Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được? – Bác sĩ tư vấn

Cập nhật: 15/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Xe máy là phương tiện rất quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong việc di chuyển của người Việt. Chính vì vậy, sau khi nâng mũi, thắc mắc về vấn đề ”Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?” được rất nhiều người quan tâm. Để tìm ra câu trả lời chính xác và cụ thể, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau của kiến thức thẩm mỹ mũi nhé!

Nâng mũi đi xe máy được không?

Sau khi nâng mũi bạn KHÔNG NÊN đi xe máy. Lý do là vì sau khi vừa nâng mũi, cấu trúc mũi đang bị tổn thương còn khá yếu. Các thao tác khi lái xe máy như phanh gấp, va chạm… có thể khiến cấu trúc mũi chưa ổn định bị lệch, biến dạng, thậm chí gãy sụn.

Bên cạnh đó, việc lái xe máy cần đòi hỏi sự tập trung cao độ và vận động tay chân nhiều. Trong khi đó, bạn vừa mới can thiệp phẫu thuật nâng mũi, cơ thể còn yếu, chưa đủ sức sẽ thiếu tập trung khi lái xe, dễ xảy ra các va chạm hoặc tai nạn không đáng có.

Sau khi nâng mũi
Sau khi nâng mũi bạn không nên tự lái xe máy mà cần thay đổi phương tiện khác phù hợp hơn

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên tự lái xe máy sau khi nâng mũi mà cần đợi vết thương ổn định. Nếu cần đi xe máy sau khi nâng mũi, bạn nên tìm người chở hoặc đi grab. Trường hợp bắt buộc phải lái xe, bạn nên đi chậm, tránh các đoạn đường gồ ghề, đông đúc. Đồng thời sử dụng khẩu trang bảo vệ mũi khỏi bụi bẩn, vi khuẩn.

Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, sau khi nâng mũi bạn có thể đi xe máy lại được sau 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, thời gian nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được còn có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp nâng mũi mà bạn chọn, cụ thể:

  • Đối với nâng mũi thường: từ 2-3 ngày.
  • Đối với nâng mũi cấu trúc: từ 5-7 ngày.

Bên cạnh đó, sau khi phẫu thuật mũi vùng da ở đây rất nhạy cảm, vì vậy khi di chuyển bằng xe máy bạn nên chú ý cẩn thận, đi chậm, hạn chế đi vào đường xóc có ổ gà và không đội nón có kính chắn mũi.

Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được
Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tốc độ hồi phục của mũi

Nhìn chung, khi mũi vẫn chưa hoàn toàn ổn định và còn các dấu hiệu sưng tấy, nóng đỏ thì bạn nên hạn chế ra ngoài, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường để đảm bảo dáng mũi vào phom chuẩn đẹp sau khi lành lại.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian mũi phục hồi, bạn cũng nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi và giữ tinh thần thật thư giãn. Hãy kiên nhẫn chờ đến lúc mọi khó chịu biến mất, mũi ổn định thì bạn hẳn đi xe máy bình thường trở lại.

Tại sao nên hạn chế đi xe máy sau khi nâng mũi?

Xe máy là một trong những phương tiện di chuyển thông dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi, để tránh những ảnh hưởng xấu xảy ra nhằm duy trì độ ổn định của dáng mũi hậu phẫu thuật, các bác sĩ khuyến khích mọi người không nên đi chuyển bằng phương tiện này. Bởi lẽ, khi di chuyển bằng xe máy khi cấu trúc mũi chưa ổn định, bạn sẽ đối mặt với một số tác động sau:

Tụt sụn mũi do ổ gà, ổ voi hoặc đường xóc

Sau khi nâng mũi, thường phải mất một thời gian khá lâu để chất liệu nâng mũi có thể gắn kết hoàn toàn và tương thích với các mô mềm tại phần mũi. Lúc này, cấu trúc mũi vẫn còn lỏng lẻo nên nếu phải chịu một lực tác động quá mạnh từ ổ gà, ổ voi hoặc đường quá xóc sẽ dễ khiến sụn bị lệch khỏi vị trí được đưa vào mũi.

Chạy xe máy sau khi nâng mũi
Chạy xe máy sau khi nâng mũi có thể khiến sụn bị lệch hoặc tụt khỏi vị trí

Không chỉ vậy, vùng da đầu mũi sau khi nâng khá yếu và mỏng nên khả năng nâng đỡ phần sụn bên trong cũng khá kém. Do đó, mọi tác động mạnh từ tác nhân bên ngoài có thể khiến phần sụn bị tụt ra ngoài, vừa gây đau vừa mất thẩm mỹ và thậm chí bạn còn phải chi một khoản chi phí kha khá để khắc phục.

Chính vì những yếu tố bên trên, sau khi vừa nâng mũi xong, bạn nên hạn chế di chuyển bằng xe gắn máy để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro không đáng có.

Khói bụi khi di chuyển trên đường

Khi hoàn thành ca phẫu thuật nâng mũi, các bác sĩ đều tiến hành băng bó vết mổ bằng gạc để tránh vết mổ bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Dù vậy, bụi bặm và vi khuẩn có hại bên ngoài, với kích thước siêu nhỏ, vẫn có thể len lỏi và xâm nhập một cách tinh vi. Từ đó, chúng khiến vết mổ dễ nhiễm trùng, viêm sưng, lâu lành và để lại những biến chứng không thể đoán trước.

Bụi, vi khuẩn khi di chuyển trên đường khiến vết mổ nhiễm trùng
Bụi, vi khuẩn khi di chuyển trên đường khiến vết mổ nhiễm trùng

Do đó, tốt hơn hết sau khi nâng mũi, bạn nên che chắn thêm 1-2 lớp khẩu trang hoặc sử dụng các phụ kiện bảo vệ khác để tránh bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ. Bạn cũng đừng chủ quan, dù có cơ địa khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập và tạo nên những tác động tiêu cực đến vùng mũi.

Ánh nắng mặt trời

Không chỉ khiến làn da kém sắc, bức xạ mặt trời còn ảnh hưởng tiêu cực đến vùng mũi sau khi nâng. Trong thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật, nếu chủ quan phơi nắng mà không che chắn vùng mũi, vùng da quanh vết mổ sẽ nổi mẩn đỏ, phồng rộp và đau rát vô cùng.

Không chỉ vậy, ánh nắng mặt trời còn có thể khiến vùng da mũi yếu đi và dễ khiến sụn bị lộ ra ngoài. Theo một số nghiên cứu tại Canada, bức xạ mặt trời thậm chí có thể khiến các vết sưng tấy và bầm tím trên mũi trở nặng và chúng tồn tại dai dẳng trên da trong vòng 1-2 tháng.

Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng xấu đến mũi sau khi nâng
Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng xấu đến mũi sau khi nâng

Chính vì những lý do bên trên, thông thường, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định nghỉ ngơi tại bệnh viện thẩm mỹ trong vòng 24 tiếng để bác sĩ tiện theo dõi, chăm sóc và xử lý mọi vấn đề kịp thời.

Sau đó, nếu tình trạng sức khỏe và vết mổ của bệnh nhân ổn định, bác sĩ sẽ cho xuất viện và tư vấn một số cách chăm sóc tại nhà. Vậy, nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được? Mời bạn tham khảo ngay nội dung tiếp theo.

Có thể bạn cũng thắc mắc:

Những lưu ý khi đi xe máy sau khi nâng mũi

Trong trường hợp thật sự cần phải ra ngoài, bạn nên lưu ý những mẹo quan trọng dưới đây để giữ dáng mũi hoàn hảo nhất và hạn chế tối đa những rủi ro, biến chứng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và nhan sắc:

Đi chậm và tránh đường xấu

Như đã đề cập bên trên, việc đi trên những con đường quá xấu tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến mũi bị lệch vẹo hoặc tụt sụn. Do đó, nếu mới vừa nâng mũi, bạn chỉ nên đi xe với tốc độ < 25km/h để dễ dàng kiểm soát mọi tình huống và tránh được những sự cố cũng như chướng ngại vật bất ngờ trên đoạn đường di chuyển.

Sau khi nâng mũi, bạn chỉ nên chạy xe với tốc độ chậm, tránh những va chạm gây ảnh hưởng đến mũi
Sau khi nâng mũi, bạn chỉ nên chạy xe với tốc độ chậm, tránh những va chạm gây ảnh hưởng đến mũi

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh di chuyển qua những tuyến đường, con đường xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà hay ổ voi. Nếu vô tình gặp phải những đoạn này, bạn nên giảm tay ga và cố gắng né chúng một cách khéo léo.

Che chắn cẩn thận

Mỗi khi ra đường, bạn hãy che chắn vùng mũi thật cẩn thận bằng cách mang khẩu trang để tránh bụi bẩn, vi khuẩn và hạn chế ảnh hưởng của tia UV. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại khẩu trang làm bằng chất liệu vải mềm, sạch sẽ, có độ chặt vừa phải và không nên siết, áp sát vào mặt. Qua đó, bạn có thể bảo vệ toàn diện cho vùng mũi và đạt kết quả hoàn mỹ khi mũi hoàn toàn lành lại.

Ngoài mang khẩu trang, bạn có thể tham khảo thêm một số cách bảo vệ mũi khi ra đường như:

  • Thoa kem chống nắng.
  • Đệm thêm một lớp gạc bên trong trước khi đeo khẩu trang.
  • Uống viên chống nắng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hãy nhớ che chắn cẩn thận khi ra ngoài để tránh bụi, vi khuẩn cũng như ánh mặt trời
Hãy nhớ che chắn cẩn thận khi ra ngoài để tránh bụi, vi khuẩn cũng như ánh mặt trời

Không dùng nón bảo hiểm fullface

Những loại mũ bảo hiểm fullface sẽ bao trùm cả khuôn mặt, tạo nên độ khép kín và nóng nực trong những ngày oi bức. Việc này dễ khiến cơ thể tiết mồ hôi và khi mồ hôi tích tụ trên da mặt sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục vết thương. Hơn nữa, mũ bảo hiểm fullface thường kèm theo phần kính phía trước rất dễ gây cọ xát, và nếu không cẩn thận có thể va đập vào sống mũi.

Không nên dùng nón fullface vì dễ cọ xát, va đập vào sống mũi
Không nên dùng nón fullface vì dễ cọ xát, va đập vào sống mũi

Để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến phim mũi sau nâng, bạn nên chọn loại mũ ¾ đầu. Bạn nên lưu ý lựa chọn những nơi uy tín và có tiếng để chọn mua được những chiếc mũ chính hãng, đảm bảo chất lượng và an toàn.

Với những thông tin bên trên, SeoulSpa.Vn mong rằng đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được. Theo đó, bạn nên hạn chế di chuyển bằng xe máy trong thời gian đầu sau khi nâng mũi để tránh ảnh hưởng đến phom, dáng mũi. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến chế độ chăm sóc sau nâng mũi để tránh mọi biến chứng không đáng có xảy ra.

76

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi