Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nâng mũi xong bị thấp? Nguyên nhân và cách xử lý

Cập nhật: 05/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nâng mũi xong bị thấp là một trong những biến chứng sau khi thực hiện phương pháp nâng mũi. Khi gặp tình trạng này, không ít người cảm thấy lo lắng vì sợ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ và không sở hữu dáng mũi như mong đợi. Bài viết sau đây, kiến thức thẩm mỹ mũi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề này.

Những nguyên nhân nâng mũi xong bị thấp

Dấu hiệu nâng mũi xong bị thấp là độ cao của mũi không như mong muốn hoặc thấp hơn trước khi nâng. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân tác động, có thể kể đến chi tiết dưới đây.

Tay nghề bác sĩ kém

Nguyên nhân phổ biến khiến nâng mũi bị thấp đó là tay nghề bác sĩ yếu kém, không đủ kinh nghiệm để thực hiện kỹ thuật nâng mũi khó. Kết quả phẫu thuật có thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ. Vì vậy, làm đẹp với bác sĩ yếu chuyên môn, những hệ quả biến chứng sau nâng mũi là không thể tránh khỏi.

Nâng mũi xong bị thấp là một trong những biến chứng dễ xảy ra nhất. Do tay nghề non kém của bác sĩ mà quá trình phẫu thuật không đảm bảo an toàn. Sụn mũi có thể bị đặt lệch, sai vị trí hoặc sụn cong, vẹo khiến mũi bị thấp hơn. Thậm chí, mũi còn bị viêm, sưng tấy và đau nhức cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe.

Bác sĩ yếu tay nghề là nguyên nhân chính khiến nâng mũi bị thấp 
Bác sĩ yếu tay nghề là nguyên nhân chính khiến nâng mũi bị thấp

Da mũi mỏng

Da mũi mỏng cũng là nguyên nhân nâng mũi bị bè thấp và hình dáng kém tự nhiên. Trường hợp này xảy ra với những người có vùng da đầu mũi quá mỏng và nhạy cảm. Sau khi đặt sụn, sụn nâng có thể bị lộ đầu sụn, thậm chí là thủng sụn khiến bác sĩ không thể đặt sụn nâng mũi quá cao. Từ đó, khiến dáng mũi sau nâng thấp hơn so với kỳ vọng của nhiều người.

Cơ địa khó thích ứng

Cơ địa khó thích ứng với chất liệu sụn nâng khiến vết thương lâu lành, cũng như ảnh hưởng đến sự ổn định vị trí của sụn trong các mô tế bào. Khi đó, sụn mũi có thể bị co rút, bao xơ, tạo cảm giác mũi bị thấp và xuất hiện các biến chứng sưng viêm, nhiễm trùng.

Chăm sóc hậu phẫu sai cách

Những sai lầm mắc phải trong quá trình chăm sóc sau nâng mũi dẫn đến mũi bị cong, hếch và thấp như tư thế ngủ sai, dùng lực tay mạnh khi vệ sinh, không kiêng khem thực phẩm gây viêm… Không chỉ làm lệch mũi, việc chăm sóc mũi hậu phẫu không an toàn còn tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng phù và để lại sẹo sau khi lành.

Chăm sóc mũi sai cách khiến mũi bị tổn thương, lệch dáng 
Chăm sóc mũi sai cách khiến mũi bị tổn thương, lệch dáng

Sụn mũi chưa ổn định

Sau 2 – 3 tuần nâng mũi, sụn nâng chưa hoàn toàn ổn định với các tế bào dưới da và dễ bị cong lệch khi có tác động ngoại lực. Trong quá trình phục hồi chẳng may đụng chạm vùng mũi, va đập mạnh thì có thể ảnh hưởng tới dáng mũi. Những di chứng để lại là dáng mũi lệch, không cao thẳng và có thể bị hếch, nhô sụn mũi.

Nâng mũi quá nhiều lần

Nhiều người lựa chọn nâng mũi nhiều lần để sở hữu dáng mũi ưng ý nhất. Tuy nhiên, việc nâng mũi nhiều lần sẽ gây tổn thương vùng mũi, phá hủy cấu trúc xương sụn tự nhiên. Từ đó, mỗi lần phẫu thuật đặt sụn nhân tạo hay sụn tự thân đều không mang lại dáng mũi đẹp, thậm chí có nguy cơ gây biến dạng mũi và khó sửa lại khi bị hỏng.

Nâng mũi xong bị thấp phải làm sao?

Không phải trường hợp nào nâng mũi xong bị thấp cũng có thể khắc phục. Đặc biệt là những người có da mũi mỏng hoặc cơ địa nhạy cảm thì không thể tiếp tục nâng mũi. Nếu không phải một trong những đối tượng này, bạn có thể khắc phục mũi lệch, mũi thấp bằng cách phẫu thuật rút sụn cũ và đặt lại sụn mới.

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mũi, mức độ biến chứng để đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Việc nâng mũi lại cần một khoảng thời gian chờ cho vết thương phẫu thuật cũ phục hồi và sức khỏe đã ổn định, thường là 6 tháng. Bạn phải tham khảo tư vấn và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trước và sau khi tái nâng mũi.

Đặt lịch tư vấn với bác sĩ thẩm mỹ

Tìm hiểu một số vấn đề có thể xảy ra sau khi nâng mũi:

Lưu ý quan trọng để ngăn ngừa tình trạng nâng mũi xong bị thấp

Để ngăn ngừa tình trạng nâng mũi xong bị thấp, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng trước và sau khi nâng mũi dưới đây.

  • Nên nâng mũi tại những bệnh viện, thẩm mỹ viện lớn, uy tín sẽ có bác sĩ tốt, tay nghề cao, cũng như trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ cần thiết, phòng phẫu thuật hiện đại, đảm bảo vô trùng.
  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn kỹ thuật nâng mũi phù hợp với tình trạng mũi và sức khỏe cho phép.
  • Những người có da mũi mỏng không nên nâng những dáng mũi quá cao, đỉnh mũi thẳng chóp.
  • Chăm sóc vết thương hậu phẫu là lưu ý quan trọng nhất. Hãy vệ sinh vùng mũi nhẹ nhàng bằng tăm không, không dùng tay tác động lực mạnh.
  • Chấn chỉnh những thói quen xấu như nằm ngủ nghiêng, nằm sấp, thường xuyên chạm tay lên mũi…
Cẩn thận trong quá trình vệ sinh để mũi không bị lệch 
Cẩn thận trong quá trình vệ sinh để mũi không bị lệch
  • Sau khi nâng mũi, bạn nên nghỉ ngơi vài ngày để mũi ổn định dần mới bắt đầu đi làm.
  • Không làm việc nặng nhọc, hạn chế tập luyện mạnh trong thời gian phục hồi mũi nâng.
  • Ăn uống lành mạnh với những thực phẩm cung cấp protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ gây viêm và làm lâu lành vết thương như thịt gà, mắm ruốc, hải sản, rượu bia…
  • Nếu mũi có dấu hiệu bị nghiêng, lệch, lộ sụn mũi thì phải lập tức tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và có cách điều trị an toàn.

Một số câu hỏi liên quan

Những câu hỏi liên quan đến nâng mũi xong bị thấp dưới đây có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng này xảy ra và giảm bớt sự lo lắng sau khi nâng mũi bị thấp, cong vẹo. Chi tiết tham khảo như sau:

Nâng mũi gom lại có thấp không?

Khi nâng mũi gom lại sẽ không gây thấp dáng mũi, quá trình này giúp cấu trúc mũi thu gọn hài hòa với khuôn mặt. Tuy nhiên, trong thời gian mũi bắt đầu gom lại, bạn có thể cảm giác mũi thấp hơn lúc nâng ban đầu, vì đầu mũi thon gọn hơn nên độ cao cũng giảm nhẹ, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả thẩm mỹ.

Tìm hiểu thêm: Nâng mũi bao lâu thì gom lại?

Nâng mũi gom lại không làm mất dáng mũi, không gây thấp 
Nâng mũi gom lại không làm mất dáng mũi, không gây thấp

Nâng mũi bao lâu thì bị tụt?

Một trường hợp nâng mũi thành công có thể duy trì sụn mũi và giữ form mũi nhiều năm. Ngược lại, nâng mũi thực hiện không đúng kỹ thuật, kém an toàn và cơ địa thích ứng chậm thì khả năng duy trì dáng mũi không lâu. Vì vậy, nâng mũi bao lâu thì bị tụt cũng phụ thuộc vào những yếu tố này.

Về cơ bản, khi nâng mũi bằng phương pháp hiện đại, tay nghề bác sĩ giỏi thì sau 10 – 15 năm mũi mới bắt đầu bị tụt dần, dáng mũi không còn đẹp như ban đầu. Đối với phương pháp nâng mũi tự thân có thể duy trì vĩnh viễn, không phải tháo sụn da và không bị tụt đầu sụn sau thời gian sử dụng.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho chị em đầy đủ thông tin về tình trạng nâng mũi xong bị thấp, góp phần giúp bạn ngăn ngừa biến chứng này. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh để đạt hiệu quả như mong đợi sau khi nâng mũi.

233

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi