Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi: dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý

Cập nhật: 05/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau khi nâng mũi, một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng đỏ đầu mũi. Vậy, nâng mũi bị đỏ đầu mũi là dấu hiệu bình thường hay biến chứng nguy hiểm? Nguyên nhân do đâu? Cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Cách nhận biết đầu mũi bị đỏ sau phẫu thuật

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi không khó phát hiện nhưng nếu mũi chỉ sưng nhẹ thì có thể bạn sẽ chủ quan mà bỏ qua việc theo dõi. Bởi vậy, chúng tôi đã tổng kết những dấu hiệu cảnh báo đầu mũi bị đỏ và một số biểu hiện đi kèm sau đây để bạn mau chóng phát hiện điều bất thường sau thẩm mỹ:

Da đầu mũi căng cứng

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất sau khi nâng mũi bị đỏ đầu mũi đó chính là phần da ở mũi trở nên cứng hơn. Da ở mũi bắt đầu căng ra kèm mẩn đỏ và đau nhức khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thì bạn cần cẩn thận vì có thể mũi đã xảy ra biến chứng.

Dấu hiệu nâng mũi bị đỏ đầu mũi: Da ở phần đầu mũi căng cứng và sưng đỏ
Da ở phần đầu mũi căng cứng và sưng đỏ

Bạn có các dấu hiệu bị đỏ đầu mũi sau nâng? Đặt lịch tư vấn ngay với chuyên gia

Đầu mũi sưng đỏ

Hiện tượng đầu mũi đỏ sau khi nâng mũi không chỉ xuất hiện ngay sau phẫu thuật mà có thể xuất hiện sau 1 hoặc 2 năm nâng mũi. Một số người sẽ không để ý và nghĩ rằng đầu mũi đỏ ửng lên là do dị ứng thời tiết hoặc một tác nhân bên ngoài gây ra.

Nhưng sự thật thì có thể sụn mũi đã giảm chất lượng nên gây ra một số phản ứng viêm khiến đầu mũi bị sưng. Những trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng lòi sụn đầu mũi dẫn tới nhiễm trùng.

Bầm tím, phù nề

Tình trạng mũi bị đỏ thường đi kèm với hiện tượng bầm tím do mao mạch mũi bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Theo lý thuyết, phần máu tụ sẽ tự tan sau một vài ngày nên hiện tượng bầm và sưng tấy sẽ tự biến mất. Trong trường hợp mũi bị bầm tím lâu ngày, đầu mũi đỏ và xuất hiện tình trạng phù nề thì khả năng cao bộ phận này bị biến chứng hậu phẫu.

Đầu mũi bóng đỏ kết hợp với sưng tấy và phù nề
Đầu mũi bóng đỏ kết hợp với sưng tấy và phù nề

Những nguyên nhân gây ra tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi

Sau khi đã biết được những dấu hiệu của đầu mũi bị đỏ, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Theo tổng kết của chúng tôi, những lý do chính khiến mũi gặp phải tình trạng này là do:

Phản ứng bình thường của cơ thể

Đầu mũi đỏ sau nâng mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau phẫu thuật. Bởi vì trong quá trình nâng mũi, bác sĩ sẽ kéo dãn phần da ở đầu mũi để bao bọc lấy miếng sụn được đặt vào nên khiến da ở đầu mũi mỏng đi. Kèm với đó là việc mao mạch bị tổn thương do nâng mũi gây ra nên dẫn tới hiện tượng đầu mũi bị đỏ và sưng tấy.

Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện vết thương ở mở một bộ phận vì sẽ tự kích hoạt chế độ tự chữa lành. Lúc này lượng máu dồn về mũi sẽ nhiều hơn khiến cho phần đầu mũi đỏ ửng lên.

Bị đỏ đầu mũi là hiện tượng bình thường sau nâng
Sưng đỏ đầu mũi là hiện tượng bình thường sau nâng

Dị ứng với chất độn làm đầu mũi bị đỏ sau nâng

Dị ứng với chất độn cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến nâng mũi bị đỏ đầu mũi. Các chuyên gia đã đưa ra hai giả thuyết để giải thích cho hiện tượng này là:

  • Do chất độn kém chất lượng: Chất độn kém chất lượng thường không đảm bảo về thành phần nên rất dễ gây ra các kích ứng sau khi đặt vào mũi. Đối với trường hợp này, mũi không chỉ bị sưng đỏ mà còn có thể bị nhiễm trùng và đau nhức kéo dài. Nếu không phẫu thuật loại bỏ kịp thời thì mũi của bạn có thể bị hoại tử.
  • Do cơ địa bản thân: Hệ miễn dịch của cơ thể người rất nhạy bén nên khi xuất hiện vật thể lạ sẽ lập tức khởi động cơ chế đào thải để loại bỏ dị vật. Chính cơ chế phòng thủ này lại khiến đầu mũi bị sưng tấy, viêm hoặc đau nhức.

Tham khảo: Dấu hiệu mũi không hợp sụn

Do da mũi quá mỏng làm đỏ đầu mũi

Đối với những trường hợp da mũi mỏng sau khi nâng mũi rất dễ bị đỏ đầu mũi do phần da ở đây bị kéo căng quá mức. Sau một thời gian, phần sụn càng bào mỏng da nên mũi sẽ bắt đầu xuất hiện một số hiện tượng như bóng đỏ, lộ sóng mũi rất đau.

Một trường hợp khác da mũi bị bào mòn là do chất độn quá cứng, quá dài hoặc quá cao chứ không phải vì da mũi mỏng. Cách để hạn chế hiện tượng này là bạn nên tới những địa chỉ nâng mũi chất lượng để được bác sĩ tư vấn dáng mũi phù hợp.

Da mũi quá mỏng có thể bị sụn bào mòn
Da mũi quá mỏng có thể bị sụn bào mòn

Nâng mũi bị nhiễm trùng

Bị đỏ đầu mũi được cảnh báo là hệ quả của việc nâng mũi bị nhiễm trùng. Còn nguyên nhân dẫn tới viêm nhiễm có thể là do:

  • Dụng cụ phẫu thuật không được khử khuẩn cẩn thận
  • Kỹ thuật nâng mũi của bác sĩ kém
  • Do vệ sinh sai cách
  • Do thường xuyên chạm tay vào đầu mũi
  • Không đeo khẩu trang bảo vệ mũi khi ra đường
  • Thoa mỹ phẩm hoặc trang điểm mũi trong thời gian hồi phục

Do sụn nâng mũi chữ L nên đầu mũi bị đỏ

Sụn nâng mũi chữ L là loại chất độn được nhiều người yêu thích vì nhanh chóng có được dáng mũi cao. Tuy nhiên, loại sụn này có thể gây áp lực lên đầu mũi và gây ra phản ứng tấy đỏ ở đây. Nếu bạn dùng loại sụn cao cấp sẽ hiếm khi gặp tình trạng này nhưng đối với dòng sản phẩm kém chất lượng thì tỷ lệ mũi bị đỏ sẽ cao hơn.

Sụn nâng mũi chữ L làm tăng áp lực lên đầu mũi và gây ra sưng đỏ
Sụn nâng mũi chữ L làm tăng áp lực lên đầu mũi và gây ra sưng đỏ

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi có sao không?

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi có thể là bình thường hoặc bất thường, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Bởi việc đỏ đầu mũi là hiện tượng phổ biến sau nâng mũi, do tổn thương mô mềm và mao mạch trong quá trình phẫu thuật. Sưng đỏ thường sẽ giảm dần trong vài ngày đến vài tuần.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng sưng tấy kéo dài, đầu mũi bị đỏ, sưng, nóng và đau thì nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Lúc này, đầu mũi bị đỏ có thể do các nguyên nhân như: nhiễm trùng, dị ứng, tụt sụn và chất liệu độn không tương thích. Do đó, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, tránh các hậu quả về sau.

Sau nâng mũi bao lâu thì hết đỏ đầu mũi?

Thời gian để mũi thích nghi với sụn là từ 7 – 10 ngày sau phẫu thuật. Đây cũng chính là thời gian đầu mũi sẽ bớt đỏ và trở về trạng thái bình thường. Giai đoạn phục hồi tự nhiên của mũi sẽ diễn ra như sau:

  • 2 ngày đầu sau phẫu thuật: Đầu mũi bị bóng đỏ, xuất hiện các vết bầm tím quanh mũi kèm các cơn đau nhức.
  • 3 – 7 ngày sau nâng mũi: Da mũi bắt đầu co dãn để thích nghi với sụn mũi. Tình trạng sưng đỏ và bầm tím giảm dần, các cơn đau cũng bắt đầu nhẹ hơn so với 2 ngày đầu tiên.
  • 7 – 10 ngày tiếp theo: Đầu mũi gần như không còn tấy đỏ, vết mổ ở mũi bắt đầu lành da, cảm giác đau nhức giảm đáng kể.
  • 30 ngày sau nâng mũi: Mũi vào form ổn định, mềm mại và tự nhiên. Đầu mũi gần như không còn bị đỏ hay sưng.

Từ thông tin bên trên, bạn có thể thấy rằng hiện tượng sưng tấy đầu mũi là phản ứng tự nhiên sau khi can thiệp dao kéo. Tuy nhiên, thời gian diễn ra bóng đỏ chỉ tối đa 10 ngày. Nếu quá thời gian này, bạn cần theo dõi sát sao và tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, tránh trường hợp xảy ra biến chứng đáng tiếc.

Đầu mũi sẽ bớt sưng tấy từ ngày 7 - 10
Đầu mũi sẽ bớt sưng tấy từ ngày 7 – 10

Cách điều trị tình trạng mũi bị đỏ sau khi nâng

Dựa vào tình trạng bóng đỏ của mũi sẽ có những cách xử lý khác nhau. Trong phần này, chúng tôi sẽ chia ra theo từng giai đoạn hồi phục để bạn dễ theo dõi

4 ngày sau nâng mũi: Tình trạng đỏ ít

Nâng mũi bị đỏ đầu mũi sau 4 ngày phẫu thuật là hiện tượng hết sức bình thường. Việc bạn cần làm là giữ bình tĩnh, vệ sinh mũi 2 lần/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian này, bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và phần da xung quanh.

Tuyệt đối bạn không nên dùng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh hoặc thụt rửa mũi. Các loại mỹ phẩm và dầu nóng cũng không được các chuyên gia khuyến khích dùng trong thời gian này.

Cùng với đó, bạn cũng nên hạn chế một số món ăn có thể tăng viêm hoặc sẹo ở vết thương hở như cá và hải sản nói chung, thịt bò, thịt gà, trứng, đồ ăn nấu từ nếp, đồ ăn nhiều ớt hoặc tiêu. Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực cũng nằm trong danh sách hạn chế sau nâng mũi.

Không trang điểm hoặc thoa mỹ phẩm ở mũi
Không trang điểm hoặc thoa mỹ phẩm ở mũi

Từ 4 – 7 ngày sau phẫu thuật: Mũi đỏ nhiều hơn

Theo diễn biến tự nhiên thì từ ngày thứ 4 trở đi là đầu mũi sẽ giảm dần hiện tượng bóng đỏ. Nếu tình trạng tấy đỏ không thuyên giảm mà có chiều hướng chuyển nặng kèm theo đau nhức và chảy dịch thì bạn nên tới ngay cơ sở đã thực hiện thẩm mỹ hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra và xử lý.

Bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm quan trọng để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương của mũi. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên như sau:

  • Với trường hợp nhẹ: Uống thuốc theo đơn được kê trong 7 ngày, nếu sau thời gian này tình trạng bóng đỏ không cải thiện thì bắt buộc phải tháo sụn hoặc tái phẫu thuật.
  • Với trường hợp nặng: Bắt buộc thực hiện tháo sụn hoặc tái phẫu thuật đặt sụn mới ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thực hiện phẫu thuật tháo sụn mũi với trường hợp bị bóng đỏ nặng kèm đau nhức
Thực hiện phẫu thuật tháo sụn mũi với trường hợp bị bóng đỏ nặng kèm đau nhức

Sau 1, 2 hoặc 3 tháng nâng mũi: Tình trạng bóng đỏ vẫn tiếp diễn

Có một số trường hợp nâng mũi hơn 1 tháng đầu mũi vẫn đỏ nhưng tình trạng bóng đỏ không biểu hiện rõ sẽ khiến nhiều người chủ quan. Khi phát hiện ra bất thường và đi khám thì bác sĩ buộc sẽ phải thực hiện phẫu thuật tái tạo mũi. Chuyên gia y tế sẽ dựa vào nguyên nhân gây đỏ đầu mũi để quyết định loại phẫu thuật phù hợp như sau:

Trường hợp 1: Do sụn mũi quá cao

Bác sĩ sẽ lấy sụn mũi cũ ra, vệ sinh sạch toàn bộ mũi rồi đặt một chiếc sụn mới có kích thước và độ cao phù hợp.

Trường hợp 2: Da đầu mũi quá mỏng

Phương án tốt nhất là thay sụn mũi mới có độ cao thấp hơn, mỏng và dẻo dai hơn. Mục đích là để hạn chế áp lực và hiện tượng ăn mòn da đầu mũi.

Trường hợp 3: Do mũi quá ngắn

Trường hợp này tương đối phức tạp đòi hỏi áp dụng kỹ thuật kéo dài đầu mũi bằng sụn vách ngăn và đặt sụn nhân tạo.

Thực hiện phẫu thuật chỉnh mũi bị biến chứng
Thực hiện phẫu thuật chỉnh mũi bị biến chứng

Tìm hiểu thêm các vấn đề khác khi nâng mũi:

Những lưu ý để hạn chế biến chứng bị đỏ đầu mũi sau nâng

Cách tốt nhất để hạn chế hiện tượng nâng mũi bị đỏ đầu mũi là bạn hãy tới đơn vị thẩm mỹ chất lượng, lựa chọn phương pháp phù hợp, vệ sinh mũi đúng cách và loại bỏ các thói quen xấu.

Chọn cơ sở nâng mũi chất lượng

Địa chỉ nâng mũi chất lượng sẽ đảm bảo có đội ngũ bác sĩ giỏi nên đảm bảo hạn chế thấp nhất biến chứng hậu phẫu. Đơn vị này thường sẽ phải trải qua kiểm duyệt gắt gao của Bộ Y Tế nên đáp ứng được các tiêu chuẩn về phòng phẫu thuật, dụng cụ, máy móc và nhân lực.

Mũi đẹp và tự nhiên sau phẫu thuật
Mũi đẹp và tự nhiên sau phẫu thuật

Chọn phương pháp nâng phù hợp

Một số người nghĩ rằng dáng mũi càng cao sẽ càng đẹp nhưng sự thật là dáng mũi phù hợp với khuôn mặt mới là đẹp nhất. Dựa vào cấu tạo của mũi và ngũ quan, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nâng mũi phù hợp với từng người. Việc này còn đảm bảo hạn chế trường hợp nâng mũi bị đỏ đầu mũi cũng như các biến chứng về sau.

Vệ sinh mũi đúng cách và thường xuyên

Việc vệ sinh và chăm sóc mũi sau nâng đúng cách là yếu tố quan trọng giúp giảm bóng đỏ, nhiễm trùng mũi sau phẫu thuật. Đơn giản nhất là bạn dụng bông y tế cùng nước muối sinh lý để vệ sinh bên ngoài mũi. Còn khoang mũi thì dùng tăm bông lau nhẹ nhàng để loại bỏ máu, chất nhầy và bụi bẩn. Mỗi ngày nên thực hiện vệ sinh từ 1 – 2 lần.

Tóm lại nâng mũi bị đỏ đầu mũi không quá nguy hiểm nếu bạn theo dõi thường xuyên và có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu muốn có chiếc mũi đẹp, không xảy ra bất kỳ biến chứng nào, bạn vui lòng liên hệ tới Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn theo số 1800 3333 để được tư vấn chi tiết.

Phòng khám thẩm mỹ

678

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi