Trở lại

Căng bóng - Trắng sáng

Dr. Seoul Căng bóng da

Cấy trắng

Dr. White Collagen

Nâng mũi có ăn mì tôm được không? Bao lâu được ăn?

Cập nhật: 05/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau phẫu thuật nâng mũi, chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định lớn đến khả năng hồi phục nhanh hay chậm của vết thương. Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm đó chính là nâng mũi có ăn mì tôm được không? Liệu món ăn này có ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Nâng mũi ăn mì tôm được không?

Nâng mũi không nên ăn mì tôm trong ít nhất 1 tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Lý do là vì:

Gây mẩn ngứa, nổi mụn

Trong mì tôm chứa rất nhiều phụ gia, chất béo, dầu mỡ,… là các nguyên nhân dẫn đến mụn hình thành.

Đặc biệt, trong giai đoạn sau nâng mũi, cơ thể đã dung nạp thuốc kháng sinh, kết hợp với thành phần trong mì tôm, sẽ khiến vết thương dễ mưng mủ, viêm sưng,…

Các chất phụ gia trong mì làm da dễ nổi mụn, mẩn ngứa
Các chất phụ gia trong mì làm da dễ nổi mụn, mẩn ngứa

Sẽ khiến dịch mũi tiết ra nhiều hơn

Yếu tố làm dịch tiết ra nhiều hơn chính là muối, mà đây cũng chính là thành phần chính có trong mì tôm. Theo nghiên cứu, khi cơ thể tiếp nhận một lượng muối natri vượt mức cần thiết sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số về tim mạch, máu được đẩy nhanh và mạnh,… Các vấn đề này sẽ làm dịch, máu tiết ra nhiều, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mũi.

Trường hợp dịch tiết ra bên ngoài, bạn cần biết cách xử lý, làm sạch nhanh để không làm ảnh hưởng đến phần mũi. Nếu chất dịch đi ngược vào trong sẽ tác động đến phần sụn nâng mũi, gây ra những vấn đề như viêm, sưng, nhiễm trùng.

Sau nâng mũi, ăn mì tôm sẽ khiến dịch mũi chảy ra
Sau nâng mũi, ăn mì tôm sẽ khiến dịch mũi chảy ra

Kéo dài thời gian hồi phục

Để quá trình hồi hợp sau nâng mũi diễn ra nhanh hơn, bạn cần cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng thích hợp, để có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào mới, từ đó vết thương cũng được lành lại một cách nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, mì tôm lại không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào cho giai đoạn phục hồi của vết thương lúc này. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật nâng mũi, hệ miễn dịch kém đi, đây là lúc các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, tăng nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử mũi.

Ăn mì tôm sẽ ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của mũi
Ăn mì tôm sẽ ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của mũi

Tóm lại, ăn mì tôm sau phẫu thuật tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe cũng như quá trình hồi phục vết thương. Chính vì những lý do trên, bạn không nên ăn mì sau khi nâng mũi.

Cần kiêng mì tôm trong bao lâu sau khi nâng mũi?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ thì sau khi nâng mũi chúng ta cần kiêng ăn mì tôm trong 1 tháng đầu, lúc này nếu mũi đã lành hẳn thì bạn có thể ăn mì tôm trở lại như bình thường. Cụ thể:

Tuần đầu tiên

Đây là giai đoạn mà bạn tuyệt đối không nên ăn mì tôm, vì lúc này vết thương đang rất nhạy cảm. Đồng thời, bạn cũng cần phải thực hiện đầy đủ các chế độ ăn uống khoa học theo ý kiến của bác sĩ đó.

Từ 2 – 3 tuần sau đó

Trong giai đoạn này, phần vết thương đã bắt đầu đi vào quá trình hồi phục thật sự. Do đó, bạn có thể dễ dàng cảm nhận vết thương khô dần, những vết sưng tấy cũng đã xẹp bớt. Cho nên, lúc này bạn có thể dùng khoảng từ 1 – 2 gói/ tuần.

Dù vậy, theo lời khuyên của bác sĩ, việc dung nạp mì tôm vào cơ thể là không nên, vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế điều trị.

Bạn có thể bắt đầu ăn mì tôm từ tuần thứ 2 trở đi nhưng cần hạn chế
Bạn có thể bắt đầu ăn mì tôm từ tuần thứ 2 trở đi nhưng cần hạn chế

Sau phẫu thuật 1 tháng

Theo lý thuyết, dáng mũi của bạn có thể đã được hồi phục hoàn toàn sau 1 tháng. Lúc này, bạn sẽ không cần lo lắng về việc ăn mì nữa. Tuy nhiên, để có thể an tâm nhất, bạn cũng nên hỏi lại ý kiến bác sĩ về ăn mì trở lại.

Nếu vẫn muốn ăn mì tôm sau nâng mũi thì làm cách nào?

Như đã đề cập, bạn có thể bắt đầu ăn 1 – 2 gói mì tôm từ tuần thứ 2 trở đi. Lúc này, bạn có thể tham khảo cách chế biến sau:

  • Chế nước sôi vào mì, trụng qua để loại bỏ nước đầu tiên cho mì tôm.
  • Thay thế các loại gia vị có sẵn trong mì tôm bằng những gia vị thông thường mà bạn hay dùng. Nấu mì cùng với những thực phẩm dinh dưỡng như tôm, thịt,… (Lưu ý là lựa chọn những thực phẩm ăn kèm không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương)
  • Uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để có thể giảm thiểu những gây hại đối với sức khỏe có trong mì.
Loại bỏ các phụ gia và thêm nhiều rau nếu bạn vẫn muốn ăn mì
Loại bỏ các phụ gia và thêm nhiều rau nếu bạn vẫn muốn ăn mì

Như vậy, để có được món mì tôm ngon, nhưng vẫn không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mũi bạn có thể thêm nhiều loại rau vào tô mì của mình, đồng thời có thể giảm lượng mì lại.

Có thể bạn cũng thắc mắc:

Ngoài mì tôm, cần kiêng những thực phẩm nào?

Dựa theo hướng dẫn từ các bác sĩ chỉnh hình mũi, sau đây là các món ăn mà bạn cũng cần tránh sau khi nâng mũi:

  • Thức ăn dạng cứng hay các loại thực phẩm khó tiêu hoá. Với người vừa mới phẫu thuật thường gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải do vết thương. Chính vì vậy, để cơ thể dung nạp thức ăn khó nhai, khó tiêu hoá sẽ không kịp thời cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Thức ăn gây ra sẹo lồi, thâm như rau muống, thịt gà, thịt bò. Nếu ăn những loại thức ăn này sẽ khiến vùng phẫu thuật có sự chênh lệch màu so với những vùng da xung quanh.
  • Thực phẩm làm vết thương lâu lành và gây dị ứng như hải sản, cá biển, nhộng, các loại hạt và nếp. Bởi những món ăn này vì sẽ khiến vết thương bị ngứa, sưng và mưng mủ.
  • Những loại thực phẩm lên men bởi món ăn có vị chua, nóng sẽ thường gây nhiệt miệng, lên mụn, từ đó khiến cho vết thương lành lại chậm hơn.
  • Thực phẩm có cholesterol cao như bơ, sữa, dầu mỡ là nguyên nhân khiến hệ tiêu hoá yếu đi, dẫn đến cơ thể khó hấp thụ những chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc hồi phục sau nâng mũi.
  • Những loại đồ uống có gas, cồn như nước ngọt, rượu bia,… dễ tạo ra thâm, sẹo.
Thực phẩm có cholesterol cao sẽ làm cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng
Thực phẩm có cholesterol cao sẽ làm cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng

Những loại thực phẩm cần bổ sung cho cơ thể sau khi nâng mũi

Ngoài những thức ăn mà cần kiêng khem thì bạn cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm tốt cho cơ thể, giúp quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh chóng hơn như:

  • Các loại quả mọng: dâu tây, nho, mâm xôi, lựu,… tốt cho quá trình hình thành da non cho vết thương.
  • Rau củ quả: Cà rốt, bông cải xanh, rau mầm, súp lơ, ớt chuông, khoai lang,… là những thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàm lượng carbohydrate lành mạnh, các vitamin và khoáng chất.
  • Chất béo từ các loại hạt, dầu cá: Chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin cao giúp tăng sự miễn dịch cho cơ thể, giảm nhiễm trùng hiệu quả hơn.
  • Vitamin E: Những thực phẩm chứa Vitamin E cao như dầu dừa, ô liu, hạt hướng dương, quả hạch,… cực tốt cho quá trình lành lại của vết thương đồng thời ngăn sẹo hiệu quả.
  • Thịt và protein: Các axit amin có trong loại thực phẩm này sẽ đẩy nhanh việc tái tạo các sợi mô liên kết, từ đó giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Nước: Nạp đủ lượng nước cho cơ thể giúp vết thương nhanh chóng lành lại nhờ tạo ra các chất bôi trơn để các khớp hoạt động hiệu quả hơn.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Thực đơn cho người mới nâng mũi

Bổ sung nhiều rau xanh để quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng hơn
Bổ sung nhiều rau xanh để quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng hơn

Vậy, qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “nâng mũi có được ăn mì tôm không“. Nhìn chung, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống sau khi nâng mũi. Nếu còn những thắc mắc liên quan đến cách chăm sóc sau khi nâng mũi thì đừng ngần ngại liên hệ ngay qua hotline 1800 3333 để được tư vấn bởi bác sĩ thẩm mỹ của Seoul Spa nhé!

356

Bài viết hữu ích ?

Đăng ký tư vấn

Đánh giá

5 / 5. - 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá



Bình luận website

0 bình luận
    đăng ký ngay
    1800 3333

    Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận

    ĐĂNG KÝ NGAY
    NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

    Nhận ưu đãi