩm tuyệt đối không được ăn nếu vừa thực hiện thẩm mỹ. Ăn mắm tôm sẽ khiến cho vết cắt mí có thời gian hồi phục lâu hơn và có thể để lại sẹo lồi xấu xí.

Gây dị ứng da

Sau khi thực hiện cắt mí, vùng da quanh mí mắt thường rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Hàm lượng đạm lớn trong mắm tôm có thể khiến vùng da này bị sưng đỏ, nổi ban ngứa gây khó chịu.

Ăn mắm tôm sau khi cắt mí có thể gây dị ứng da quanh vùng mí mắt
Ăn mắm tôm sau khi cắt mí có thể gây dị ứng da quanh vùng mí mắt

Mắm tôm không hợp vệ sinh gây ngộ độc, tiêu chảy

Hiện nay, có nhiều loại mắm tôm được chế biến không sạch sẽ, chứa vi khuẩn gây nhiều tác hại đến sức khỏe. Khi các loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của vết thương và hoạt động của hệ tiêu hóa, nặng hơn là gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc,…

Ăn mắm tôm không đảm bảo chất lượng có thể ảnh hưởng đến khả năng lành da
Ăn mắm tôm không đảm bảo chất lượng có thể ảnh hưởng đến khả năng lành da

Lỡ ăn mắm tôm sau cắt mí có sao không?

Lỡ ăn mắm tôm sau cắt mí sẽ không sao nếu bạn ăn với khẩu phần ít. Tuy nhiên, với trường hợp cơ địa quá nhạy cảm, ăn mắm tôm sau khi cắt mí sẽ dễ gây mưng mủ, kích ứng và viêm nhiễm vết thương hở. 

Từ đó khiến quá trình phục hồi mí sau khi cắt sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro sau khi cắt mí, khách hàng cần kiêng mắm tôm tuyệt đối sau khi cắt mí.

Cắt mí sau bao lâu thì được ăn mắm tôm?

Thông thường, cắt mí sau khoảng 1 tháng là bạn đã có thể ăn mắm tôm bình thường. Đây được cho là khoảng thời gian phù hợp để vết thương ổn định và nếp mí dần phục hồi. 

Tuy nhiên, với các trường hợp cơ địa quá nhạy cảm và nếp mí chưa có dấu hiệu phục hồi, thời gian kiêng mắm tôm sau khi cắt mí sẽ lâu hơn. Chính vì thế trước khi ăn mắm tôm, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dựa trên tình trạng mí mắt hiện tại để xác định thời gian kiêng cữ và ăn uống phù hợp nhất.

Sau khi cắt mí khoảng 1 tháng thì bạn có thể ăn mắm tôm nếu như mí mắt đã ổn định và phục hồi
Sau khi cắt mí khoảng 1 tháng thì bạn có thể ăn mắm tôm nếu như mí mắt đã ổn định và phục hồi

Một số loại mắm không nên ăn sau khi cắt mí

Cắt mí ăn mắm tôm được không là điều cần quan tâm. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý không ăn một số loại mắm khác sau đây để có được nếp mí đẹp và tự nhiên nhất, Vậy cắt mí kiêng ăn gì để nhanh hồi phục thì hãy xem qua các loại mắm dưới đây.

Mắm cà pháo

Mắm cà pháo là món ăn dân dã nhưng được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên trong thời gian hồi phục sau khi cắt mí, bạn tuyệt đối không được ăn mắm cà pháo. Loại mắm này được chế biến bằng quá trình lên men nên sẽ dễ gây nên dị ứng hoặc nổi mẩn ngứa. Thêm nữa là mắm cà pháo thường rất cay nên sẽ khiến cho việc phục hồi bị ảnh hưởng.

Một điều nữa bạn cần lưu ý đó là trong cà pháo có chứa nhiều thành phần độc tố. Nếu ở thể trạng bình thường, cơ thể bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì nhưng khi có vết thương đang hồi phục thì những chất độc này có thể khiến bạn gặp phải biến chứng. Do đó, để an toàn nhất thì bạn không nên ăn mắm cà pháo sau khi cắt mí.

Mắm cà pháo vừa có vị cay, bên trong cà pháo có độc tố nên có thể ảnh hưởng không tốt đến việc hồi phục
Mắm cà pháo vừa có vị cay, bên trong cà pháo có độc tố nên có thể ảnh hưởng không tốt đến việc hồi phục

Mắm tép

Mắm tép cũng là một món ăn xuất hiện nhiều trong những bữa cơm của người Việt Nam. Dưỡng chất có bên trong mắm tép rất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên đây vẫn là một món ăn không nên ăn sau khi cắt mí vì có thành phần là tép, là một loại hải sản nên sẽ dễ gây ra các vấn đề mưng mủ, sưng đỏ.

Hơn nữa, để làm mắm tép cần phải trải qua một quá trình lên men đến khi có vị chua. Và những món mắm cần có sự lên men chua sẽ khiến cho cơ thể dễ bị dị ứng.

Ăn mắm tép sau khi cắt mí sẽ dễ gây ảnh hưởng đến quá trình mí mắt ổn định và phục hồi
Ăn mắm tép sau khi cắt mí sẽ dễ gây ảnh hưởng đến quá trình mí mắt ổn định và phục hồi

Mắm cáy

Mắm cáy là một trong những loại mắm có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên thì mắm cáy có thành phần là một loại cua nhỏ. Vì thành phần chủ yếu là hải sản nên mắm cáy cũng không phải là lựa chọn tốt dành cho những người đang trong quá trình hồi phục sau khi cắt mí. Nếu ăn mắm cáy có thể khiến cho vết thương bị sưng, nổi đỏ, mưng mủ. Chưa kể là bạn còn có thể bị dị ứng, nổi mề đay sau khi ăn mắm cáy.

Mắm cáy có thành phần chính là hải sản nên sẽ dễ gây ngứa, mưng mủ
Mắm cáy có thành phần chính là hải sản nên sẽ dễ gây ngứa, mưng mủ

Mắm nêm

Mắm nêm cũng là một loại nước chấm quen thuộc và bắt vị với nhiều món ăn Việt Nam. Nhưng đây cũng là loại mắm không nên ăn sau khi cắt mí. Mặc dù có nhiều dưỡng chất nhưng khi ăn mắm nêm sẽ khiến vết thương dễ bị ngứa, dị ứng hay thậm chí là bị viêm nhiễm.

Bên cạnh đó mắm nêm cũng dễ gây ngộ độc thực phẩm. Nếu không may bạn bị ngộ độc trong quá trình hồi phục sau cắt mí, cơ thể sẽ khó hấp thu dinh dưỡng và việc hồi phục sẽ diễn ra chậm hơn.

Mắm nêm cũng là loại mắm không nên ăn sau khi cắt mí
Mắm nêm cũng là loại mắm không nên ăn sau khi cắt mí

Mắm ruốc

Cắt mí cần kiêng không ăn mắm ruốc trong 3 – 4 tuần. Bởi vì, mắm ruốc là loại mắm được làm từ tép roi, tép biển, người ta sẽ ủ mắm với muối để lên men. Mắm ruốc có vị mặn, mùi tanh nồng, ăn mắm ruốc khi vừa thực hiện phẫu thuật cắt mí sẽ gây nhiễm trùng, sưng tấy vết thương nghiêm trọng. 

Mắm ruốc chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho vết thương hở
Mắm ruốc chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho vết thương hở

Bên cạnh đó, cắt mí ăn mắm ruốc còn gây ra các biến chứng như: viêm loét, chảy máu, ngứa mí và để lại sẹo lồi vô cùng mất thẩm mỹ. Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị đau bụng với các loại mắm thì tuyệt đối không ăn mắm ruốc tối thiểu 1 – 2 tháng sau khi cắt mí mắt.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi cắt mí ăn mắm tôm được không cũng như gợi ý một số thực phẩm nên và không nên ăn sau khi thực hiện tiểu phẫu. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ nhanh chóng sở hữu đôi mắt 2 mí đẹp tự nhiên và lôi cuốn nhất. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm hiểu thêm cắt mí uống nước cam được không, cắt mí ăn ếch được không, cắt mí có được ăn dứa không hay cắt mí mắt có được ăn chuối không thì có thể tham khảo ngay tại đây.

194

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi