Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nâng mũi ăn cá được không? Có ăn được cá đồng, cá Diêu Hồng?

Cập nhật: 05/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau khi nâng mũi, bác sĩ thường dặn dò khách hàng khá kỹ về cách vệ sinh, kiêng cữ và chăm sóc vết thương. Đây là một bước khá quan trọng giúp mũi nhanh chóng ổn định, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo vết thương hở ngoài ý muốn. Vậy, vừa mới nâng mũi ăn cá được không? Bài viết này của kiến thức thẩm mỹ mũi sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật các thông tin liên quan đến chế độ ăn uống và kiêng cữ sau khi nâng mũi mà bạn nên biết.

Nâng mũi ăn cá được không?

Không nên ăn cá sau khi nâng mũi bởi cá thuộc nhóm đồ tanh có chứa nhiều đạm. Những người vừa mới nâng mũi nên kiêng ăn cá để vết thương nhanh chóng hồi phục và đạt được thẩm mỹ như mong đợi.

Ngoài cá ra thì cũng nên kiêng những loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm. Bởi vì, lượng đạm sẽ làm tăng nguy cơ gây dị ứng lên vết thương hở, khiến vết thương lâu lành hơn.

Nâng mũi không nên ăn cá, đặc biệt là với các loại cá biển vì dễ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương
Nâng mũi không nên ăn cá, đặc biệt là với các loại cá biển vì dễ gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương

Tại sao không được ăn cá sau nâng mũi?

Mặc dù cá là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: Protein, vitamin D, các loại acid béo Omega-3… và được nhiều người lựa chọn làm món ăn chính trong gia đình. Tuy nhiên, loại thực phẩm này bạn cần kiêng tuyệt đối sau khi nâng mũi bởi ăn cá có thể gây ra các ảnh hưởng sau đây:

  • Kéo dài thời gian lành thương: Như đã chia sẻ, cá có chứa nhiều protein – là một trong những nguyên nhân chính gây mưng mủ trên vết thương hở, khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Gây kích ứng với sụn mũi: Thời gian đầu sau nâng mũi, sụn chưa đủ thời gian để thích nghi với cơ thể hoàn toàn. Lúc này nếu bạn ăn cá sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng, ảnh hưởng đến thời gian lành thương và kết quả thẩm mỹ sau cùng.
  • Dễ gây nhiễm khuẩn: Cá cũng là một trong những yếu tố dễ gây nhiễm khuẩn trên vết thương hở. Ăn cá giàu dưỡng chất làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sưng đau trên mũi sau khi nâng.
  • Ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ sau cùng: Nếu thường xuyên ăn cá sau khi nâng mũi sẽ kéo dài thời gian lành thương, mũi không vào form như mong đợi.
Sau khi nâng mũi không nên ăn cá vì dễ gây kéo dài thời gian phục hồi vết thương
Sau khi nâng mũi không nên ăn cá vì dễ gây kéo dài thời gian phục hồi vết thương

Sau nâng mũi bao lâu được ăn cá?

Thông thường, sau nâng mũi bạn nên kiêng ăn cá khoảng 1 tháng, sau khi mũi đã ổn định và vào form hoàn toàn mới nên ăn cá bình thường trở lại. Thời gian 1 tháng cũng vừa đủ để giúp vết thương hồi phục hoàn toàn và không còn trở ngại khi bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày.

Ngoài ra, thời gian kiêng khem cá còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, tốc độ lành thương của mỗi người. Có những người chỉ cần 3 tuần mũi đã hồi phục và vào form như mong đợi nhưng cũng có người cần đến hơn 1 tháng mới có thể ăn cá trở lại.

Nên kiêng ăn cá cho đến khi mũi hồi phục và vào form hoàn toàn
Nên kiêng ăn cá cho đến khi mũi hồi phục và vào form hoàn toàn

Tìm hiểu thêm:

Giải đáp một số băn khoăn về các loại cá thường gặp sau nâng mũi

Xung quanh vấn đề nâng mũi ăn cá được không còn rất nhiều câu hỏi được bạn đọc quan tâm. Dưới đây là giải đáp chi tiết những băn khoăn thường gặp trong ăn cá sau nâng mũi dành cho bạn.

Nâng mũi có được ăn cá đồng không?

Cá sông hay còn gọi là cá đồng đều là loại thực phẩm có chứa chất tanh, có tính hàn không thích hợp sử dụng sau nâng mũi. Ăn cá sông sau nâng mũi làm tăng nguy cơ mưng mủ trên vết thương, gây ra các biến chứng không mong muốn. Chính vì vậy, bạn nên kiêng cá sông sau khi nâng mũi cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn.

Nâng mũi có được ăn cá biển không?

Cá biển cũng là loại thực phẩm bạn cần tuyệt đối kiêng sau khi nâng mũi bởi cá biển nhiều chất đạm, chất tanh khiến cho vết thương hở lâu lành và tăng nguy cơ gây kích ứng trên vết thương. Do đó, dù cá biển nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng đối với người sau nâng mũi thì nên kiêng tuyệt đối.

Sau khi nâng mũi không nên ăn cá biển vì dễ khiến vết thương hở bị dị ứng và mưng mủ
Sau khi nâng mũi không nên ăn cá biển vì dễ khiến vết thương hở bị dị ứng và mưng mủ

Nâng mũi ăn cá lóc được không?

Sau khi nâng mũi bạn cũng tuyệt đối không nên ăn cá lóc bởi đây cũng là loại thực phẩm giàu chất tanh có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau nâng mũi. Mặc dù cá lóc giàu chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau nhưng bạn cũng cần kiêng cho đến khi mũi vào form và ổn định hoàn toàn mới nên ăn các món ăn được chế biến từ cá lóc.

Nâng mũi có được ăn cá Diêu Hồng không?

Diêu Hồng là loại cá ít tanh, chứa nhiều khoáng chất, vitamin. Bên cạnh đó, cá diêu hồng còn giàu vitamin B12, phốt pho, selen, kali và duy trì mức độ chất béo và calo ở mức thấp nhất. Các khoáng chất có trong thịt cá diêu hồng sẽ giúp làm tăng tốc độ tăng cường cơ bắp và phục hồi tế bào hư tổn.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung cá diêu hồng trong chế độ ăn phục hồi sau nâng mũi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cá diêu hồng sau khoảng 10 – 15 ngày nâng mũi để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến vết thương và kết quả thẩm mỹ sau cùng.

Sau khi nâng mũi có thể ăn cá diêu hồng vì cá diêu hồng không chứa tính hàn và có vị tanh cao như cá biển
Sau khi nâng mũi có thể ăn cá diêu hồng vì cá diêu hồng không chứa tính hàn và có vị tanh cao như cá biển

Nâng mũi ăn cá rô phi được không?

Cá rô phi cũng là một trong những loại cá đồng giàu dinh dưỡng, rất thích hợp để bổ sung sau khi nâng mũi để thúc đẩy quá trình lành thương. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cá rô phi khoảng 10 ngày sau khi nâng mũi để tránh gây ra các rủi ro không đáng có.

Nâng mũi có được ăn cá hồi không?

Bạn tuyệt đối không nên ăn cá hồi sau khi phẫu thuật nâng mũi bởi loại cá hồi thuộc nhóm thực phẩm tanh, có tính hàn dễ gây ra tình trạng tụ máu bầm, kéo dài thời gian lành thương và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ sau cùng. Vì vậy, dù cá hồi giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần kiêng loại cá này trong 1 tháng đầu sau nâng mũi.

Nâng mũi ăn cá hú được không?

Sau khi nâng mũi không được ăn cá hú. Nguyên nhân là cá hú nằm trong danh sách các loại các loại cá biển có vị tanh, dễ gây dị ứng, mưng mủ và kéo dài thời gian phục hồi mũi sau khi nâng. Chính vì thế, bạn nên kiêng ăn cá hú trong suốt 1 tháng đầu sau khi nâng mũi để tránh ảnh hưởng đến quá trình ổn định mũi.

Sau khi nâng mũi không nên ăn cá hú vì dễ gây dị ứng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương mũi
Sau khi nâng mũi không nên ăn cá hú vì dễ gây dị ứng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương mũi

Nâng mũi ăn cá basa được không?

Theo ý kiến chuyên gia, sau nâng mũi không nên ăn cá basa. Nguyên nhân do cá basa là một trong những loại cá biển thuộc nhóm hải sản. Với vị tanh và lượng đạm cao, ăn cá basa sau khi nâng mũi sẽ gây kéo dài thời gian phục hồi mũi. Quá trình này sẽ tăng nguy cơ dị ứng, ngứa ngáy, mưng mủ và ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ mũi sau khi nâng.

Nâng mũi ăn chả cá được không?

Không nên ăn chả cá cho đến khi mùi vào form và ổn định hoàn toàn. Bản chất của chả cá được làm chủ yếu từ thịt cá thu, cá thác lác, cá basa… đây đều là những loại cá có hàm lượng chất đạm cao và nhiều chất tanh – là những thành phần được khuyến cáo không nên ăn sau nâng mũi để hạn chế tình trạng kích ứng, mẩn ngứa và tụ máu bầm trên vết thương sau nâng mũi.

Ngoài cá cần kiêng những loại thực phẩm nào khác?

Bên cạnh băn khoăn nâng mũi ăn cá được không, những loại thực phẩm nên kiêng sau khi nâng mũi cũng rất được quan tâm. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn cần kiêng khem sau khi nâng mũi để giúp vết thương sau nâng mũi nhanh lành và đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong đợi:

  • Kiêng thịt bò: Đây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng dễ gây thâm sạm cho vết thương hở đang trong quá trình hồi phục.
  • Rau muống: Có khả năng kích thích quá trình sản sinh collagen trên vết thương diễn ra quá mức, làm tăng nguy cơ gây ra sẹo lồi.
  • Thịt gà, thịt vịt: Dễ gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy trên vết thương. Ngoài ra còn gây thay đổi sắc tố da, khiến cho khu vực vết thương không đều màu.
  • Đồ nếp: Nếp có khả năng gây mưng mủ, viêm nhiễm trên vết thương, khiến vết thương lâu lành và làm tăng nguy cơ gây sẹo xấu.
  • Hải sản: Các loại hải sản có thể khiến vết thương hở bị ngứa, dị ứng hoặc nổi mẩn, lâu lành hơn so với thông thường.
  • Các loại chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá, cafe… có thể làm chậm quá trình hồi phục của vết thương.

>>> Bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết: Nâng mũi nên ăn gì? Kiêng gì?

Nên kiêng những nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ gây sẹo, kích ứng lên vết thương
Nên kiêng những nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ gây sẹo, kích ứng lên vết thương

Trên đây là tổng hợp giải đáp chi tiết băn khoăn nâng mũi ăn cá được không. Seoul Spa hy vọng với những thông tin chia sẻ đã giúp ích cho bạn trong quá trình kiêng khem và chăm sóc sau nâng mũi đúng cách nhất để đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong đợi.

1.1k

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 5

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi