Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Vết khâu nâng mũi đóng vảy: 5 lý do và cách ngăn ngừa

Cập nhật: 15/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Để cải thiện dáng mũi của mình, nhiều chị em đã lựa chọn dịch vụ nâng mũi tại các trung tâm thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít người lại gặp tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy sau nâng mũi, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ. Bài viết sau đây của kiến thức thẩm mỹ mũi sẽ cung cấp cho bạn những cách ngăn ngừa tình trạng này an toàn, hiệu quả nhất.

vết khâu nâng mũi đóng vảy
Nguyên nhân và cách xử lý vết khâu nâng mũi đóng vảy

5 lý do khiến vết khâu nâng mũi đóng vảy

Sau khi nâng mũi, phái đẹp có thể gặp một số biến chứng như vết thương sưng đỏ, chảy dịch hoặc vết khâu nâng mũi đóng vảy. Hãy tham khảo một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết khâu bị đóng vảy sau đây:

Tay nghề của bác sĩ yếu

Tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy có thể xảy ra khi chị em thực hiện nâng mũi tại những cơ sở thẩm mỹ bình dân, nơi có những bác sĩ không có đủ kinh nghiệm chuyên môn. Họ thường gặp nhiều sai sót trong quá trình gây tê, đặt sụn mũi, thao tác xâm lấn, khâu vết thương, làm những mô mềm bị tổn thương và khiến vết khâu dễ bị sưng tấy, chảy dịch sau phẫu thuật.

THẨM MỸ MŨI VỚI ĐỘI NGŨ BÁC SĨ CHUYÊN NGHIỆP

Chính vì vậy, các bạn nên lựa chọn những trung tâm thẩm mỹ uy tín, có đầy đủ chính sách bảo hành, góp phần giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình nâng mũi.

Tay nghề bác sĩ là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng vết khâu đóng vảy
Tay nghề bác sĩ là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng vết khâu đóng vảy

Điều kiện phẫu thuật không đảm bảo

Những cơ sở nâng mũi kém chất lượng hay hoạt động “chui” thường không có cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn và không khử trùng dụng cụ, phòng phẫu thuật. Điều này có thể khiến vết khâu nâng mũi đóng vảy, chảy dịch vàng, chảy máu, sưng đỏ, nhiễm trùng và hoại tử nghiêm trọng.

Những cơ sở kém chất lượng thường không có điều kiện phẫu thuật tốt
Những cơ sở kém chất lượng thường không có điều kiện phẫu thuật tốt

Chế độ chăm sóc hậu phẫu không đúng chuẩn

Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ chăm sóc vết thương hậu phẫu ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục dáng mũi và ngăn ngừa tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy. Do đó, các bạn nên vệ sinh, sát khuẩn vết thương thường xuyên để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.

Ngoài ra, chị em cũng không được sử dụng chất kích thích và những loại thực phẩm có khả năng gây sẹo để đẩy lùi nguy cơ vết khâu đóng vảy, chảy dịch.

Xem ngay: Kinh nghiệm chăm sóc sau khi nâng mũi

Không vệ sinh mũi đúng cách cũng có thể khiến vết khâu nâng mũi đóng vảy
Không vệ sinh mũi đúng cách cũng có thể khiến vết khâu đóng vảy

Chất liệu chỉ tự tiêu không đảm bảo

Chất liệu chỉ tự tiêu và sụn nâng mũi không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân khiến vết khâu nâng mũi đóng vảy. Tình trạng này thường xảy ra ở các thẩm mỹ viện kém chất lượng, không đầu tư nhiều vào dụng cụ y tế và cơ sở vật chất.

Những loại chỉ tự tiêu kém chất lượng khiến vết khâu đóng vảy
Những loại chỉ tự tiêu kém chất lượng khiến vết khâu đóng vảy

Do cơ địa khách hàng nhạy cảm

Cũng có một số trường hợp chị em gặp tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy vì cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng, không hợp với sụn nâng mũi và chất liệu chỉ tự tiêu. Chính vì thế, các bạn nên lựa chọn chất liệu miếng độn mũi và chỉ tự tiêu thật kỹ lưỡng để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Những người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp tình trạng vết khâu đóng vảy
Những người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp tình trạng vết khâu đóng vảy

Nâng mũi bị đóng vảy có ảnh hưởng gì không?

Theo chuyên gia, nhiều người có thể tự điều trị vết khâu đóng vảy bằng cách sát khuẩn, chăm sóc vết thương, uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ và tình trạng này không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ.

Tuy nhiên, cũng có một số người không xử lý tình trạng này kịp thời và gặp nhiều biến chứng như sau:

  • Vết khâu sưng đau, mưng mủ: Khi tình trạng đóng vảy quá nghiêm trọng thì có thể kèm theo nhiều biểu hiện như sưng đau, mưng mủ, chảy dịch, chảy máu,…
  • Ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thẩm mỹ: Tình trạng vết khâu bị đóng vảy ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thẩm mỹ, có thể khiến mũi bị lệch và chất liệu sụn bị kích ứng.
  • Mũi có thể bị nhiễm trùng, hoại tử: Nhiều chuyên gia khẳng định việc vệ sinh vết thương không đúng cách trong thời gian vết khâu đóng vảy có thể khiến mũi bị nhiễm trùng, hoại tử.
Nâng mũi bị đóng vảy gây nên nhiều rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe
Nâng mũi bị đóng vảy gây nên nhiều rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe

Tìm hiểu các vấn đề có thể xảy ra sau khi nâng mũi:

Những lưu ý để ngăn ngừa vết khâu nâng mũi đóng vảy

Các bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây để ngăn ngừa tình trạng đóng vảy ở vết khâu nâng mũi và những biến chứng nghiêm trọng khác:

Lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín

Việc lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín, chất lượng có thể giúp chị em đẩy lùi hoàn toàn những nguy cơ vết khâu bị nhiễm trùng, đóng vảy, chảy dịch. Bởi lẽ, những trung tâm thẩm mỹ lớn đều có chính sách bảo hành, khử trùng hoàn toàn dụng cụ y tế, phòng phẫu thuật, góp phần mang đến dịch vụ nâng mũi an toàn, hiệu quả nhất cho khách hàng của họ.

Lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín để không gặp tình trạng vết khâu đóng vảy
Lựa chọn cơ sở nâng mũi uy tín để không gặp tình trạng vết khâu đóng vảy

Bên cạnh đó, những trung tâm thẩm mỹ này còn có dịch vụ đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng của Bộ Y tế nên thường không gây ra nhiều biến chứng cho khách hàng.

Tái khám thường xuyên

Sau khi nâng mũi, chị em cũng nên tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục của mũi và điều trị kịp thời nếu như vết khâu nâng mũi bị đóng vảy, nhiễm trùng.

Tái khám thường xuyên để điều trị kịp thời những biến chứng
Tái khám thường xuyên để điều trị kịp thời những biến chứng

Uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ

Để làm dịu những cơn đau sau nâng mũi và ngăn ngừa tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy, các bạn nên uống thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc mà bạn có thể uống sau nâng mũi là thuốc Alpha Choay, thuốc Augmentin, thuốc giảm đau Efferalgan,…

Ngoài ra, chị em cũng nên thoa thuốc mỡ Tetracyclin, thuốc trị sẹo thâm, thuốc tan máu bầm lên mũi và những vùng da xung quanh để ngăn ngừa tình trạng xuất hiện sẹo, nâng mũi bị bầm mắt.

Nên uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng để giảm cơn đau và biến chứng
Nên uống thuốc kháng sinh đúng liều lượng để giảm cơn đau và biến chứng

Vệ sinh vết thương thường xuyên

Theo chuyên gia, việc vệ sinh vết thương đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và giảm thiểu nguy cơ vết khâu nâng mũi đóng vảy. Mỗi ngày, các bạn hãy sát trùng và vệ sinh mũi khoảng 2-3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đầu tiên, chị em hãy sử dụng tăm bông có thấm dung dịch sát khuẩn Betadine để làm sạch lớp vảy đọng trong mũi và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, độc tố, tác nhân độc hại. Sau khi sát khuẩn, các bạn hãy dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi và những vùng da xung quanh mũi.

Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương sau nâng mũi
Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vết thương sau nâng mũi

Không được vận động mạnh

Sau khi nâng mũi, chị em tuyệt đối không được vận động mạnh như leo núi, chạy bộ, đi bơi,… vì có thể khiến chất liệu sụn kích ứng, dáng mũi bị lệch và vết khâu nhiễm trùng, đóng vảy.

Không được đi bơi sau khi nâng mũi để tránh nhiễm trùng
Không được đi bơi sau khi nâng mũi để tránh nhiễm trùng

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Để ngăn ngừa tình trạng vết khâu đóng vảy sau nâng mũi, các bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, omega-3,…

Đặc biệt, chị em tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích, bổ sung những loại thực phẩm có khả năng gây sẹo như thịt bò, hải sản, thịt gà, đồ nếp,…

Ăn nhiều rau xanh để giúp vết thương mau lành
Ăn nhiều rau xanh để giúp vết thương mau lành

Tuyệt đối không chạm vào vùng mũi

Sau khi nâng mũi, các bạn không được tác động lực quá mạnh vào vùng mũi cũng như không nên nằm sấp vì có thể khiến sụn bị lệch, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả thẩm mỹ và sức khỏe.

Không được sờ nắn mũi vì có thể làm vết thương nhiễm trùng
Không được sờ nắn mũi vì có thể làm vết thương nhiễm trùng

Vết khâu nâng mũi đóng vảy có thể tự điều trị tại nhà nếu như các bạn phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng nên đến bệnh viện hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín để được thăm khám, tư vấn để giảm thiểu những rủi ro nghiêm trọng nhất. Nếu còn thắcmắc nào khác có thể để lại thông tin để tư vấn viên của Seoul Spa có thể hỗ trợ nhé!

115

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi