Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nâng mũi ăn khoai tây được không? Nên ăn những loại khoai nào?

Cập nhật: 15/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Bạn có biết? Sau nâng mũi chúng ta phải kiêng khem nhiều thực phẩm, ngay cả những món tưởng chừng lành tính cũng có thể nằm trong danh sách nên kiêng. Trong đó, nhiều người thắc mắc “Nâng mũi ăn khoai tây được không?” và có thể ăn những loại khoai nào khác. Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau của kiến thức thẩm mỹ mũi nhé! 

Nâng mũi ăn khoai tây được không?
Nâng mũi ăn khoai tây được không?

Lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe

Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như: 

  • Xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ hàm lượng vitamin C, vitamin B6, kali, magiê và chất xơ dồi dào.
  • Giúp bảo vệ các tế bào tránh khỏi tổn thương của gốc tự do nhờ chứa các hợp chất chống oxy hóa như carotenoids, flavonoids và quercetin.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch: Các chất chống oxy hóa trong khoai tây làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt trong máu, từ đó bảo vệ tim mạch tốt hơn. 
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Khoai tây giàu chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm táo bón và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Kiểm soát đường huyết: Chất xơ trong khoai tây có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Tăng cường sức khỏe não: Khoai tây chứa hoạt chất choline giúp duy trì sức khỏe não và chức năng nhận thức của cơ quan não.
  • Giảm cân: Khoai tây là một phần của chế độ ăn giảm cân do chứa ít chất béo và calo nhưng lại cung cấp nhiều chất xơ mang lại cảm giác no lâu hơn.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Vitamin C trong khoai tây củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. 
Khoai tây giàu giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Khoai tây giàu giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Nâng mũi ăn khoai tây được không?

Theo các chuyên gia phân tích thì sau khi nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn khoai tây. Bởi vì khoai tây là loại thực phẩm lành tính, chứa nhiều tinh bột, chất xơ và các loại vitamin B6, C… Do đó, ăn khoai tây không gây hại mà còn mang đến nhiều lợi ích cho vết thương mũi đang phục hồi. 

Có thể ăn khoai tây sau khi nâng mũi
Có thể ăn khoai tây sau khi nâng mũi

Chất carbohydrate và các chất chống oxy hóa trong khoai tây giúp cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ kháng viêm, tiêu viêm, thúc đẩy làm lành và tái tạo da. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong khoai tây, loại thực phẩm này thường được bác sĩ khuyến khích bổ sung vào khẩu phần ăn sau hậu phẫu. 

Khoai tây cung cấp các dưỡng chất tự nhiên cho cơ thể
Khoai tây cung cấp các dưỡng chất tự nhiên cho cơ thể

Sau nâng mũi, ăn khoai tây sao cho đúng cách?

Dù đã có câu trả lời cho nâng mũi ăn khoai tây được không, nhưng bạn cũng đừng chủ quan rằng loại củ này được ăn thoải mái. Hãy chế biến đúng cách, tránh những món chiên nhiều dầu mỡ. Dưới đây là gợi ý một số cách nấu khoai tây ngon, lành mạnh cho người ăn kiêng sau nâng mũi. 

Khoai tây luộc

Khoai tây luộc chế biến đơn giản, không sử dụng gia vị, giúp giữ nguyên hương vị và dưỡng chất của thực phẩm. Món này có thể dùng ăn sáng, ăn bữa phụ trong ngày để bổ sung nhanh chóng năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể khi cảm thấy đói. 

Khoai tây luộc giúp giữ nguyên dưỡng chất
Khoai tây luộc giúp giữ nguyên dưỡng chất

Cháo thịt bằm với khoai tây

Cháo thịt bằm với khoai tây thái hạt lựu được nấu chín mềm là món ăn thích hợp cho người vừa nâng mũi, bởi lẽ trong giai đoạn mũi còn sưng đau khiến việc ăn uống, nhai nuốt khó khăn. Vì vậy, những món ăn mềm như cháo hoặc súp sẽ giúp dễ ăn, dễ hấp thụ và dễ tiêu hóa hơn. Mặt khác, cháo thịt bằm và khoai tây cung cấp đủ dưỡng chất từ rau củ, thịt, tinh bột cho cơ thể. 

Canh xương hầm khoai tây

Khoai tây có thể chế biến thành các món canh, súp vừa ngon, vừa đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể đang trong quá trình hồi sức. Một món canh dễ nấu nhất là canh xương hầm khoai tây mềm. Nguyên liệu chuẩn bị và cách chế biến cũng đơn giản. Bạn nên hầm xương và khoai chín mềm và có thể ăn kèm với bún tươi hoặc cơm đều không bị ngán. 

Canh xương heo hầm khoai tây được nấu mềm
Canh xương heo hầm khoai tây được nấu mềm

Salad khoai tây

Với món salad khoai tây, bạn có thể kết hợp với nhiều loại rau củ, quả và các  nguyên liệu khác  để tạo món ăn theo sở thích như dưa leo, cà chua, xà lách, bắp luộc, tôm luộc, thịt bò… Món salad thanh đạm, không dầu mỡ, cung cấp nhiều chất xơ, vitamin tự nhiên rất cần thiết cho cơ thể sau thẩm mỹ nâng mũi. 

Salad khoai tây kết hợp nhiều loại rau củ
Salad khoai tây kết hợp nhiều loại rau củ

Tìm hiểu thêm:

Những loại khoai khác ngoài khoai lang có thể ăn sau khi nâng mũi

Cùng chung thắc mắc với câu hỏi nâng mũi ăn khoai tây được không, với những loại khoai khác như khoai lang, khoai môn, khoai mì… thì liệu có thể ăn sau khi nâng mũi. Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây. 

Nâng mũi ăn khoai lang được không?

Cũng như khoai tây, khoai lang là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn và được nhiều người yêu thích. Sau nâng mũi, bạn không phải kiêng ăn khoai lang, vì nguyên liệu này hoàn toàn vô hại với vết thương hở. Khoai lang giàu chất xơ, vitamin A, B, C, đạm thực vật… 

Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da
Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da

Ăn khoai lang thường xuyên rất tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, thành phần trong khoai lang có nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình phục hồi vết thương ngoài da. Trong đó, ăn khoai lang có tác dụng kích thích tế bào da non sản sinh, giúp vùng da phẫu thuật ở mũi nhanh chóng lành. 

Ngoài ra, còn giúp ức chế hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ làn da, giúp ngăn ngừa sẹo hình thành. Bạn có thể chế biến khoai thành nhiều món ăn như khoai lang luộc, khoai lang nước, canh hầm khoai lang, súp khoai lang… 

Khoai lang có thể chế biến với nhiều món ngon
Khoai lang có thể chế biến với nhiều món ngon

Nâng mũi ăn khoai môn được không?

Nhiều người lo sợ ăn khoai môn sau khi nâng mũi có thể gây ngứa ngáy vết thương. Vì loại củ này có nhiều mủ nhựa, nếu không làm sạch kỹ khi ăn sẽ bị ngứa. Tuy nhiên, khoai môn không phải là thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi. Ăn khoai môn rất tốt cho cơ thể, nó cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. 

Các dưỡng chất từ khoai môn có công dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa và sức đề kháng. Khoai môn có tính chống viêm, giúp kích thích làm lành vết thương và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Để đảm bảo không gây ngứa tay và miệng, khi chế biến khoai môn cần cạo sạch vỏ và rửa sạch qua nước nhiều lần. 

Những món ăn được nấu từ khoai môn tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe sau nâng mũi như canh hầm xương khoai môn, chè khoai tây, khoai môn hấp, cháo khoai môn thịt bằm… Nếu bạn có tiền sử dị ứng với loại củ này thì tốt nhất không nên ăn để tránh ảnh hưởng tới mũi sau phẫu thuật. 

Khoai môn có thể gây ngứa cho cơ địa bị dị ứng
Khoai môn có thể gây ngứa cho cơ địa bị dị ứng

Tư vấn về thẩm mỹ MIỄN PHÍ

Hãy để những chuyên gia hàng đầu tư vấn ngay cho bạn!

Nâng mũi ăn khoai mì được không?

Nâng mũi có thể ăn các món chế biến từ khoai mì, loại củ này giàu tinh bột, chất xơ, vitamin C, kali, magie… Với các thành phần chất dinh dưỡng lành tính và mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Trong khoai mì có chứa vitamin, một chất chống oxy hóa có tác dụng kích thích tế bào sản sinh collagen, giúp làm lành vết thương hậu phẫu mũi trở nên mịn màng. 

Các chất xơ, khoáng chất trong khoai mì giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, từ đó giúp tế bào da non tái tạo nhanh hơn. Đặc biệt, khoai mì còn chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lây lan gây viêm sưng, mưng mủ khi vết thương chưa lành. 

Món khoai mì hấp dừa nạo thơm béo
Món khoai mì hấp dừa nạo thơm béo

Khoai mì thường không có nhiều cách chế biến đa dạng. Để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể khi ăn khoai mì, bạn có thể ăn khoai mì luộc kèm mật ong, đường, nước cốt dừa, dừa nạo… 

Nâng mũi ăn khoai mỡ được không?

Với thắc mắc nâng mũi ăn khoai mỡ được không thì câu trả lời là . Khoai mỡ không nằm trong danh sách những thực phẩm cần kiêng sau khi nâng mũi và không chứa các thành phần gây tổn thương, kích ứng cho da.

Khoai mỡ là một phần không thể thiếu của chế độ ăn uống giàu chất xơ và chất dinh dưỡng. Thành phần khoai mỡ giàu vitamin C, B6, chất xơ, khoáng chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn cho vết thương, tăng cường hấp thụ sắt bảo vệ các tế bào tốt hơn. 

Do đó, sau khi nâng mũi, bạn nên bổ sung khoai mỡ vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình để duy trì sức khỏe ổn định và giúp mũi nhanh lành thương. 

Nâng mũi ăn khoai mỡ giúp giảm đau cho vết thương
Nâng mũi ăn khoai mỡ giúp giảm đau cho vết thương

Nâng mũi ăn củ sắn được không?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nâng mũi có thể ăn củ sắn bình thường bởi thành phần củ sắn không gây dị ứng, kích ứng cho vùng da bị tổn thương. Trong Đông y, củ sắn có tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc và cấp nước cho cơ thể. 

Củ sắn giàu vitamin C, chất xơ, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào da, cung cấp cho da độ ẩm cần thiết. Sau khi nâng mũi, ăn củ sắn giúp quá trình phục hồi vết thương diễn ra nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. 

Nâng mũi có thể ăn củ sắn bình thường
Nâng mũi có thể ăn củ sắn bình thường

>>> Đọc thêm: Thực đơn cho người mới nâng mũi

Những lưu ý khi ăn khoai tây sau nâng mũi

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn khoai tây sau nâng mũi để không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương. 

  • Lựa chọn những củ khoai tây tươi, không hư thối, không mọc mầm. Và tránh những củ có vỏ bên ngoài bị tím. 
Không ăn khoai tây bị lên mầm xanh
Không ăn khoai tây bị lên mầm xanh
  • Cạo vỏ, rửa sạch và ngâm khoai tây trong nước muối để loại bỏ chất bẩn và các chất bảo vệ thực vật độc hại có thể tồn dư trong củ khoai tây. 
  • Hạn chế sử dụng các món khoai tây chiên, snack khoai tây, khoai tây lắc được chế biến qua nhiều dầu mỡ và tẩm ướp gia vị cay. Ăn vào có thể gây kích ứng, viêm da vết thương. 
  • Nên ăn các món khoai tây được chế biến như luộc, hấp, hầm canh, nấu súp, nấu cháo… 
  • Bảo quản khoai tây trong môi trường khô ráo, tránh nơi ẩm ướt gây lên mầm và mốc củ khoai. 
Nâng mũi không nên ăn thực phẩm chế biến dầu mỡ
Nâng mũi không nên ăn thực phẩm chế biến dầu mỡ

Seoul Spa hy vọng với câu trả lời của chúng tôi về việc nâng mũi nên nâng mũi ăn khoai tây được không sẽ giúp bạn sử dụng loại thực phẩm này một cách an toàn. Ngoài khoai tây còn rất nhiều thực phẩm mà bạn phải chú ý kiêng khem cẩn thận, không ăn cho tới khi mũi phục hồi hoàn toàn. Bên cạnh đó thì việc chăm sóc sau nâng mũi cũng rất quan trọng, do đó hãy chú ý cẩn thận nhé!

433

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi